Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Agribank Hòa Bình quản lý khoản vay lỏng lẻo: Số nợ của Công ty mía đường lên tới 159 tỷ đồng

Trái với số liệu mà Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình cung cấp, ông Nguyễn Mạnh Trường, Phó Giám đốc Công ty CP mía đường Hòa Bình cho biết DN này đang nợ Agribank Hòa Bình tới 159 tỷ đồng…

Như Thương hiệu và Công luận đã thông tin, dù chưa thể thu hồi số tiền Công ty CP mía đường Hòa Bình đã vay từ trước, tuy nhiên Ngân hàng NN & PTNT (Agribank) tỉnh Hòa Bình vẫn tiếp tục giải ngân thêm gói vay 30 tỷ đồng, dẫn tới việc doanh nghiệp sử dụng vốn vay không hiệu quả, còn ngân hàng thì “ôm” khoản nợ xấu gần 100 tỷ đồng.

Đáng nói, Công ty CP mía đường Hòa Bình đã không còn khả năng thanh toán khoản vay. Bởi, ngoài số tiền nợ Agribank tỉnh Hòa Bình, thì DN này còn nợ tiền nguyên vật liệu hơn 11 tỷ đồng, 3 tháng liền nhiều công nhân chưa được nhận lương. Kho hàng chứa khoảng 3.000 tấn đường (trị giá khoảng 36 tỷ đồng), hiện nay chỉ còn 850 tấn đường. Với lượng đường còn lại dù doanh nghiệp này có bán hết thì vẫn không đủ trả tiền nợ nguyên vật liệu.

Khi sự việc vỡ lở, phía Agribank Hòa Bình phải cầu cứu tới Công an huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) để niêm phong kho hàng thành phẩm của Công ty CP mía đường Hòa Bình. Đồng thời, “ngóng” DN này tìm được đối tác góp vốn hoặc mua lại nhà máy… mới có thể thu hồi khoản vay.

Agribank Hòa Bình quản lý khoản vay lỏng lẻo: Số nợ của Công ty mía đường lên tới 159 tỷ đồng - Hình 1

Công ty CP mía đường Hòa Bình

Để làm rõ vấn đề này, phóng viên Báo Thương hiệu và Công luận đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Mạnh Trường, Phó Giám đốc Công ty CP mía đường Hòa Bình. Tại buổi làm việc, vị Phó Giám đốc này thừa nhận, Công ty Cổ phần mía đường Hòa Bình đang có khoản nợ xấu với Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình. Nhưng tổng số tiền là 159 tỷ đồng, chứ không phải gần 100 tỷ đồng.

“Trước đây, doanh nghiệp và ngân hàng đã có gián đoạn do khoản vay không trả được. Chính vì doanh nghiệp khó khăn thì ngân hàng mới “bơm” thêm 30 tỷ đồng để tháo gỡ khó khăn” – ông Trường lý giải.

Về việc nhà máy chưa trả được các khoản đã vay, thì Công ty CP mía đường Hòa Bình làm như thế nào để Ngân hàng Agribank tỉnh Hòa Bình vẫn quyết định giải ngân cho công ty vay thêm gói vay sản xuất đường ngắn hạn 30 tỷ đồng? Ông Nguyễn Mạnh Trường, cho biết: “Trước đây, ông Bùi Hưng Thịnh đã làm Tổng Giám đốc ở Công ty đường Sơn Dương 15 năm, nhà máy công suất lớn, làm ăn rất có lãi. Vì ông Thịnh có uy tín trong việc sử dụng dòng tiền hiệu quả, nên đích thân ông đã đến trình bày phương án để Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình cho vay thêm gói 30 tỷ đồng”.

Agribank Hòa Bình quản lý khoản vay lỏng lẻo: Số nợ của Công ty mía đường lên tới 159 tỷ đồng - Hình 2

Ông Nguyễn Mạnh Trường, Phó Giám đốc Công ty CP mía đường Hòa Bình

Được biết, gói vốn lưu động, khoản vay sản xuất đường ngắn hạn 30 tỷ đồng mà Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình giải ngân cho Công ty CP mía đường Hòa Bình là do ông Ngô Quang Lợi, Phó Giám đốc Agribank Hòa Bình đặt bút kí. Ngoài ra, gói vay này là không thế chấp tài sản.

Theo Mục 2, Điều 47, Quyết định 226/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/03/2017 (Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam) của Chủ tịch HĐTV Agribank nêu rõ: “Khách hàng có phương án sử dụng vốn khả thi để đảm bảo trả nợ được khoản vay mới và giảm dần dư nợ khoản vay cũ;…”.

Như vậy, việc Ngân hàng Agibank tỉnh Hòa Bình giải ngân khoản vay sản xuất đường ngắn hạn 30 tỷ đồng, đã giải ngân 28.7 tỷ đồng, dư nợ 28.724 triệu đồng khi chưa thu hồi được dòng tiền về đã dẫn tới việc Công ty CP mía đường Hòa Bình sử dụng vốn vay không hiệu quả, nợ nần khắp nơi…, còn Agibank tỉnh Hòa Bình thì “ôm” khoản nợ xấu gần 159 tỷ đồng.

Agribank Hòa Bình quản lý khoản vay lỏng lẻo: Số nợ của Công ty mía đường lên tới 159 tỷ đồng - Hình 3

Danh sách công nợ mà Công ty CP mía đường Hòa Bình đang nợ vùng nguyên vật liệu

Cũng theo ông Trường cho hay: “Gói vay 30 tỷ đồng ban đầu nhà máy trả được 2 triệu đồng tiền lãi, sau đó không trả được vì phía nhà máy đã biết trước là lỗ khoảng 20 tỷ đồng rồi, do sản phẩm đường bán ra quá thấp, không đủ trả tiền điện. Kho hàng chỉ còn 850 tấn đường, với lượng đường này doanh nghiệp bán hết thì chỉ để thanh toán tiền công nhân, tiền nguyên vật liệu chứ không thể trả lãi cho ngân hàng được.

