Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

5 tháng đầu năm: PVN nộp ngân sách Nhà nước 40,8 ngàn tỷ đồng

Tính đến hết tháng 5/2018, toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nộp ngân sách Nhà nước đạt 40,8 ngàn tỷ đồng, vượt 32% kế hoạch 5 tháng và bằng 55% kế hoạch năm 2018.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu sản xuất kinh 5 tháng 2018 trong bối cảnh thị trường dầu khí có nhiều biến động, khó khăn tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh toàn Tập đoàn. Tuy nhiên, với ý thức đầy đủ về trách nhiệm là tập đoàn kinh tế quan trọng của đất nước, xác định kết quả hoạt động của Tập đoàn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng GDP, an ninh năng lượng, an ninh quốc gia và nguồn thu ngân sách Nhà nước, Tập đoàn đã có nhiều giải pháp nhằm động viên, trấn an, khích lệ tinh thần cán bộ, công nhân viên, người lao động trong toàn Tập đoàn. Hằng tháng, hằng quý, Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ đều ban hành Kết luận, Nghị quyết về công tác lãnh đạo, tư tưởng của Tập đoàn, thường xuyên giao ban, nắm tình hình tư tưởng trong cán bộ, đảng viên, người lao động. Lãnh đạo Tập đoàn trực tiếp đến các đơn vị nắm bắt tình hình, động viên khích lệ, đồng thời tăng cường tuyên truyền kết quả sản xuất kinh doanh đến người lao động...

5 tháng đầu năm: PVN nộp ngân sách Nhà nước 40,8 ngàn tỷ đồng - Hình 1

Công nhân làm việc trên giàn khoan mỏ Bạch Hổ

Với những giải pháp hết sức cụ thể như trên, bằng bản lĩnh, trí tuệ đã được tôi rèn, bằng tinh thần trách nhiệm cao nhất, sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Hội đồng Thành viên, Ban Tổng giám đốc, sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể cán bộ, công nhân viên, người lao động toàn Tập đoàn, 5 tháng đầu năm 2018, PVN đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu được Đảng, Chính phủ và Bộ Công Thương giao. Cụ thể:

Công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí tiếp tục được triển khai theo kế hoạch đề ra, trong tháng 5 đã đưa mỏ Bunga Pakma – PM3CAA vào khai thác (bắt đầu khai thác từ ngày 12/5/2018, sớm hơn so với kế hoạch 1 tháng 19 ngày).

Tổng sản lượng khai thác quy dầu tháng 5 đạt 2,10 triệu tấn, vượt 2,0% kế hoạch tháng, tính chung 5 tháng đầu năm đạt 10,44 triệu tấn, vượt 2,7% kế hoạch 5 tháng và bằng 45,7% kế hoạch năm. Trong đó: Sản lượng khai thác dầu tháng 5 đạt 1,21 triệu tấn, vượt 4,5% kế hoạch tháng, tính chung 5 tháng đầu năm đạt 6,01 triệu tấn, vượt 2,2% kế hoạch 5 tháng; sản lượng khai thác khí tháng 5 đạt 0,88 tỷ m3, tính chung 5 tháng đầu năm đạt 4,43 tỷ m3, vượt 3,4% kế hoạch 5 tháng.

5 tháng đầu năm: PVN nộp ngân sách Nhà nước 40,8 ngàn tỷ đồng - Hình 2

Người lao động vận hanh Nhà máy Khí Cà Mau

Sản xuất điện tháng 5 đạt 2,08 tỷ kWh, vượt 0,7% kế hoạch tháng, tính chung 5 tháng đầu năm đạt 9,80 tỷ kWh, vượt 6,1% kế hoạch 5 tháng. Sản xuất đạm tháng 5 đạt 145,5 ngàn tấn, vượt 7,6% kế hoạch tháng, tính chung 5 tháng đầu năm đạt 695 ngàn tấn, vượt 5,2% kế hoạch 5 tháng. Sản xuất xăng dầu toàn Tập đoàn tháng 5 đạt 650 ngàn tấn, tính chung 5 tháng đầu năm đạt 2,96 triệu tấn, vượt 2,6% kế hoạch 5 tháng.

