Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bảo vệ, phát triển tài sản trí tuệ trong thời đại công nghiệp 4.0

Chiều 5/12, tại Hà Nội, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Bảo vệ, phát triển tài sản trí tuệ trong thời đại công nghiệp 4.0”.

Tham gia tọa đàm, có ông Nguyễn Thanh Bình - Giám đốc Trung tâm Phát triển tài sản trí tuệ (Cục Sở hữu trí tuệ); ông Trần Mạnh Hùng - ông Trần Mạnh Hùng - chuyên gia SHTT, trọng tài viên VIAC, Luật sư thành viên công ty Luật Baker & Mckenzie Việt Nam; ông Đỗ Thanh Lam - Tổng Thư ký Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ Thương hiệu Việt Nam; ông Nguyễn Viết Hồng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển Khoa học công nghệ Vina (Vina CHG); ông Nguyễn Quang Ngọc - Giám đốc  Cty Luật SHTT; ông Đoàn Thanh Hòa - đại diện Cty Karoffi  Việt Nam cùng đại diện các cơ quan thông tấn báo chí.

Bảo vệ, phát triển tài sản trí tuệ trong thời đại công nghiệp 4.0 - Hình 1

Từ trái qua phải: Ông Nguyễn Linh Anh - Phó Tổng biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp; ông Nguyễn Thanh Bình Giám đốc Trung tâm Phát triển tài sản trí tuệ (Cục Sở hữu trí tuệ); Luật sư Trần Hữu Huỳnh - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế

Phát biểu khai mạc Toạ đàm, ông Nguyễn Linh Anh - Phó Tổng biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp nhấn mạnh, trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu và rộng, cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trở nên đặc biệt quan trọng và trở thành mối quan tâm hàng đầu trong các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Từ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, vấn đề bảo vệ quyền SHTT, chống sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng được quan tâm hơn.

Theo ông Linh Anh, ở bình diện doanh nghiệp, một nghiên cứu mới đây của Tổ chức SHTT thế giới lần đầu tiên đưa ra những con số tính toán về giá trị của “vốn vô hình” trong chuỗi giá trị toàn cầu với gần 1/3 giá trị sản phẩm chế tạo được bán ra trên toàn cầu thông qua việc bảo hộ SHTT thương hiệu, công nghệ và thiết kế. Nhưng dù là vốn vô hình cho các DN, SHTT trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 lại ngày càng có giá trị, bởi hơn lúc nào hết, vốn vô hình này sẽ ngày càng có quyết định rất quan trọng số phận và tài sản của các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu hiện nay.

Về thực trạng đăng ký SHTT của doanh nghiệp Việt Nam, ông Trần Mạnh Hùng - chuyên gia SHTT, trọng tài viên VIAC, Luật sư thành viên công ty Luật Baker & Mckenzie Việt Nam cho biết: “Đã có tiến bộ nhưng không tiến bộ như chúng ta mong đợi”.

Theo ông Hùng, các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam, họ luôn ý thức đăng ký thương hiệu rất sớm. Bởi ngay trước khi đầu tư vào việt Nam, việc đầu tiên họ làm là xác lập quyền của mình. Còn các doanh nghiệp Việt Nam nhỏ và vừa đặc biệt là những doanh nghiệp start up, việc xác lập quyền vẫn còn chưa tốt. Vì vậy việc mất quyền thương hiệu là đương nhiên. Tôi hy vọng trong tương lai, ý thức đối với việc xác lập quyền được nâng lên cao hơn.

Bảo vệ, phát triển tài sản trí tuệ trong thời đại công nghiệp 4.0 - Hình 2

Quang cảnh buổi Tọa đàm

Ông Nguyễn Thanh Bình - Giám đốc TT phát triển tài sản trí tuệ: Thực tế trong 10 năm trở lại, số lượng đơn đăng ký của doanh nghiệp Việt trong nước đã tăng đáng kể, đặc biệt sau Luật SHTT 2005 có hiệu lực. Cùng với Luật, các cơ quan Nhà nước đã vào cuộc mạnh mẽ. 

Theo thống kê, trung bình mỗi năm, số lượng đơn đăng ký SHTT của doanh nghiệp tăng từ 7 -`15% mỗi năm. Mặc dù đã cải thiện, tuy nhiên thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu bởi số lượng đăng ký của doanh nghiệp Việt Nam có giấy phép đăng ký kinh doanh thường dao động ở mức 500.000 - 600.000 doanh nghiệp hàng năm. Nhưng doanh nghiệp thành lập cao thì cũng có nhiều doanh nghiệp giải thể. Do đố, số văn bằng Cục SHTT cấp ra từ 2005 đến nay chưa đến 300.000 văn bằng, mà trong đó, chưa kể đến nhiều doanh nghiệp lĩnh vực dược có đến 100-200 nhãn hiệu, tương đương 200 văn bằng/một doanh nghiệp. 

Điều này cho thấy, nhận thức của doanh nghiệp chưa cao, có nhiều doanh nghiệp có nhãn hiệu nhưng tự khai thác, chưa đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dẫn đến không tránh được việc mất nhãn hiệu, khi xảy ra cũng không thể đòi lại được. Đặc biệt, SHTT ở dạng vô hình nhưng lại tạo ra tài sản hữu hình cho doanh nghiệp do đó doanh nghiệp cần đăng ký để nhà nước có căn cứ bảo hộ cho nhãn hiệu, sản phẩm. 

