Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bài 2: Cơ quan chức năng cần vào cuộc làm rõ những sai phạm của Công ty Lạc Hồng

TH&CL đã thông tin về Công ty CP Đào tạo và Cung ứng nhân lực Lạc Hồng (Công ty Lạc Hồng, địa chỉ tại số 09-TT27, KĐT Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội) về việc Giám đốc Công ty, ông Phạm Ngọc Hổ, có những dấu hiệu mập mờ trong việc thu tiền đặt cọc đối với người đi XKLĐ (theo phản ánh của chị Nguyễn Thị Thanh ở Đông Hưng, Thái Bình).

THCL- TH&CL đã thông tin về Công ty CP Đào tạo và Cung ứng nhân lực Lạc Hồng (Công ty Lạc Hồng, địa chỉ tại số 09-TT27, KĐT Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội) về việc Giám đốc Công ty, ông Phạm Ngọc Hổ, có những dấu hiệu mập mờ trong việc thu tiền đặt cọc đối với người đi XKLĐ (theo phản ánh của chị Nguyễn Thị Thanh ở Đông Hưng, Thái Bình).

Theo đó, chị Thanh đã đến trao đổi với đại diện Công ty Lạc Hồng để tìm hiểu và đăng ký đi lao động xuất khẩu nước ngoài. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu, chị thấy có những điều bất minh nên đã phản ánh với phóng viên TH&CL.

Bài 2: Cơ quan chức năng cần vào cuộc làm rõ những sai phạm của Công ty Lạc Hồng - Hình 1

ông Phạm Ngọc Hổ (áo trắng) - GĐ Công ty Lạc Hồng trao đổi với phóng viên

Nhằm làm sáng tỏ những nghi ngờ của Chị Thanh đã phản ánh và kiểm chứng lại thông tin,  chúng tôi đã gọi điện trao đổi qua một số điện thoại được đăng tải trên trang Website của công ty có tên: lachongjsc.vn/dang-ky/cho một nhân viên tên là Huế với những nội dung liên quan cần tìm hiểu, hẹn sẽ quay lại để trao đổi trực tiếp.

Ngày 26/12/2016, phóng viên đã "mục sở thị" Công ty Lạc Hồng, trong vai một người có nhu cầu cho con đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản mà trước đó đã liên lạc qua điện thoại.

Tiếp chuyện và trao đổi với chúng tôi là bà Bùi Thị Như Huế, nhân viên của Công ty Lạc Hồng, người đã trả lời qua điện thoại trước đó với phóng viên. Điều lạ lùng khiến chúng tôi nghi ngờ có sự khuất tất ở đây ngay từ lúc tiếp xúc đầu tiên đó là bà Huế và một nhân viên khác luôn hỏi "phóng viên đến đây như thế nào, qua ai giới thiệu; người đó tên là gì?, ở đâu?"...

Hỏi lại bà Huế "tại sao phải cần biết rõ thông tin người giới thiệu?", bà Huế cho biết "để người đó cũng có trách nhiệm trong việc giới thiệu người đến công ty" (?!).

Khi biết chúng tôi không có nhu cầu đi du học, bà Huế nói, bên này có đơn hàng lắp ráp về ô tô của hãng NISSAN, ngoài ra có ngành nghề chế biến thực phẩm. Nếu quyết định đi, sẽ được học tiếng tại đây, học phí sẽ không thu, sau đó sẽ làm các bước sơ tuyển. Thủ tục trước hết phải bảo đảm sức khỏe, có cam kết thi tuyển là 10 triệu đồng để người lao động phải thi đúng thời gian theo quy định.

Theo bà Huế giải thích, cam kết này không phải gửi sang bên Nhật, chỉ là cam kết cho đối tác bên Nhật biết là có tên trong danh sách thi tuyển.

Bà Huế cũng cho biết toàn bộ kinh phí đi xuất khẩu lao động và các bước tiến hành và còn nói, tất cả các khoản tiền đều phải nộp tại Công ty Lạc Hồng, nếu có vấn đề gì thì bên Lạc Hồng sẽ trả lại cho người đi lao động.

Khi đề nghị bà Huế cung cấp các thủ tục để tham khảo, bà Huế đã in và đưa cho phóng viên 3 văn bản. Gồm Giấy cam kết thi tuyển đơn hàng.

Trong bản cam kết này tại mục 8 có ghi: Toàn bộ việc nộp tiền và các giấy tờ liên quan nêu tại Muc 1, Mục 2 là do tôi và gia đình tôi hoàn toàn tự nguyện, trong trạng thái tinh thần tỉnh táo và không bị ai ép buộc hay lừa dối.

Tại Mục 9 ghi: Sau khi thi tuyển, nếu tôi trúng tuyển đơn hàng thì mọi thủ tục tài chính và hồ sơ liên quan, tôi xin cam kết sẽ nộp thông qua công ty giới thiệu là Công ty Lạc Hồng.

