Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Áp dụng giải pháp hữu ích số 919 - sản xuất thức ăn sinh học: Đẩy lùi thực phẩm bẩn

THCL Nằm trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015, Cục Sở hữu trí tuệ vừa tổ chức phiên họp nghiệm thu dự án “Áp dụng giải pháp hữu ích số 919, cấp ngày 07/10/2011 để sản xuất thức ăn sinh học phục vụ việc chăn nuôi lợn”.

Dự án do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc chủ trì, tác giả kỹ sư chăn nuôi Tạ Hùng Đậu - có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, hướng tới nền sản xuất sạch hơn… được Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao, đạt yêu cầu so với kế hoạch đề ra.

Hướng đến chuỗi thực phẩm an toàn

Hiện nay, người tiêu dùng luôn bất an trước thực trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm do không rõ nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt chứa các chất cấm trong thức ăn chăn nuôi... Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu, tìm ra công nghệ thức ăn chăn nuôi mới để tạo thành sản phẩm sạch, sản phẩm an toàn cung cấp cho người tiêu dùng là việc làm cấp bách. Am hiểu về lĩnh vực chăn nuôi, có tâm huyết với nghề, kỹ sư chăn nuôi Tạ Hùng Đậu đã dành nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm thức ăn sinh học cho lợn.

Để hỗ trợ cho quá trình khai thác và phát triển ứng dụng giải pháp hữu ích vào cuộc sống, thông qua Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc đã mạnh dạn đề xuất triển khai thực hiện dự án: Áp dụng giải pháp hữu ích để sản xuất thức ăn sinh học phục vụ việc chăn nuôi lợn theo văn bằng bảo hộ số 919, cấp ngày 07/10/2011.

Theo báo cáo kết quả dự án, từ những kết quả quan sát, kiểm tra và phân tích cho thấy, thịt lợn chăn nuôi bằng thức ăn sinh học có chất lượng cao hơn hẳn so với thịt lợn chăn nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Bên cạnh đó, việc chăn nuôi lợn bằng thức ăn sinh học sản xuất dựa trên cơ sở sử dụng các nguyên liệu truyền thống kết hợp với một số hoạt chất và cây dược liệu được khai thác ngoài tự nhiên nên lợn được tăng cường sức đề kháng một cách tự nhiên, vừa bảo đảm được chất lượng an toàn thực phẩm, vừa bảo đảm vệ môi trường chất thải, không tồn dư chất kháng sinh, tăng trưởng, chất cấm.

Được biết, việc phát triển thương mại đối với sản phẩm được ứng dụng từ kết quả của giải pháp hữu ích số 919 vừa là mục tiêu trước mắt, vừa là nhu cầu lâu dài để hình thành nên chuỗi sản phẩm an toàn, sạch, bền vững, có sự lan tỏa không chỉ ở trong phạm vi, quy mô hẹp mà cần phải phát triển ở phạm vi, quy mô rộng rãi trong tương lai và hướng tới mục tiêu liên kết xuất khẩu. Do vậy, ngay từ khi bắt tay vào triển khai thực hiện dự án, cơ quan chủ trì, chủ nhiệm dự án, tác giả giải pháp hữu ích và đơn vị phối hợp đã xác định, muốn có bước đi lâu dài, vững chắc thì các nhà đầu tư phải có tầm nhìn chiến lược và xác định mục tiêu, sứ mệnh mang nét đặc trưng riêng.

Cụ thể, về cơ hội hợp tác đầu tư và phát triển sản phẩm theo chuỗi từ khâu sản xuất thức ăn, chăn nuôi tạo ra thịt sạch và đến tay người tiêu dùng. Kể từ khi giải pháp hữu ích đến khi bắt tay vào triển khai thực hiện dự án, đã có một số nhà đầu tư có văn bản đề nghị liên kết hợp tác đầu tư sản xuất thức ăn sinh học và chăn nuôi thành hệ thống thịt lợn sạch từ khâu sản xuất thức ăn, chăn nuôi đến khâu bao tiêu sản phẩm nhằm cung cấp tại thị trường trong nước và xuất khẩu, trong số đó có Công ty Trách nhiệm hữu hạn ANSA, có địa chỉ tại Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội (có văn bản số: 212 ngày 28/03/2012). Ngoài ra, cũng có những lời đề nghị, nhã ý chuyển nhượng quyền độc quyền của tác giả giải pháp hữu ích. Tháng 10/2014, Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ sinh học Thành Công cùng với tác giả Tạ Hùng Đậu đã tham gia “Lễ ký kết Tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị liên kết sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Hiệu quả thiết thực