Ở nước ngoài cũng vậy, 10 năm trước, cà phê Trung Nguyên bị mất nhãn hiệu tại Mỹ, mặc dù sau đó đã có sự giúp đỡ để doanh nghiệp lấy lại nhãn hiệu, nhưng thực chất lúc đó đơn vị này chưa được công nhận SHTT tại Việt Nam. Do đó khi bị mất nhãn hiệu ở nước ngoài, nhiều doanh nghiệp lại không thể bảo vệ được nhãn hiệu đó. 

Nhận thức của doanh nghiệp Việt về đăng ký SHTT trong và ngoài nước còn hạn chế. Cách đây mấy năm, cà phê Buôn Mê Thuột cũng bị mất nhãn hiệu bởi chính khách hàng của Hiệp hội đó tại Trung Quốc. Nó như hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến việc đăng ký ra nước ngoài. Tuy nhiên, cũng có 2 mặt, nhiều doanh nghiệp lớn muốn đăng ký tất cả ra các nước của WTO, nhưng vấn đề cần để ý là quyền đâu thì bảo hộ ở đó, doanh nghiệp không cần thiết phải đăng ký tất cả. Doanh nghiệp có tiềm năng xuất khẩu ở thị trường nào thì quan tâm bảo vệ tại thị trường đó, đó mới là mốc cần hướng tới.

Nhằm đẩy lùi thực trạng xâm phạm quyền SHTT, ông Đỗ Thanh Lam cho biết, chúng ta cần tập trung vào các vấn đề: tăng cường đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông, trong đó tập trung xác định vấn đề truyền thông cụ thể là gì để người dân biết. Bên cạnh đó, rà soát các văn bản luật để xem xét trong bối cảnh thực tế để sửa đổi phù hợp. Cần có một tổ chức tư vấn đứng bên liên quan tới SHTT để thẩm định các vụ việc về vi phạm hàng giả, nhãn hiệu. Đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu. DN phải xây dựng chiến lược kế hoạch để bảo vệ hàng hoá của mình. Người tiêu dùng phải nhận thức được tác hại của việc sử dụng hàng giả,tố giác những việc làm sai trái để đưa ra pháp luật.

Buổi tọa đàm đã phản ánh được thực trạng cũng như hệ lụy của việc vi phạm quyền SHTT tại Việt Nam; chỉ rõ những hạn chế trong việc quản lý, giám sát và đề ra những giải pháp hợp lý và kịp thời giúp hạn chế và đẩy lùi tình trạng vi phạm quyền SHTT tại Việt Nam, giúp các doanh nghiệp làm ăn chân chính hoạt động ngày càng hiệu quả.

Đỗ Uyên

Bài liên quan

Tin mới

Venezuela mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế, nhất là nông nghiệp với Việt Nam
Venezuela mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế, nhất là nông nghiệp với Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao Venezuela Tatiana Pugh Moreno khẳng định: Venezuela "rất trân trọng hình ảnh, sự nghiệp và di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh"; hình ảnh của Bác Hồ là biểu tượng gợi nhớ đến dân tộc Việt Nam rất anh hùng, gan dạ.

Cảnh báo tình trạng xưng danh cảnh sát giao thông thông báo phạt nguội để lừa đảo
Cảnh báo tình trạng xưng danh cảnh sát giao thông thông báo phạt nguội để lừa đảo

Công an tỉnh Hà Nam khuyến cáo người dân cần cảnh giác với các thủ đoạn gọi điện lừa đảo và thông báo phạt nguội giao thông, tránh mắc bẫy của những đối tượng xấu.

Bắt giữ 2 đối tượng mua bán hơn 6.500 viên ma túy
Bắt giữ 2 đối tượng mua bán hơn 6.500 viên ma túy

Ngày 17/4, Công an TP. Sơn La chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Công an tỉnh Sơn La đã phá thành công Chuyên án, bắt giữ 2 đối tượng về hành vi "Mua bán trái phép ma túy".

Tạm hoãn xuất cảnh đối với Giám đốc Công ty TNHH 1TV Việt Mỹ - Hạ Long
Tạm hoãn xuất cảnh đối với Giám đốc Công ty TNHH 1TV Việt Mỹ - Hạ Long

Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh vừa ra Thông báo số 3734, 3735, 3748/TB-CTQNI ngày 16/4/2024 gửi Cục Quản lý xuất cảnh, Bộ Công an về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với các giám đốc các doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn.

Phá chuyên án về ổ nhóm mua bán trái phép chất ma túy với số lượng lớn
Phá chuyên án về ổ nhóm mua bán trái phép chất ma túy với số lượng lớn

Công an TP. Hà Nội vừa thông tin kết quả ban đầu khám phá chuyên án 986H về ổ nhóm mua bán trái phép chất ma túy với số lượng lớn ở Hà Nội.

Giá sầu riêng giảm sâu đâu là nguyên nhân?
Giá sầu riêng giảm sâu đâu là nguyên nhân?

Tính đến giữa tháng 4/2024 các loại sầu riêng của Việt Nam đều rớt giá 50% so với đầu tháng Tư, dù rớt giá nhưng theo các chuyên gia người trồng vẫn có lãi, chỉ có điều không còn lợi nhuận "khủng" như thời gian trước.