Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bài 2: Hưng Yên: Nan giải bài toán cấp nước sạch cho dân

Ngày 04/04/2018, TH&CL đã đăng bài “Hưng Yên: Dân “khát” bên nhà máy nước sạch”. Về thực trạng, mặc dù có tới 3 nhà máy cấp nước sạch sinh hoạt, nhưng nhiều năm nay người dân ở một số phường của TP. Hưng Yên như phường Hiến Nam, phường Lam Sơn… không có nước sạch sinh hoạt. Sự bất cập này khiến người dân khốn đốn và chỉ còn biết tự đào, khoan giếng, cam chịu dùng nguồn nước ô nhiễm. Tuy nhiên, thực tế, tại thành phố Hưng Yên một số người dân lại không mặn mà dùng nước sạch, thậm chí ngăn không cho lắp đường ống nước sạch. Nơi đây, đang diễn ra câu chuyện “Nơi cần chưa có, nơi có chưa cần”.

Nhu cầu dùng nước máy là có nhưng chưa cao

Ông Lê Trung Kiên - Giám đốc Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hưng Yên cho biết: Trên địa bàn toàn tỉnh Hưng Yên, có 161 xã, phường. Hiện nay, 88 xã được cấp nước sạch, 42 xã đang lắp đặt, 31 xã được cấp vùng đầu tư. Riêng thành phố Hưng Yên có 17 xã phường, hiện nay có 13 xã phường được cấp nước sạch và 4 xã phường chưa được cấp nước sạch. Ở nông thôn tỷ lệ người dân dùng nước máy là 50%; còn lại 50% người dân không dùng nước máy, họ tiết kiệm dùng nước mưa, nước giếng. Trong đó 25% người dân có đấu nối rồi nhưng vẫn dùng nước mưa, nước giếng, dùng nước máy với tỷ lệ thấp. Nhu cầu dùng nước máy là có nhưng chưa cao. Nội thành tỷ lệ dùng nước sạch đến 80%. Ở phường Lam Sơn, trước khi có quyết định của UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt về việc thực hiện quy hoạch cấp nước sạch tỉnh Hưng Yên, thì Công ty cấp nước Phú Hưng đã đến xây dựng, có thể thực hiện được ngay việc cấp nước thì chị Quế (Chủ tịch UBND phường Lam Sơn) chần chừ, chưa nhận. Khi mà có dự án phân vùng cấp nước, UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt, giao cho Công ty cổ phần nước sạch Hưng Yên thì công ty họ còn sắp xếp, chưa thực hiện được ngay thì phải đợi thôi.

 

Bài 2: Hưng Yên: Nan giải bài toán cấp nước sạch cho dân - Hình 1Ông Thành cho biết: ăn nước mưa không hết nên không cần thiết dùng nước máy

Bên cạnh, nhiều hộ dân dân khốn đốn và chỉ còn biết tự khoan giếng, cam chịu dùng nguồn nước ô nhiễm và mong muốn dùng nước sạch thì nhiều hộ dân vẫn không mấy mặn mà với nước sạch. Ông Bùi Văn Thành, người dân sống tại số nhà 35, đường Chu Mạnh Trinh, phố An Vũ, phường Hiến Nam (Hưng Yên) bày tỏ: Toàn bộ khu này chưa được nắp nước máy, gia đình dùng nước giếng, ăn nước mưa, mua nước lọc để uống. Khi được hỏi về việc nếu toàn khu này có nắp đặt hệ thống nước sạch thì gia đình ông có đăng ký sử dụng không? Ông Thành chia sẻ: tùy theo điều kiện gia đình có tiền hay không; gia đình tôi dùng nước giếng rửa chân tay, ăn nước mưa không hết nên không cần thiết.