Dự án có khả năng nhân rộng và mang lại hiệu quả thiết thực cho cuộc sống. Đến nay, thức ăn sinh học cho lợn đã được nhiều chủ hộ chăn nuôi tại tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh tiếp nhận, một số doanh nghiệp đã ký hợp đồng cung ứng hoặc liên kết sản xuất thức sinh học cho lợn như: Công ty Cổ phần giống vật nuôi Hà Nội, với quy mô 400 con lợn nái sinh sản và 1.500 con lợn nuôi thịt thương phẩm; Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (MITRACO), với quy mô trên 7.000 lợn nái sinh sản và trên 100.000 con lợn nuôi thịt thương phẩm. Ngoài ra, còn có một số hợp đồng đặt hàng khác như với: Công ty Cổ phẩn Newayvet, Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại An Việt, Trung tâm Hỗ trợ phát trển Thanh niên nông thôn.

Sản phẩm thịt lợn sạch được nuôi từ thức ăn sinh học đã và đang cung cấp tại một số thị  trường của một số tỉnh, thành phố như Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nội có địa chỉ: số 182A Hoàng Văn Thái; cửa hàng số 6 Nguyễn Công Trứ - Ngã ba Hàng Chuối - Hà Nội, số 11 - Hoàng Văn Thái- Ngã ba Lê Trọng Tấn – Hà Nội, Số 111 Láng Hạ - Hà Nội, số 551 Minh Khai – Hà Nội, số 633 ngõ 34 Hoàng Cầu - Hà Nội… Một số siêu thị đã bắt đầu thiết lập quan hệ sản xuất gắn với tiêu thụ theo chuỗi sản phẩm như: Siêu thị An Việt, Hải Dương Xanh tại Hà Nội.

Dự án được thực hiện đã góp phần nâng cao chất lượng thức ăn chăn nuôi lợn đảm bảo theo quy định hiện hành, tăng khả năng cạnh tranh và phát triển sản xuất thức ăn sinh học cho chăn nuôi lợn, mở rộng quy mô chăn nuôi lợn sạch được sử dụng thức ăn sinh học, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người dân, ký kết các hợp đồng theo đơn đặt hàng sản xuất thức ăn sinh học, đơn đặt hàng chăn nuôi, chế biến thịt lợn sạch sử dụng thức ăn sinh học tại một số cửa hàng thực phẩm, siêu thị, tiền tới mục tiêu xuất khẩu.

Đồng thời tạo cơ hội hợp tác, đầu tư hoặc ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ đối với giải pháp hữu ích nhằm đem lại giá trị kinh tế cho tác giả chủ sở hữu quyền, cho các đơn vị liên doanh liên kết và người lao động trực tiếp.

Kỹ sư chăn nuôi Tạ Hùng Đậu cho biết, hiệu quả kinh tế đạt được sau khi kết thúc dự án được ước tính như sau: Tạo ra việc làm và thu nhập thường xuyên cho 10 người sản xuất thức ăn sinh học trực tiếp x 5.000.000đ/tháng = 50.000.000đ, tương đương 600.000.000đ/năm. Công nghệ trên nền giải pháp hữu ích sản xuất ra khoảng 1.500-2.000 tấn thức ăn chăn nuôi sinh học/năm góp phần bổ sung cho thị trường thức ăn có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp khoảng 20-25 tỷ đồng/năm, trừ chi phí và các khoản thuế, doanh thu thuần của doanh nghiệp sẽ đạt từ 3-4 tỷ đồng/năm. Cung cấp thức ăn cho đàn lợn khoảng 7.000-9.000 con/năm tạo việc làm và thu nhập cho người dân mỗi năm từ 3-3,5 tỷ đồng tiền lãi từ chăn nuôi lợn (trừ trường hợp gặp phải yếu tố rủi ro bệnh tật hoặc tâm lý người tiêu dùng). Tạo ra việc làm và thu nhập cho người nông dân tại một số vùng đồi gò của tỉnh Vĩnh Phúc khi tham gia trồng một số loại thảo dược như: kim ngân, thổ phục linh, nghệ phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi sinh học; Giúp cho các nhà cung cấp vật tư tăng doanh thu (thấp nhất 10%/năm) cho các sản phẩm khô đậu tương, bột cá, bột xương, bột ngô, bột DCP và men vi sinh SHL - 100.

