Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

10 quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới

Tính đến tháng 9/2017, tổng lượng tài sản mà các quỹ đầu tư quốc gia trên toàn cầu nắm giữ đã đạt mức 7,4 nghìn tỷ USD, từ mức khoảng 3,4 nghìn tỷ USD cách đây một thập kỷ - theo dữ liệu từ Viện nghiên cứu Quỹ đầu tư quốc gia (SWFI).

Trong đó, 4,2 nghìn tỷ USD thuộc về quỹ đầu tư quốc gia của những nước giàu tài nguyên dầu lửa như Na-Uy, Kuwait và Saudi Arabia. Trong số quỹ của những nước không dựa vào tài nguyên thiên nhiên, quỹ đầu tư quốc gia của Trung Quốc là một trường hợp điển hình, với quy mô tài sản gần 814 tỷ USD tích tụ từ năm 2007.

Dưới đây là 10 quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất, theo dữ liệu từ SWFI:

10. Quỹ An sinh xã hội Quốc gia Trung Quốc

Trong khi hầu hết các quốc gia trên thế giới chỉ có một quỹ đầu tư quốc gia, Trung Quốc có tới 4 quỹ. Một trong số này là Quỹ An sinh xã hội Quốc gia Trung Quốc, được thành lập như một giải pháp đối với vấn đề dân số lão hóa của nước này, với khối tài sản 295 tỷ USD tính đến tháng 9/2017.

Dân số lão hóa đang là một thách thức nan giải của Trung Quốc, một phần xuất phát từ chính sách một con mà nước này áp dụng từ thập niên 1970.

10 quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới - Hình 1

9. Quỹ Đầu tư Qatar

Quỹ này được thành lập vào năm 2005 nhằm sử dụng nguồn vốn từ thặng dư ngân sách quốc gia để đầu tư. Qatar là quốc gia sở hữu trữ lượng khí đốt lớn thứ ba thế giới, sau Iran và Nga, nên ngân sách luôn thặng dư và có thu nhập bình quân đầu người vào hàng cao nhất thế giới.

Theo Ngân hàng Trung ương Qatar, với tốc độ khai thác như hiện nay, trữ lượng khí đốt của nước này phải 134 năm nữa mới cạn. Quỹ Đầu tư Qatar hiện nắm giữ khối tài sản trị giá 320 tỷ USD.

10 quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới - Hình 2

8. Công ty Đầu tư Chính phủ Singapore (GIC)

GIC thành lập vào năm 1981, hiện quản lý số tài sản trị giá 359 tỷ USD trải rộng trong nhiều lĩnh vực, từ chứng khoán tới địa ốc và tài nguyên thiên nhiên. 

Tỷ lệ tiết kiệm cao của Singapore trong thập niên 1970 đã được GIC tận dụng tối đa để tăng quy mô tài sản. Hiện quỹ này đang có tài sản đầu tư tại hơn 40 quốc gia trên thế giới.

10 quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới - Hình 3

7. Công ty Đầu tư SAFE

Ra đời năm 1997, Công ty Đầu tư SAFE là nhánh tại Hồng Kông của Cơ quan Quản lý ngoại hối Trung Quốc (SAFE). Với mục đích chính là quản lý dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc, quỹ này hiện nắm khoảng 441 tỷ USD tài sản.

Công ty Đầu tư SAFE thường rót vốn vào các công ty niêm yết của nước ngoài. Trong những năm gần đây, quỹ này đã nắm cổ phần của một số ngân hàng ở Australia và New Zealand, cùng một số công ty châu Âu như hãng chip ARM Holdings, hãng viễn thông Telecom Italy, và hãng xe Fiat Chrysler.

10 quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới - Hình 4

6. Hong Kong Exchange Fund

Quỹ này thuộc sự quản lý của Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông và đang quản lý số tài sản gần 457 tỷ USD. Quỹ thành lập vào năm 1935 và là một công cụ để hỗ trợ đồng Đôla Hồng Kông. Tài sản chủ yếu trong quỹ này là trái phiếu và cổ phiếu của các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).

10 quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới - Hình 5

5. SAMA Foreign Holdings

Đây là một trong hai quỹ đầu tư quốc gia của Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới, nắm số tài sản 514 tỷ USD, chủ yếu là tiền mặt, trái phiếu và cổ phiếu. 

