Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

39 doanh nghiệp Nhà nước được phê duyệt cổ phần hóa

Trong 11 tháng đầu năm 2017 đã có 39 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị thực tế là 81.084 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là 20.941 tỷ đồng.

39 doanh nghiệp Nhà nước được phê duyệt cổ phần hóa - Hình 1

Tiến độ cổ phần hóa hiện nay còn chậm

Báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính cho biết, trong 11 tháng đầu năm 2017 đã có 39 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị thực tế là 81.084 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là 20.941 tỷ đồng với tổng vốn điều lệ là 25.959 tỷ đồng.

Trong đó, có 9 doanh nghiệp thực hiện bán cổ phần lần đầu, gồm: Tổng công ty ĐTPT đô thị và khu công nghiệp (IDICO); Tổng công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Thanh Lễ; Công ty TNHH MTV NGK Sanest Khánh Hòa; Công ty TNHH MTV Việt Trung (Quảng Bình); Công ty TNHH MTV Lệ Ninh Quảng Bình; Công ty TNHH MTV DL-TM Kiên Giang; Công ty TNHH MTV Trường Thành (Bộ Quốc phòng); Công ty TNHH MTV 145 (Bộ Quốc phòng); Công ty TNHH MTV 532 (TCT Trường Sơn). Kết quả bán đấu giá cổ phần lần đầu của 9 doanh nghiệp này thu được 1.821 tỷ đồng, bằng 2,15 so với mệnh giá cổ phần bán ra.

Bộ Tài chính đánh giá, việc triển khai cổ phần hóa trong thời gian qua còn chậm, chưa đạt được kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại công văn số 991/TTg-ĐMDN (hoàn thành việc bán cổ phần lần đầu) làm ảnh hưởng đến quá trình cơ cấu lại DNNN nói chung và chưa đáp ứng được yêu cầu của Quốc hội giao Chính phủ về sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn chuyển về NSNN.

Về thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, trong 11 tháng đầu năm 2017 có 9 đơn vị thực hiện thoái vốn theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tổng giá trị vốn Nhà nước của 09 doanh nghiệp thoái là 82.080 triệu đồng, thu về 104.811 triệu đồng.

Về thoái vốn của các Tập đoàn, Tổng công ty tại các doanh nghiệp, trong tháng 11, các đơn vị đã thoái được 455 tỷ đồng, thu về 9.072 tỷ đồng (trong đó thoái 257 tỷ đồng vốn tại Vinamilk trong tháng 11/2017, thu về 8.733 tỷ đồng). Lũy kế 11 tháng đầu năm 2017, các đơn vị đã thoái được 3.874 tỷ đồng, thu về 24.586 tỷ đồng (bao gồm cả các khoản thoái vốn trong năm 2016 các đơn vị mới báo cáo trong 11 tháng đầu năm 2017).

Về công tác quản lý thị trường tài chính và dịch vụ tài chính, theo báo cáo của Bộ Tài chính, lĩnh vực thị trường chứng khoán trong tháng 11 thị trường chứng khoán đã tăng trưởng mạnh mẽ.

Cụ thể, tính đến ngày 24/11/2017, chỉ số VN-Index đạt 935,57 điểm, tăng 40,7% so với cuối năm 2016 – mức cao nhất gần 10 năm trở lại đây. Chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 110,83 điểm, tăng 38,3% so với cuối năm 2016. Mức vốn hóa thị trường đạt 3.272 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6% so với cuối tháng trước, tăng 68% so với cuối năm 2016, tương đương 72,7% GDP , mức cao nhất từ khi thị trường mở cửa.

Thị trường chứng khoán phái sinh, trong tháng 11, tổng khối lượng hợp đồng giao dịch đạt 280.451 hợp đồng, tương ứng giá trị giao dịch theo quy mô danh nghĩa hợp đồng đạt 24.712,45 tỷ đồng, tăng lần lượt 17,7% và 27,6% so với tháng trước, tăng lần lượt 380% và 466% so với tháng đầu tiên khi thị trường chính thức giao dịch. Tính bình quân, khối lượng giao dịch đạt 15.581 hợp đồng/phiên, giá trị giao dịch bình quân theo quy mô danh nghĩa đạt 1.373 tỷ đồng/phiên, tăng lần lượt 44% và 56% so với tháng trước, tăng 327% và 404% so với tháng đầu thị trường khi thị trường chính thức giao dịch.

Bộ Tài chính cho biết, trong tháng 12/2017, Bộ sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp tăng cung hàng hóa cho thị trường và cải thiện chất lượng nguồn cung: Cổ phần hóa, thoái vốn của các DNNN gắn với việc niêm yết và đăng ký giao dịch; Đa dạng hóa các sản phẩm chứng khoán, các sản phẩm liên kết đầu tư, sản phẩm cơ cấu; phát triển các sản phẩm phái sinh theo lộ trình từ đơn giản đến phức tạp, bảo đảm khả năng quản lý giám sát rủi ro trên thị trường. Mở rộng đối tượng thành viên tham gia thị trường, tiến tới xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh thống nhất, hiệu quả.

 Gia Huy

Bài liên quan

Tin mới

Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?
Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?

Thị trường bất dộng sản Đà Nẵng được dự báo vẫn “đóng băng” cả nguồn cung và thanh khoản đều chưa thể phục hồi trong ngắn hạn. Các chủ đầu tư thận trọng hơn trong việc triển khai bán hàng giữa bối cảnh thị trường trầm lắng như hiện nay.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm

Theo Tiến sỹ Vũ Lê Thái Hoàng thì tình hình hiện nay đặt ra nhiều câu hỏi cho ASEAN: Làm thế nào để duy trì vai trò trung tâm, thích ứng với sự thay đổi của khu vực và thế giới? Làm gì để cân bằng và hài hòa các mối quan tâm và lợi ích của các thành viên; cân bằng giữa đổi mới và bảo tồn các giá trị cốt lõi của ASEAN?

TP. Hồ Chí Minh có 664 vị trí bảng quảng cáo ngoài trời sai quy định
TP. Hồ Chí Minh có 664 vị trí bảng quảng cáo ngoài trời sai quy định

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có chỉ đạo về việc quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố.

IUU chỉ là bước khởi đầu cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững
IUU chỉ là bước khởi đầu cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững

Gỡ 'thẻ vàng' IUU là bước đầu phát triển ngành thủy sản bền vững. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định như vậy khi trao đổi về việc cần phải gỡ "thẻ vàng" IUU.

Quảng Bình thực hiện hiệu quả về chuyển đối số và thực hiện Đề án 06
Quảng Bình thực hiện hiệu quả về chuyển đối số và thực hiện Đề án 06

Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Quảng Bình và Tổ Công tác triển khai Đề án 06 tỉnh vừa tổ chức phiên họp quý I/2024 để đánh giá kết quả triển khai hoạt động CĐS và Đề án 06 trong 3 tháng đầu năm.

Thủ tướng nhấn mạnh: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện
Thủ tướng nhấn mạnh: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp cho thấy nguồn điện cơ bản không thiếu, nhiên liệu được đáp ứng; song cần điều hành phù hợp, thông minh, thông suốt, hiệu quả với giải pháp tổng thể, đa dạng hóa nguồn điện, khẩn trương hoàn thành các đường dây tải điện, khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc pháp lý liên quan, Thủ tướng nhấn mạnh.