Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

5 dự án đường sắt đô thị đội vốn “khủng”

Theo tính toán, 5 dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đội vốn tới 132.576 tỷ đồng...

Trong văn bản về ODA và vốn vay ưu đãi gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra rằng, tình trạng điều chỉnh tổng mức đầu tư xảy ra đối với nhiều chương trình, dự án, điển hình là các dự án đường sắt đô thị.

Quy trình, thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư thường mất nhiều thời gian, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ thực hiện dự án do phải tiến hành thẩm định, lấy ý kiến cơ quan liên quan và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cụ thể, dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo tăng tổng mức đầu tư từ 19.555 tỷ đồng lên 51.750 tỷ đồng, sau khi thẩm định đang đề nghị điều chỉnh xuống 33.568 tỷ đồng. 

Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh tuyến 1, đoạn Bến Thành - Suối Tiên tăng từ 17.387 tỷ đồng lên 47.325 tỷ đồng. 

Dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 Thành phố Hồ Chí Minh tuyến Bến Thành - Tham Lương vay nguồn Đức, ADB, EIB dự kiến tăng từ mức 26.116 tỷ đồng lên 47.603 tỷ đồng. 

Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông tăng từ 8.769 tỷ đồng lên 47.325 tỷ đồng. 

Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm Thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vay Pháp, ADB, EIB tăng tổng mức đầu tư từ 783 triệu EUR lên 1.176 triệu EUR, nghĩa là đội vốn 393 triệu EUR, tương đương khoảng 10.400 tỷ đồng.

Ngoài ra, tuyến đường sắt đô thị số 1, 2 của Thành phố Hồ Chí Minh và Tuyến số 2 (Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) của Thành phố Hà Nội hiện cũng đang trong quá trình điều chỉnh dự án.

Như vậy, theo tính toán, 5 dự án đường sắt đô thị trên đội vốn tới 132.576 tỷ đồng. 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa 4 nguyên nhân chính dẫn tới việc tăng tổng mức đầu tư của các dự án trên. Thứ nhất là kéo dài thời gian bàn giao mặt bằng dẫn tới phát sinh thêm chi phí.

Đây là nguyên nhân chủ quan và phổ biến nhiều trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Việc giải phóng, bàn giao mặt bằng thi công chậm dẫn tới trượt giá nguyên vật liệu cũng như giá nhân công, phải điều chỉnh tổng mức đầu tư như dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông.

Nguyên nhân thứ hai là do biến động giá của nguyên, nhiên vật liệu và tăng lương tối thiểu. Thông thường, thời gian thực hiện công tác thiết kế dự án và phê duyệt thiết kế, đấu thầu thi công mất trung bình 2 năm kể từ khi ký Hiệp định vay. Trong thời gian này, sự biến động giá của nguyên, nhiên vật liệu và điều chỉnh tăng lương tối thiểu theo quy định đã dẫn tới việc tăng tổng mức đầu tư.

Nguyên nhân thứ ba là tăng khối lượng xây dựng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá hiện nay, Việt Nam chưa có các quy chuẩn, định mức, đơn giá áp dụng cho đường sắt đô thị nên việc xác định tổng mức đầu tư của dự án chủ yếu dựa trên suất đầu tư của các công trình tương tự đã và đang xây dựng tại châu Á nên không đạt được độ chính xác tin cậy dẫn tới phải điều chỉnh tổng mức đầu tư.

Các dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh tuyến 1, đoạn Bến Thành - Suối Tiên, dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến 2, đoạn Bến Thành - Tham Lương đều chịu ảnh hưởng lớn từ nguyên nhân này.

Thứ tư là năng lực của tư vấn kém. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng nhiều tư vấn đưa ra các giải pháp thiết kế, tính toán chưa chính xác chi phí đầu tư các hạng mục, dẫn tới tổng mức đầu tư tăng.

Đơn cử, tại dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, trong quá trình thẩm tra tổng mức đầu tư đã phát hiện nhiều sai sót trong quá trình tính toán chi phí đầu tư như: áp dụng tỷ giá quy đổi, chi phí dự phòng không theo quy định, tính sai khối lượng một số hạng mục kết cấu chính, đặc biệt là chi phí đầu tư hệ thống cơ điện rất cao và không được tư vấn lập dự án phân tích đơn giá chi tiết dẫn tới giá của hệ thống cơ điện cao hơn đơn giá của một số dự án tương tự trong khu vực tới 2 đến 7 lần.

Tại dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến 2, đoạn Bến Thành - Tham Lương, tư vấn đã bỏ sót khối lượng và hạng mục chi phí trong Báo cáo khả thi dự án.

Yên Châu

Tin mới

Giá lúa gạo hôm nay 18/4: Biến động trái chiều
Giá lúa gạo hôm nay 18/4: Biến động trái chiều

Hôm nay 18/4, giá lúa gạo thị trường trong nước tăng giảm trái chiều giữa các giống lúa, nhiều loại gạo chợ lẻ đồng loạt tăng 1.000 đồng. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam duy trì ổn định.

Hàng loạt cổ đông lớn và lãnh đạo Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen đã thực hiện bán ra giảm sở hữu
Hàng loạt cổ đông lớn và lãnh đạo Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen đã thực hiện bán ra giảm sở hữu

Lãnh đạo Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG) bán ra gần hết cổ phiếu sau nhịp tăng 45,2% từ đáy.

Bình Định và các tỉnh Nam Lào triển lãm trực tuyến các sản phẩm đặc trưng
Bình Định và các tỉnh Nam Lào triển lãm trực tuyến các sản phẩm đặc trưng

Ngày 18/4, tỉnh Bình Định và các tỉnh phía Nam, nước Cộng hòa DCND Lào đã khởi động Ngày hội Triển lãm trực tuyến các sản phẩm đặc trưng. 360 sản phẩm đặc trưng của gần 200 doanh nghiệp Bình Định và các tỉnh Nam Lào đã được giới thiệu, quảng bá đến người tiêu dùng…  

Bảo hiểm Agribank với chương trình thiện nguyện “Cùng em đến trường”
Bảo hiểm Agribank với chương trình thiện nguyện “Cùng em đến trường”

Đoàn thiện nguyện của Bảo hiểm Agribank đã đến giao lưu và tặng quà các em học sinh tại Trường phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Khấu Ly, xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.

Vĩnh Long triển khai Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2024
Vĩnh Long triển khai Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2024

Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Vĩnh Long, Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh Vĩnh Long vừa tổ chức Hội nghị triển khai Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2024.

PC Hòa Bình sẵn sàng đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng
PC Hòa Bình sẵn sàng đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng

Ngay từ đầu năm 2024, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã áp dụng một loạt giải pháp linh hoạt và chủ động để ngăn chặn tình trạng quá tải trên các đường dây và trạm biến áp, cùng với việc chủ động, linh hoạt triển khai các giải pháp.