Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ai chống lưng cho 'cung đừơng cát lậu' - Bài 2: Có dấu hiệu bảo kê, tiếp tay cho vi phạm?

Việc khai thác trái phép cát trên sông và cửa biển không chỉ làm thất thoát tài nguyên, tác động xấu đến môi trường, làm sạt lở đất đai, đê điều, cầu cống mà còn gây thất thu cho ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội và an toàn giao thông đường thủy. Vì sao cát tặc lại lộng hành đến thế? Do quy định của pháp luật chưa đầy đủ hay còn sơ hở? Có sự bảo kê và chống lưng hay không mà cát tặc vẫn ngang nhiên tung tác như vậy?...

Dư luận hoài nghi có sư tiếp tay?

Như Báo TH&CL đã phản ánh trong bài 1- “Điệp khúc: bắt - hợp pháp hoá hồ sơ - thả” - nêu lên nhiều chuyến tàu hút trộm cát biển đã bị CSGT đường thủy bắt giữ, chủ phương tiện không cung cấp được các giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa trên phương tiện, người điều khiển phương tiện mới đêm hôm trước, thì ngày hôm sau lại được thả ra?

Có những sà lan chỉ trong vòng 1 tháng đã bị bắt đến 3 lần. Thậm chí có sà lan bị bắt quả tang khi đang hút cát trên biển, nhưng không biết bằng “phép màu” nào mà các sà lan này lại “thoát tội” và tiếp tục trở lại hành trình, thản nhiên cập bến “cung đừơng cát lậu”. Cứ mỗi khi những con tàu chở cát biển được thả với chứng từ đầy đủ là mỗi lần hàng ngàn tấn cát biển bị hút trộm tiếp tục lọt lưới cơ quan chức năng?

Ai chống lưng cho 'cung đừơng cát lậu' - Bài 2: Có dấu hiệu bảo kê, tiếp tay cho vi phạm? - Hình 1

Hồ sơ “hợp pháp” mà các chủ phương tiện “chìa ra” để những sà lan này “vô tội”

Điều đáng nói là theo hồ sơ “hợp pháp” mà các chủ phương tiện “chìa ra” để những sà lan này “vô tội” là cát được mua và xuất kho tại mỏ Cửa Đại tỉnh Bến Tre và sau đó vận chuyển vế TP. HCM. Theo tiết lộ của 1 chủ thầu cát san lấp tại đây, thì giấy phép khai thác của doanh nghiệp sở hữu mỏ này đã hết hạn. Vậy mà không hiểu sao một lượng cát lậu khổng lồ vãn lọt lưới cơ quan chức năng? 

Nhiền người hồ nghi về hồ sơ pháp lý để “thoát tội” này là được “phù phép”, bởi  một sà lan “khủng” như vậy nếu muốn vận chuyển một chuyến cát mất ít nhất là 16 - 20 giờ (thời gian đi và về mất 14-16 tiếng, thời gian hút cát lên sà lan mất 4 - 6 tiếng). Vậy vì sao có những sà lan mới bị bắt và được thả ra chiều ngày hôm trước thì rạng sáng hôm sau lại bị bắt - nghĩa là chưa đầy 14 giờ (?!).

Đó là chưa nói đến việc sà lan vận chuyển cát là không được gắn “vòi bạch tuộc nhưng vì sao khi bị bắt hầu hết các sà lan lại điều gắn vòi hút?

Ai chống lưng cho 'cung đừơng cát lậu' - Bài 2: Có dấu hiệu bảo kê, tiếp tay cho vi phạm? - Hình 2

Có những sà lan “khủng” bị bắt quả tang khi đang hút cát trên biển, nhưng không biết bằng “phép màu” nào mà các sà lan này lại “thoát tội” sau đó.

Dư luận đã đặt câu hỏi liệu có dấu hiệu bảo kê, tiếp tay cho vi phạm, có đường dây lớn bảo kê gây bức xúc? Không ít người dân còn cho rằng: “Có phải con kiến đâu mà các lực lượng chức năng không thấy?”.

Vây, việc có hay không dấu hiệu bảo kê, tiếp tay cho vi phạm vẫn phải chờ các cơ quan chức năng có thẩm quyền vào cuộc kiểm tra, xác minh cụ thể.

Chính phủ chỉ đạo quyết liệt- Cát tặc vẫn hoành hành.

Trước tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi, nhưng chưa được xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật, gây bức xúc dư luận trong thời gian vừa qua. Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 4001/VPCP-NC truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về việc chỉ đạo Bộ Công an mở cao điểm xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác cát, sỏi.

Ai chống lưng cho 'cung đừơng cát lậu' - Bài 2: Có dấu hiệu bảo kê, tiếp tay cho vi phạm? - Hình 3

Cát khai thác  trái phép trên biển được “phù phép” thành cát mỏ khi vào đến “đại công trình” với quy mô của Công ty cổ phần đầu tư Nam Long

Theo đó, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động khai thác cát, sỏi; thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát, sỏi tại các địa phương. Trước mắt, mở đợt cao điểm đến ngày 31/7/2018 và báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng yêu cầu UBND 20 tỉnh, thành phố, là điểm nóng về hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép, tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm vi phạm của tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép diễn ra phức tạp, gây bức xúc dư luân trong thời gian vừa qua; Đồng thời, có biện pháp chấn chỉnh, phòng ngừa, ngăn chặn để không để tái diễn tình trạng khai thác cát trái phép. Các địa phương trên phải báo cáo kết quả lên Thủ tướng trước ngày 31/5/2018.