Đặc biệt, Dự án được thực hiện đã thu hút rất lớn sự quan tâm của các cơ quan truyền thông góp phần định hướng không nhỏ đến ý thức và nhu cầu ăn thực phẩm sạch của người tiêu dùng, đồng thời giúp cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi an toàn, sạch phát triển trở lại sau ảnh hưởng của các thông tin về thức ăn chăn nuôi sử dụng các chất tạo nạc, tạo màu nạc đỏ, giảm mỡ lưng, tăng tiết hoócmôn tăng trưởng, tăng trọng, giảm tiêu tốn thức ăn cho heo; thực phẩm không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời gian gần đây, đồng thời thực hiện đúng chủ trương chung của tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân và đẩy mạnh quá trình phát triển nông thôn mới.

Dự án đã tác động không nhỏ đến nhiệt huyết và tinh thần nghiên cứu, sáng tạo của tác giả giải pháp hữu ích và cộng đồng; tác động đến một số doanh nghiệp, chủ trang trại mở ra hướng chăn nuôi mới sử dụng thức ăn sinh học nhằm tăng năng suất, chất lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường chất thải so với chăn nuôi lợn bằng thức ăn công nghiệp.

Hà Thu (Thương hiệu và Công luận)

Tin mới

Bắc Ninh ưu tiên phát triển du lịch sinh thái làng nghề, du lịch trải nghiệm lịch sử và thời gian
Bắc Ninh ưu tiên phát triển du lịch sinh thái làng nghề, du lịch trải nghiệm lịch sử và thời gian

Theo Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bắc Ninh tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ưu tiên phát triển du lịch sinh thái làng nghề, du lịch trải nghiệm lịch sử và thời gian, các sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn gắn với giá trị văn hóa con người Bắc Ninh - Kinh Bắc.

Vietravel Hải Phòng tổ chức hội nghị khách hàng năm 2024
Vietravel Hải Phòng tổ chức hội nghị khách hàng năm 2024

Ngày 28/03, Công ty Cổ Phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam - Vietravel chi nhánh Hải Phòng tổ chức Hội nghị khách hàng thân thiết năm 2024. Với chủ đề “Lời cảm ơn từ trái tim” Hội nghị được diễn ra tại Khách sạn Sheraton Hải Phòng với sự tham dự của gần 200 Khách hàng và Đối tác.

Đăng ký kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng nhập khẩu tại đâu?
Đăng ký kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng nhập khẩu tại đâu?

Công ty của bà Lê Thị Hồng Chuyên có trụ sở tại TP. Hà Nội. Công ty vẫn thực hiện công bố hợp quy, đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu vật liệu xây dựng tại Sở Xây dựng TP. Hà Nội từ khi Bộ Xây dựng ban hành các quy chuẩn về vật liệu xây dựng và chấp hành đúng các quy định.

Bệnh hiếm - Thách thức lớn đối với y học trong công tác chẩn đoán và điều trị
Bệnh hiếm - Thách thức lớn đối với y học trong công tác chẩn đoán và điều trị

Các bệnh di truyền, các bệnh chưa có chẩn đoán điều trị, các bệnh hiếm trên thế giới đang có xu hướng tăng lên. Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ tử vong do các bất thường bẩm sinh ở trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi trong năm 2015 là 16%, đứng thứ 2 sau đẻ non. Đây là thách thức lớn trong mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong và giảm gánh nặng cho xã hội.

Khám phá kỳ diệu của công nghệ hỗ trợ sinh sản
Khám phá kỳ diệu của công nghệ hỗ trợ sinh sản

Sự phát triển của lĩnh vực hỗ trợ sinh sản (HTSS) đã mở ra một kỷ nguyên mới cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. Đáng chú ý là tỷ lệ thành công của các kỹ thuật HTSS bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các công nghệ đi kèm như xét nghiệm sàng lọc phôi, trẻ hóa buồng trứng,… GENTIS luôn tiếp cận, nghiên cứu và phát triển các xét nghiệm mới, đặc biệt là các ứng dụng cận lâm sàng trong HTSS nhằm đưa ra kết quả chính xác, nhanh, hiệu quả giúp bác sĩ lâm sàng điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Điều động, bổ nhiệm Vụ trưởng giữ chức Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM
Điều động, bổ nhiệm Vụ trưởng giữ chức Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ giữ chức Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM.