Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bán Sabeco, Habeco, Vinamilk: Làm thế nào để không thất thoát tỷ đô?

Việc bán vốn ở những “con gà đẻ trứng vàng” như Sabeco, Habeco, Vinamilk có thể đem lại hàng tỷ USD cho nền kinh

 

THCL Việc bán vốn ở những “con gà đẻ trứng vàng” như Sabeco, Habeco, Vinamilk có thể đem lại hàng tỷ USD cho nền kinh tế. Làm thế nào để không thất thoát vốn nhà nước, không bị rơi vào tay các nhóm lợi ích - là điều nhiều người quan tâm.

Chỉ riêng việc thoái vốn ở Sabeco và Habeco sau khi niêm yết có thể thu về cho Nhà nước lên tới 2 tỷ USD

Thu cả tỷ đô

Theo tính toán của Hiệp hội Các  nhà đầu tư tài chính Việt Nam, chỉ riêng việc thoái vốn ở Sabeco và Habeco sau khi niêm yết có thể thu về cho Nhà nước lên tới 2 tỷ USD.

Song, một số nhà đầu tư tính toán, số tiền bán vốn ở hai doanh nghiệp này có thể cao hơn nhiều con số nêu trên.

Còn với 10 doanh nghiệp SCIC đang nắm giữ, trong đó có Vinamilk, số tiền bán vốn có thể lên đến nhiều tỷ USD. Riêng Vinamilk, hồi cuối 2015, công ty  này trong một bản kiến nghị gửi đến các cơ quan đã ước tính, nếu giá cổ phiếu vào 120.000 đồng/cổ phiếu thì Nhà nước thu được 64.900 tỷ đồng. Còn nếu cổ phiếu có giá 150.000 đồng thì giá trị lên đến 81.150 tỷ đồng. Như vậy, bán Vinamilk có thể thu về 2,9 - 3,6 tỷ USD.

Một số quỹ đầu tư nước ngoài còn định giá Vinamilk ở mức cao hơn, khoảng trên 4 tỷ USD.

Chính vì thế, việc làm thế nào có một mức giá sát với thị trường khi bán phần vốn nhà nước ở những doanh nghiệp là điều đặc biệt chú ý.

Trả lời PV, ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) đánh giá cao việc buộc Habeco, Sabeco và nhiều doanh nghiệp khác phải niêm yết trên thị trường chứng khoán trước khi bán vốn nhà nước.

“Đầu tiên, niêm yết xem giá trị thực của Sabeco, Habeco là bao nhiêu. Khi bán thì thuê tư vấn định giá lại, không thể nào lấy giá lúc cổ phần hóa được. Niêm yết trên thị trường chứng khoán chỉ là giá tham khảo, phải định giá lại xem còn giá trị nào tiềm năng mà trong báo cáo tài chính chưa thể hiện được. Làm được thế thì gọi được vốn trong và ngoài nước để mua và sẽ hạn chế thất thoát”, ông Đặng Quyết Tiến chia sẻ.

Ông Tiến cho biết thêm: “Khi chúng tôi nói chuyện với các nhà đầu tư nước ngoài, họ nói nếu làm được như vậy, công khai ra thì họ sẽ tới. Như vậy, niêm yết trên thị trường chứng khoán thì thanh khoản tốt hơn. Do đó, đấu giá cổ phần rồi, bán cổ phần rồi thì phải niêm yết để có tính thanh khoản. Tức các cổ đông có thể mua đi bán lại cổ phần, cổ phiếu”.

Đối với 10 doanh nghiệp thuộc SCIC, trong đó có Vinamilk, theo ông Tiến: Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo làm sớm và họ đang lên kế hoạch thoái vốn ở Vinamilk bắt đầu từ năm nay, 9 doanh nghiệp còn lại cũng phải lên kế hoạch để thực hiện trong năm nay và đầu năm sau.

“Việc bán Vinamilk là rất nhạy cảm trên thị trường nên phải làm đúng quy định, đúng pháp luật, tránh gây bất ổn thị trường. Nếu bán không cẩn thận nhà đầu tư dồn tiền hết vào Vinamilk, các doanh nghiệp khác đưa ra lại không ai mua. Như thế, được anh này hỏng anh kia, không ổn”, ông Tiến nói.

Nắm “cổ phần vàng” để giữ thương hiệu Việt

Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh không phân biệt nhà đầu  tư trong nước hay nước ngoài khi bán vốn nhà nước ở các doanh nghiệp. Thủ tướng cũng chỉ đạo có biện pháp để giữ lại thương hiệu Việt.