Chủ tịch UBND TP. HCM - Nguyễn Thành Phong đã từng nhấn mạnh về việc cát tặc rút ruột biển Sài Gòn: “Không thể chấp nhận việc để tình trạng khai thác cát trái phép ở biển Cần Giờ tái diễn, phải xử lý hình sự, triệt để thì mới dẹp được nạn khai thác cát trái phép”.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre - ông Nguyễn Hữu Lập nói: “Chúng tôi cương quyết phải mạnh tay vấn đề này. Đặc biệt, chỉ đạo giao cho ngành công an- trưởng đoàn liên ngành, phải tăng cường kiểm tra, xử phạt kiên quyết, kể cả tịch thu các phương tiện vi phạm. Tôi rất quan tâm vấn đề “lọt” thông tin, có cơ chế khen thưởng người tố giác tội phạm, khen thưởng người tố cáo nội bộ mà xuất phát kiểm tra, xử lý nghiêm vấn đề này”.

Dù Trung ương và địa phương đã chỉ đạo quyết liệt như vậy, nhưng thực chất đã được thực hiện như thế nào - khi mà trong thời gian qua, liên tiếp các vụ vận chuyển cát biển lại bị phát hiện và bắt giữ. Và vẫn là những con tàu bạch tuộc với những số hiệu đã từng xuất hiện nhiều lần trong những biên bản tạm giữ trước đây. Hàng trăm ngàn tấn cát biển vẫn tiếp tục bị ăn trộm mà cách thức cho thấy được tổ chức rất chặt chẽ với dấu hiệu đã có sự thỏa thuận nào đó.

Trao đổi vối chúng tôi, một anh lái tàu (xin được giấu tên) - người trực tiếp chở chúng tôi đến các điểm “nóng” các sà lan hút cát “trộm” trên biển cho biết, hàng ngày anh đi qua khu vực này (vùng biển Cồn Ngựa ở huyện Cần Giờ) thì tình trạng “trộm” cát biển hoạt động rầm rộ. Theo người lái tàu này, mỗi ngày đêm trên khu vực biển bán kính gần 5 km này thường xuyên có hàng chục sà lan tải trọng 800-1.200 tấn hút cát.

Ai chống lưng cho 'cung đừơng cát lậu' - Bài 2: Có dấu hiệu bảo kê, tiếp tay cho vi phạm? - Hình 4

Có những sà lan“khủng” có tải trọng 800 -1.200 tấn, trang bị khoảng 20 máy móc, thiết bị hút  cát đang thả vòi xuống biển

Một ngư dân đánh cá trên vùng biển này, cho biết: “Ngày nào cũng có hàng chục sà lan tải trọng 800 -1.200 tấn trang bị khoảng 20 máy móc, thiết bị hút đang cát thả vòi xuống biển, nổ máy “phình phịch” để bơm cát từ lòng biển lên tàu. Tầm khoảng 4-5 giở nổ máy, cát được hút đầy, rồi rút vòi cho sà lan lại chạy. Chiếc này vừa đi khỏi thì chiếc khác tiến vào tiếp tục hút cát. Có lúc ít cũng đến 7 đến 8 chiếc, tại vì chưa ra kịp thôi”.

Sau nhiều tháng lênh đênh theo chân các sà lan trên vùng biển, sông giáp ranh Sài Gòn, phóng viên ghi nhận được tình trạng khai thác cát trái phép đang diễn ra rầm rộ, bất chấp pháp luật và chỉ đạo Chính phủ. Và cát biển “lậu” được “phù phép” thành cát mỏ khi “nó” vào đến “đại công trình” với quy mô 355 ha (tại xã An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) của Công ty cổ phần đầu tư Nam Long như thế nào?

Báo TH&CL sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc trong số tới.

Cao Diên - Hải Dương

Bài liên quan

Tin mới

Thị trường hàng hóa rơi vào xu hướng giằng co sau khi đạt đỉnh 7 tháng
Thị trường hàng hóa rơi vào xu hướng giằng co sau khi đạt đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa ngày 24/4, lực mua chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới, hỗ trợ chỉ số MXV-Index đảo chiều hồi phục 0,35% lên 2.327 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt hơn 4.800 tỷ đồng.

Kinh doanh thuốc lá nhập lậu, 2 cơ sở bị phạt 15.000.000 đồng
Kinh doanh thuốc lá nhập lậu, 2 cơ sở bị phạt 15.000.000 đồng

Tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Đơn vị vừa phát hiện, xử lý 2 vụ kinh doanh thuốc lá ngoại nhập lậu. theo đó, 2 cơ sở vi phạm đã bị xử phạt 15.000.000 đồng và buộc tiêu hủy 350 bao thuốc lá.

ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững
ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.

Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024
Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024

Ngày 25/4, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn tham dự và chỉ đạo hội nghị.

Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước

UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số số 1425/KH-UBND triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024.

Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày
Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày

Bước sang năm 2024, thị trường khởi sắc hơn, hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành da giày đã dần ổn định hơn. Tuy nhiên, xét về dài hạn, bên cạnh ưu thế về nguồn lao động có tay nghề cao, nếu ngành da giày không nâng cao năng lực nội sinh rất khó ứng phó với biến động thị trường cũng như giữ sức tăng trưởng bền vững cho ngành.