Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bình Định: Cảng Quy Nhơn hàng loạt sai phạm khi cổ phần hóa

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng xử lý nghiêm trách nhiệm các tập thể, cá nhân sai phạm liên quan đến việc cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại cảng Quy Nhơn (Bình Định).

Bình Định: Cảng Quy Nhơn hàng loạt sai phạm khi cổ phần hóa - Hình 1

Cảng Quy Nhơn là cửa ngõ chính vận chuyển hàng hóa của miền Trung - Tây Nguyên, có vai trò rất quan trọng đối với quốc phòng - an ninh, hành lang Đông - Tây (nối từ Myanmar ra Biển Đông) trong giao thương quốc tế. Quá trình thực hiện cổ phần hóa cảng Quy Nhơn đã nảy sinh một số vấn đề và Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra toàn diện.

Cảng Quy Nhơn được hình thành năm 1976, do Cục Đường biển (Bộ GTVT) quản lý. Đến năm 1993, Bộ GTVT quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước Cảng Quy Nhơn. Năm 2009, cảng trực thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), đổi tên là Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn. Tháng 7/2013, Vinalines phê duyệt phương án cổ phần hóa, chuyển Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn thành Công ty CP Cảng Quy Nhơn (QNP).

Tháng 6/2015, Vinalines bất ngờ chuyển nhượng đợt 2 với 10,5 triệu CP, tương đương 26,01% tỷ lệ sở hữu QNP cho Công ty CP Đầu tư khoáng sản Hợp Thành. Đến tháng 9/2015, Vinalines tiếp tục bán toàn bộ phần vốn còn lại trong QNP (19,8 triệu CP với tỷ lệ 49%) cho Công ty Hợp Thành, giúp doanh nghiệp này tăng tỷ lệ nắm giữ QNP lên 86,23% với tổng trị giá 440 tỷ đồng.

Nhận định vụ mua bán này có dấu hiệu làm thất thoát tài sản Nhà nước, tháng 4/2017, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị thanh tra lại toàn bộ quá trình cổ phần hóa QNP. Sau đó, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra. Đến cuối tháng 7/2017, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chỉ đạo khẩn trương thanh tra, kết luận rõ đúng sai trong việc cổ phần hóa cảng Quy Nhơn.

Bình Định: Cảng Quy Nhơn hàng loạt sai phạm khi cổ phần hóa - Hình 2

Trước đó, ngày 4/7, làm việc với Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, Bí thư và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định kiến nghị thu hồi cảng Quy Nhơn về cho Nhà nước nắm cổ phần chi phối. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng cho hay việc cổ phần hóa tại cảng Quy Nhơn đã "lọt" vào tay tư nhân, địa phương lúng túng, mất kiểm soát.

"Sau khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ, để ổn định tình hình và phát huy lợi thế đặc biệt của cảng Quy Nhơn, Bình Định tha thiết đề nghị Thường trực Ban Bí thư quan tâm xem xét, chỉ đạo Chính phủ cho cơ chế về thẩm quyền quản lý của địa phương đối với cảng Quy Nhơn theo hướng Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối", Chủ tịch Bình Định kiến nghị.

Ngày 17/9/2018, Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra cho thấy việc cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại cảng Quy Nhơn, Bộ Giao thông - Vận tải, Vinaline, Ban chỉ đạo cổ phần hóa, Tổ giúp việc, Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn và các cơ quan, đơn vị có liên quan đã để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm. Trong hình là kho bãi chứa gỗ dăm ở cảng Quy Nhơn.

Bình Định: Cảng Quy Nhơn hàng loạt sai phạm khi cổ phần hóa - Hình 3

Theo quy hoạch của Chính phủ, đến năm 2020, cảng Quy Nhơn sẽ có thêm khu bến cảng Nhơn Hội có khả năng tiếp nhận tàu tới 100.000 tấn làm cảng chuyên dụng và khu bến cảng Đống Đa, Đề Gi, Tam Quan làm khu bến địa phương vệ tinh.

Hiện cảng Quy Nhơn có 6 bến, trong đó bến số 6 có độ sâu là - 25 m và dài 500 m, có thể tiếp nhận tàu có trọng tải tới 100.000 tấn. Hiện Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT chủ trì kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với các tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý có liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm trong quá trình thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại cảng Quy Nhơn.

Bình Định: Cảng Quy Nhơn hàng loạt sai phạm khi cổ phần hóa - Hình 4

“Thời điểm ấy, tôi ký văn bản do bị áp lực cảng quá tải, không ai giải quyết được nên tỉnh muốn nhà đầu tư phát triển. Còn cổ phần hóa như thế nào, bán cho ai, làm gì… thì Bộ GTVT làm, tỉnh làm sao biết được. Tôi ký văn bản đề nghị vào tháng 7/2015, thực tế trước đó Bộ GTVT đã định hướng thỏa thuận bán cổ phần cảng Quy Nhơn cho doanh nghiệp rồi”, ông Thiện nói.

Nguyên Bí thư Bình Định mong muốn Nhà nước thu hồi lại cảng Quy Nhơn và đầu tư hạ tầng cảng cho tốt để Bình Định và cả khu vực miền Trung tận dụng ưu thế cảng này để phát triển.

Được biết, liên quan đến vụ việc, cuối tháng 5/2017, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã thi hành kỷ luật đối với nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Văn Thiện với lý do đã thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ GTVT về việc cổ phần hóa cảng Quy Nhơn không thuộc trách nhiệm của tỉnh, không thông qua tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Hữu Văn

Tin mới

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên
Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên

Năm qua được xem là năm khó khăn nhất của ngành bán lẻ hàng điện máy, hàng công nghệ. Do đó, các hệ thống bán lẻ đều gặp khó khăn, phải tinh gọn bộ máy và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ khi cắt giảm gần 10.000 nhân viên.