Về tài chính, tổng doanh thu toàn PVN 5 tháng đạt 234,5 ngàn tỷ đồng, vượt 21% kế hoạch 5 tháng và bằng 40% kế hoạch năm. Nộp ngân sách Nhà nước toàn PVN 5 tháng đạt 40,8 ngàn tỷ đồng, vượt 32,0% so với kế hoạch 5 tháng và bằng 55% kế hoạch năm. Tổng lợi nhuận sau thuế hợp nhất 5 tháng đạt 9,8 ngàn tỷ đồng, vượt 15,0% so với kế hoạch 5 tháng và bằng 51% kế hoạch năm.

Bên cạnh việc hoàn thành tốt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, công tác tái cơ cấu cũng được PVN triển khai quyết liệt, theo đúng lộ chỉ đạo của Chính phủ. Hoạt động khoa học công nghệ và công tác đào tạo được triển khai tích cực trên tinh thần sát với yêu cầu thực tế của sản xuất kinh doanh, theo hướng các nghiên cứu bám sát yêu cầu và phục vụ cao nhất cho sản xuất; tạo điều kiện để người lao động nâng cao trình độ năng lực, tham gia tích cực phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và nghiên cứu khoa học.

5 tháng đầu năm: PVN nộp ngân sách Nhà nước 40,8 ngàn tỷ đồng - Hình 3

Xuất sản phẩm Nhà máy Đạm Cà Mau

Công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và ứng phó tình huống khẩn cấp tiếp tục được đảm bảo. Các nhà máy, công trình dầu khí trọng điểm được vận hành ổn định, liên tục, an toàn, không có tai nạn sự cố, cháy nổ nghiêm trọng… Điều kiện lao động, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân và sức khỏe của người lao động được đảm bảo. Công tác kiểm tra an toàn được thực hiện thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức kiểm tra.

Công tác quản lý chất thải và giám sát môi trường tiếp tục được quan tâm, chú trọng. Năng lực ứng phó trong tình huống khẩn cấp được nâng cao, kịp thời ứng phó với 16 cơn bão trong năm 2017... Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát mọi mặt hoạt động từ Tập đoàn đến các đơn vị thành viên được triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời. Công tác an sinh xã hội tiếp tục được triển khai thực hiện theo cam kết.

Sự kiện sản xuất kinh doanh nổi bật của PVN trong tháng 5/2018: Khánh thành Nhà máy Xử lý Khí Cà Mau (GPP Cà Mau) Dự án GPP Cà Mau có công suất xử lý 6,2 triệu m3 khí/ngày từ nguồn khí PM3-CAA, cung cấp ra thị trường khoảng 600 tấn LPG/ngày, tương đương 200.000 tấn LPG/năm, cung cấp 35 tấn Condensate/ngày, tương đương 12.000 tấn Condensate/năm, bổ sung được khoảng 10% nhu cầu thị trường trong nước. Nhà máy Đạm Cà Mau đạt mốc sản lượng 5 triệu tấn urê Với công suất khoảng 800.000 tấn/năm, Nhà máy Đạm Cà Mau hiện đang đáp ứng hơn 40% nhu cầu về phân urê trong nước, góp phần quan trọng trong việc ổn định nguồn cung phân bón cho ngành nông nghiệp nước nhà. Thực hiện chủ trương tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước, trong tháng 5/2018, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tiến hành tái cơ cấu Bộ máy điều hành Công ty Mẹ - Tập đoàn. Theo đó, Ban Lãnh đạo điều hành (Ban Tổng Giám đốc) của Tập đoàn có số lượng đúng theo quy định (không quá 06 người); giảm đầu mối các Ban tham mưu chuyên môn từ 23 Ban/Văn phòng xuống còn 14 Ban/Văn phòng; đồng thời Tập đoàn đã tiến hành củng cố, kiện toàn người đứng đầu của một số đơn vị thành viên chủ lực từ khâu đầu (tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí) và khâu sau (chế biến dầu khí) để đảm bảo hiệu quả và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.