Từ mức kỷ lục 737 tỷ USD vào tháng 8/2014, tài sản của SAMA Foreign Holdings đã giảm dần do Chính phủ Saudi Arabia phải bán tài sản để chi tiêu trong bối cảnh giá dầu giảm sâu.

10 quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới - Hình 6

4. Cơ quan Đầu tư Kuawait (KIA)

KIA ra đời vào năm 1953 nhằm đầu tư nguồn tiền nhàn rỗi từ xuất khẩu dầu lửa của Kuwait. Mức tài sản 524 tỷ USD hiện nay của quỹ này đã giảm đáng kể cùng với sự trượt dốc của giá dầu tư năm 2014.

10 quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới - Hình 7

3. Công ty Đầu tư Trung Quốc (CIC)

CIC là quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất của Trung Quốc, với quy mô tài sản gần 814 tỷ USD, chịu trách nhiệm về đầu tư kho dự trữ ngoại hối khổng lồ của nước này. Danh mục đầu tư của quỹ này rất đa dạng và trải rộng ở nhiều quốc gia, trong đó có nhiều bất động sản lớn ở London và New York.

10 quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới - Hình 8

2. Cơ quan Đầu tư Abu Dhabi (ADIA)

ADIA thành lập năm 1976 và có nguồn quỹ chính từ doanh thu xuất khẩu dầu lửa. Quỹ này hiện là quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất ở Trung Đông, với khối tài sản 828 tỷ USD. 

Giống như quỹ đầu tư quốc gia của nước láng giềng Saudi Arabia, ADIA cũng nắm cổ phần sân bay London Gatwick của Anh, cùng nhiều khoản đầu tư ở các quốc gia khác, bao gồm cổ phần trong công ty khí đốt Gassled của Na Uy.

10 quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới - Hình 9

1. Quỹ Lương hưu Toàn cầu Chính phủ Na Uy

Na-Uy, quốc gia giàu tài nguyên giàu lửa vùng Scandinavia, là nước sở hữu quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới. Mới đây, Quỹ Lương hưu Toàn cầu Chính phủ Na Uy đã cán mốc tài sản 1 nghìn tỷ USD lần đầu tiên trong lịch sử.

Ngân hàng Trung ương Na Uy, cơ quan quản lý quỹ này, thậm chí còn nói rằng họ ngạc nhiên khi tài sản của quỹ tăng đến mức như vậy. Quỹ đầu tư vào nhiều tài sản khác nhau, gồm cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản, trong khoảng 9.000 công ty tại 77 quốc gia.

Diệp Vũ -  vneconomy

Bài liên quan

Tin mới

Lên phương án lắp đặt bổ sung camera phạt nguội Vành đai 3
Lên phương án lắp đặt bổ sung camera phạt nguội Vành đai 3

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội cho biết, Công an Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị rà soát, lên phương án lắp đặt bổ sung camera để xử phạt nguội các hành vi vi phạm trên tuyến đường Vành đai 3.

Phú Yên: Bán hàng không rõ nguồn gốc, một hộ kinh doanh bị phạt 8,5 triệu đồng
Phú Yên: Bán hàng không rõ nguồn gốc, một hộ kinh doanh bị phạt 8,5 triệu đồng

Theo tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên, đơn vị vừa phát hiện một vụ kinh doanh hàng hóa bất hợp pháp. Hộ kinh doanh nói trên đã bị xử phạt 8.500.000 đồng và bị tịch thu toàn bộ số hàng hóa.

NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác
NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác

Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029 vừa được ký kết giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Học viện Tài chính - sẽ là đòn bẩy giúp tăng cường thế mạnh của mỗi đơn vị trên hành trình hướng tới thành công...

Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử
Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?
5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?

Những người bán sản phẩm quảng cáo rất thú vị và hấp dẫn về công dụng của những món đồ làm bếp này. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, người tiêu dùng đã lãng quên chúng?

Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15
Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15

Tại Kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết định liên quan tới 4 nhóm vấn đề quan trọng, trong đó có giá dịch vụ khám, chữa bệnh.