Công ty còn lúng túng

Ông Vũ Mạnh Điều - Giám đốc Công ty cổ phần nước sạch Hưng Yên cho hay: Có một số tuyến công ty cũng đầu tư đường ống ra hàng cây số, nhưng chỉ được 5-7 hộ dùng, hoặc 10 hộ mấy tháng không dùng. Có trường hợp đấu ra nhưng dân không dùng. Nhiều khi lắp đường ống để phục vụ dân còn không cho lắp. Ví dụ vừa rồi lắp tuyến nước thô, lắp ở đường làng, đổ bê tông hoàn thiện, đào có 7cm, bắt đổ cả chiều rộng 2m mà công ty đã thiết kế thế rồi, dân vẫn không cho cho lắp; mà tất cả cho làm, chỉ 2-3 nhà không cho làm là dừng hết. Đầu tư công ty cũng phải tính toán hiệu quả.

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa - PCT hội đồng quản trị, Công ty cổ phần nước sạch Hưng Yên cho biết: Công ty cổ phần từ tháng 7/2017. Dự kiến tháng 7 này sẽ cấp nước cho toàn bộ vùng đã được phân công cấp nước, đặc biệt là thành phố. Năm 2017, công ty phát triển được gần 4.000 khách hàng. Hiện công ty có khoảng gần 8 nghìn khách hàng. Có vùng đã nắp hệ thống cấp nước nhưng dân không dùng. Tỷ lệ người dân nội thị dùng nước là 60-70%. Công ty rất muốn phát triển khách hàng. Hiến Nam đã có khu vực có đường ống nước rồi, có một vài nhánh là khu mới thì chưa có đường ống nước. Công ty  triển khai đúng kế hoạch là đến cuối năm 2018 sẽ  cung cấp đủ nước cho bà con, sẽ phủ mạng hết.

Theo ông Doãn Quốc Hoàn, Phó chủ tịch UBND thành phố Hưng Yên: Không cứ gì trên địa bàn thành phố Hưng Yên, mà trên địa bàn các huyện cũng thế, người dân rất bức xúc về vấn đề nước sạch, tỉnh cũng có nhiều chủ trương liên quan đến định hướng người dân tiếp cận nước sạch. Thành phố cũng có hệ thống văn bản chỉ đạo đối với việc tăng cường đầu tư các hệ thống cấp nước để phục vụ dân sinh. Trên địa bàn thành phố, tỉnh đang phân vùng cho 3 đơn vị cấp nước: Công ty cấp nước Phú Hưng, Công ty cổ phần nước sạch Hưng Yên và Công ty TNHH cấp nước An Bình. Ba công ty chịu trách nhiệm đầu tư hệ thống mạng đường ống đến các địa bàn đã được phân vùng, thực hiện việc cấp nước cho hộ dân theo quy định, đến 31/12/2018 nếu không hoàn thành vùng cấp nước sẽ chuyển vùng cấp nước cho đơn vị khác. Năm 2018 phấn đấu tỷ lệ hộ dân được tiếp cận với dùng nước sạch, nước hợp vệ sinh khu vực nội thành trên 98%, ngoại thành trên 95 %. Thực tế, có thể các doanh nghiệp cấp nước, đầu tư hệ thống mạng đường ống xong thì người dân chưa chắc đã có nhu cầu dùng nước, phụ thuốc điều kiện kinh tế gia đình của họ. Về phía thành phố chủ động kiểm tra, trước mắt từ nay đến 31/12 sẽ có những văn bản đôn đốc.

Nhu cầu nước sạch của đại đa số người dân là chính đáng. Tuy nhiên, một số người dân cần hiểu đúng về lợi ích dùng nước sạch. Bài toán nước sạch “Nơi cần chưa có, nơi có không cần” đang cần cơ quan chức năng, các đơn vị cấp nước sạch và người dân chung tay, triển khai đồng bộ và có giải pháp hữu hiệu để nước sạch đến được với người dân, góp phần ổn định dân sinh và phát triển kinh tế, xã hội.

 Ngô Tỉnh

Bài liên quan

Tin mới

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.