Trước khi kết thúc vụ sản xuất, khoảng 20/3 giá đường giảm sâu xuống đến 10.600/1kg đường thành phẩm, cả thuế đã khó khăn rồi  nên công ty dừng sản xuất sớm. Vì bị vỡ kế hoạch 30 tỷ đồng, khả năng trả nợ của công ty khó khăn nên Ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình niêm phong kho hàng và lúc đấy sức ép của nông dân, chính quyền địa phương bắt thanh toán tiền cho nông dân ngày càng tăng. Khi niêm phong là đồng nghiã với việc không sản xuất được”.

Về khả năng trả nợ cho Ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình (tìm đối tác góp vốn hoặc mua lại nhà máy), ông Trường cho biết: “Ngày 15/6 đã làm việc với đối tác và họ hẹn đến 15/7 mới có quyết định chính thức. Nhà máy đường đã lựa chọn được 2 nhà đầu tư: Một là Việt Nam, hai là Trung Quốc. Tại buổi làm việc, nhà máy đường cũng đã báo cáo dư nợ, máy móc, thiết bị, vùng nguyên liệu và đã làm việc với các chủ nợ.

Khi đối tác làm việc với các chủ nợ, trong đó có cả ngân hàng Agribank chi nhánh Hòa Bình, nếu đối tác làm ăn có lãi  thì mới trích ra trả nợ được, chứ không phải mới đầu tư là trả ngay được, việc này do đối tác và chủ nợ ngồi lại bàn bạc, thỏa thuận với nhau. Nhà máy đường vẫn muốn lựa chọn đơn vị Việt Nam”.

Đối với trường hợp không kiếm được đối tác đầu tư thì nhà máy đường có phương án như thế nào để trả nợ cho ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình? Ông Nguyễn Mạnh Trường cho biết: “Còn hơn 1.000 hộ nông dân ở Huyện Lạc Sơn, nếu các nhà đầu tư không đầu tư, Công ty CP mía đường Hòa Bình cũng vẫn phải sản xuất, nhưng vốn đầu tư chắc chắn của các chủ nợ nói chung, trong đó có Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình sẽ phải phanh lại”.

Agribank Hòa Bình quản lý khoản vay lỏng lẻo: Số nợ của Công ty mía đường lên tới 159 tỷ đồng - Hình 4

Ban lãnh đạo Agribank chi nhánh Hòa Bình làm việc với PV

Liên quan tới vụ việc, phóng viên yêu cầu phía nhà máy đường cung cấp những số liệu, văn bản, giấy tờ liên quan, thì vị phó giám đốc này từ chối với lý: “Mới về làm, không nắm được, các lãnh đạo cũ thì đã xin nghỉ hết rồi, giờ phải chờ kế toán trưởng cung cấp…”.

Tuy nhiên, sau buổi hẹn phóng viên đã liên lạc lại nhiều lần thì vị này từ chối không cung cấp và cho biết: “Đồng chí kế toán trưởng cũng không nắm được số liệu và sự việc này...”?

Trước vụ việc nêu trên, có thể thấy Agribank chi nhánh Hòa Bình có dấu hiệu buông lỏng quản lý khoản vay, dòng tiền; có dấu hiệu làm trái với Quyết định 226/QĐ-HĐTV-TD (về Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam) của Chủ tịch HĐTV Agribank. Bởi, sự thật là Công ty CP mía đường Hòa Bình đang kinh doanh thua lỗ, nợ nần đầm đìa và không còn khả năng thanh toán các khoản vay trước đó, nhưng Agribank chi nhánh Hòa Bình vẫn tiếp tục giải ngân thêm khoản vay khác, dẫn tới khoản nợ xấu lên đến đỉnh điểm.

Để làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân tại Agribank chi nhánh Hòa Bình, đề nghị Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng Agribank Việt Nam và cơ quan chức năng liên quan nhanh chóng vào cuộc làm rõ.

Quyết định 226/QĐ-HĐTV-TD về Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam của Chủ tịch HĐTV Agribank.

Điều 47. Điều kiện áp dụng

1. Nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, nợ đã bán của khách hàng phát sinh do nguyên nhân ngoài khả năng dự tính, dự báo của khách hàng.

2. Khách hàng có phương án sử dụng vốn khả thi để đảm bảo trả nợ được khoản vay mới và giảm dần dư nợ khoản vay cũ.

3. Khách hàng cam kết hợp tác toàn diện vói Agribank nơi cho vay, cụ thể:

a) Chấp nhận để Agribank bố trí cán bộ thường xuyên, trực tiếp kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, quản lý dòng tiền (nhập, xuất, tồn kho vật tư hàng hóa; các giao dịch mua, bán, công nợ, tiền thu bán hàng...), trường hợp đặc biệt có thể giám sát cả hoạt động điều hành kinh doanh của khách hàng;

b) Cam kết và thực hiện chuyển toàn bộ nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, nguôn thu khác về tài khoản tiền gửi của khách hàng mở tại Agribank nơi cho vay; Agribank có quyền quyết định việc sử dụng số dư trên tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu hồi nợ;

c) Cam kết sử dụng toàn bộ nguồn thu để trả nợ khoản vay mới;

d) Cam kết bổ sung tài sản khác làm bảo đảm cho khoản vay mới và dùng tài sản bảo đảm của khoản vay cũ tiếp tục bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của khoản vay mới (nếu có). 

Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Mộc Miên

Bài liên quan

Tin mới

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.