Về vấn đề này, đại diện Bộ Tài chính cho rằng, quan trọng nhất đó là phải có rào kỹ thuật để giữ lại thương hiệu. Việc này có thể làm được. Chẳng hạn bán vốn ở doanh nghiệp bia, thay vì phải nắm lượng vốn lớn để có quyền phủ quyết, Nhà nước có thể nắm giữ “cổ phần vàng” để được quyết vấn đề thương hiệu. Khi Nhà nước nắm giữ “cổ phần vàng” này thì mọi sự thay đổi về thương hiệu phải được “cổ phần vàng” này đồng ý. Người nắm “cổ phần vàng” có thể không cần cổ tức, nhưng muốn thay đổi thương hiệu phải được “cổ phần vàng” đồng ý. Đó là cách nước ngoài hay làm.

Còn ở Việt Nam, trong Luật Doanh nghiệp 2014 cũng đã có quy định về vấn đề này. Theo đó, để giữ được thương hiệu, quy định về “cổ phần vàng” phải được đưa vào điều lệ doanh nghiệp vì đó là tuyên ngôn của doanh nghiệp. Nếu ngành, lĩnh vực nào Nhà nước không cần nắm giữ, nhưng vẫn muốn giữ thương hiệu như một bản sắc dân tộc thì phải đưa vào trong điều lệ. Sau này, khi xảy ra tranh chấp thì đem điều lệ ra… Tất nhiên, điều lệ cũng tuân thủ cơ bản về luật.

“Điều lệ cũng phải có quy định, muốn sửa điều lệ thì phải được “cổ phần vàng” đồng ý. Cho nên, điều lệ ban đầu rất quan trọng để giữ được một thương hiệu khi bán vốn nhà nước. Điều lệ mà không quy định là chịu thua”, đại diện Bộ Tài chính lưu ý.

Bùi Quyền


Tin mới

Hàng loạt điểm nhấn hứa hẹn mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm mùa hè tại Sầm Sơn
Hàng loạt điểm nhấn hứa hẹn mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm mùa hè tại Sầm Sơn

Chiều 16/4, UBND TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa tổ chức gặp mặt báo chí để cung cấp thông tin về hoạt động du lịch biển năm 2024. Theo đó, với hàng chục hoạt động chào mừng trước, trong và sau Lễ hội du lịch biển sẽ góp phần nối dài hành trình trải nghiệm của mỗi du khách khi đến nơi đây.

Khai mạc trưng bày ảnh nghệ thuật, mỹ thuật “Hải Phòng – Kết nối miền di sản”
Khai mạc trưng bày ảnh nghệ thuật, mỹ thuật “Hải Phòng – Kết nối miền di sản”

Ngày 16/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Khai mạc trưng bày ảnh nghệ thuật, mỹ thuật với chủ đề “Hải Phòng – Kết nối miền di sản” hưởng ứng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024.

Lãnh đạo TP. Hải Phòng thăm, tặng quà các cá nhân, gia đình người có công tại huyện An Lão
Lãnh đạo TP. Hải Phòng thăm, tặng quà các cá nhân, gia đình người có công tại huyện An Lão

Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 16/4, Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Lê Khắc Nam đến thăm, tặng quà các cá nhân, gia đình người có công tại huyện An Lão. Cùng đi có đại diện lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương liên quan.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dâng hương tại Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Khu di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ; gặp mặt, tặng quà tri ân gia đình các chiến sĩ Điện Biên, gia đình chính sách tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) toàn quốc 2024 công bố nhà tài trợ
Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) toàn quốc 2024 công bố nhà tài trợ

Sáng nay, tại Hà Nội, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng (TNTP&NĐ), Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phối hợp cùng nhãn hàng Nestlé MILO đã tổ chức Lễ Họp báo Công bố Nhà tài trợ Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) Toàn quốc Cúp Nestlé MILO 2024.

Lạng Sơn: Họp phiên chất vấn về thực hiện quy định của pháp luật đối với công tác giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật
Lạng Sơn: Họp phiên chất vấn về thực hiện quy định của pháp luật đối với công tác giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật

Ngày 16/4, Thường trực HĐND tỉnh Lạng Sơn tổ chức họp phiên chất vấn về thực hiện quy định của pháp luật đối với công tác giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Chủ tịch HĐND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thị Hậu chủ trì phiên họp.