Nếu trong trường hợp tôi không thông qua Công ty Lạc Hồng thì số tiền cam kết 10 triệu đồng, tôi xin bồi thường hoàn toàn cho quý công ty số tiền nói trên và bồi thường đầy đủ cho quý công ty những thiệt hại do việc tôi vi phạm cam kết gây ra...

Hai văn bản tiếp theo là Thông báo đơn hàng và Quy trình lao động thực hiện (có logo, tên, địa chỉ đầy đủ của Công ty Lạc Hồng).

Về hợp đồng lao động, bà Huế cho biết, sẽ ký cả 3 bên, gồm: Người lao động – Công ty Lạc Hồng – Bên đưa người lao động và phải sau khi xuất cảnh nếu người lao động đồng ý, thì công ty mới có thủ tục đó (?!).

Như vậy có thể thấy, Công ty Lạc Hồng đã có những dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc tổ chức thi tuyển và làm các hồ sơ thủ tục để đưa người đi lao động nước ngoài. Việc soạn thảo sẵn Bản cam kết để đưa cho người đi lao động ký với những nội dung bắt buộc khi không thực hiện được cam kết, phải chăng đó là một hành vi chiếm dụng vốn?

Công ty Lạc Hồng không có chức năng đưa người đi lao động nước ngoài, tuy nhiên theo lời bà Huế thì mọi giao dịch và nộp tiền đều được thực hiện tại Công ty Lạc Hồng, liệu có đúng theo các quy định của pháp luật?

Ngày 07/01/2017, phóng viên đã trở lại Công ty Lạc Hồng làm việc (trước đó đã đặt lịch hẹn với ông Phạm Ngọc Hổ, GĐ Công ty Lạc Hồng) với mục đích làm rõ những nội dung mà bà Bùi Thị Như Huế đã cung cấp.

Nhưng công ty không thừa nhận việc thu tiền đi XKLĐ, nhưng cũng không giải thích được "tại sao lại chuyển cho phóng viên những giấy tờ có in logo, thông tin địa chỉ của công ty?"; không đưa ra bất kỳ giấy tờ nào khẳng định có liên kết với bên thứ 3 để đưa người đi XKLĐ và luôn cho rằng "bà Huế làm trên danh nghĩa cá nhân"?

Tuy nhiên, khi được hỏi những giấy tờ có in logo công ty do bà Huế trước đó đã cung cấp cho phóng viên, thì ông Hổ cho rằng, mới đang "setup" chương trình, chứ chưa đi vào hoạt động... Vậy việc phát tán tài liệu của công ty khi chưa đi vào hoạt động, đúng với quy định của pháp luật hay chưa?

 Để làm rõ bản chất sự việc, ngày 09/01/2017, phóng viên đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phóng Thông tin truyền thông (Cục Quản lý lao động ngoài nước – Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). Bà Hà khẳng định: Công ty Lạc Hồng chưa được cấp giấy phép. Việc Công ty Lạc Hồng để nhân viên phát tán tài liệu là hoàn toàn trái với quy định và như vậy là lừa đảo. Việc làm này, cần phải báo cho cơ quan công an vào cuộc để điều tra.

Như vậy, có thể khẳng định, phản ánh của chị Thanh về sự mập mờ trong quá trình tuyển dụng và tổ chức đưa người đi lao động nước ngoài có dấu hiệu vi phạm pháp luật là có cơ sở. Một lần nữa, đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, làm rõ những dấu hiệu vi phạm nêu trên để bảo đảm người dân có nhu cầu đi XKLĐ, không gặp phải những rắc rối sau này.

           Linh Tuệ

Bài liên quan

Tin mới

Ngân hàng Eximbank nợ xấu tăng tăng 58% so với đầu năm 2023, lãi giảm 26,5%
Ngân hàng Eximbank nợ xấu tăng tăng 58% so với đầu năm 2023, lãi giảm 26,5%

Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, EIB) cho thấy nhà băng này năm 2023 có thu nhập lãi thuần 1.397 tỷ đồng, giảm 2,79% so với cùng kỳ một năm trước. Trong năm 2023, Eximbank trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hơn 694 tỷ đồng, tăng 6,7 lần so với năm trước (103 tỷ đồng).

Cổ phiếu được giao dịch trở lại, Hải Phát muốn huy động 3.000 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu
Cổ phiếu được giao dịch trở lại, Hải Phát muốn huy động 3.000 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu

Ngay sau khi cổ phiếu HPX được giao dịch trở lại, Công ty CP Đầu tư Hải Phát lên kế hoạch chào bán hơn 300 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng
Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang vừa ký, ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh.

Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Số liệu Tổng cục Thống kê công bố, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2024 đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á
Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), sự cố sập cầu ở Baltimore trong tuần này sẽ là lực cản đối với thị trường xuất khẩu than của Mỹ trong năm nay.