Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bổ sung các quy định chặt chẽ hơn về quy trình tiếp nhận tố cáo

Sau khi nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tố cáo (sửa đổi), một số đại biểu cho rằng, việc mở rộng hình thức tố cáo bằng thư điện tử, mạng xã hội, điện thoại... sẽ dẫn đến tố cáo tràn lan. Bên cạnh đó, hiện chưa có quy định về bảo vệ người giải quyết tố cáo.

 

Sáng 24/5, trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tố cáo (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho hay, qua thảo luận, kết quả lấy phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp trước có 2 loại ý kiến về hình thức tố cáo.

Bổ sung các quy định chặt chẽ hơn về quy trình tiếp nhận tố cáo - Hình 1

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định

Trong đó, ý kiến thứ nhất đề nghị đề nghị mở rộng hình thức tố cáo qua bản fax, thư điện tử, điện thoại... Bởi vì, hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin đã trở nên phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và trong quản lý nhà nước.

“Nhiều nội dung tố cáo, phản ánh sai phạm của cán bộ, công chức, cơ quan nhà nước thông qua các phương tiện điện tử hay mạng xã hội tuy chưa được thừa nhận chính thức nhưng đã góp phần tích cực trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Vì vậy, không nên giới hạn hình thức thể hiện của đơn chỉ là văn bản giấy, hình thức thể hiện của tố cáo trực tiếp chỉ là gặp mặt trình bày bằng lời nói”, ông Định nhấn mạnh.

Loại ý kiến thứ hai đề nghị tiếp tục quy định 2 hình thức tố cáo như luật hiện hành là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp, vì cho rằng việc quy định thêm các hình thức tố cáo mới như tố cáo qua fax, điện thoại, thư điện tử có thể dẫn đến tình trạng tố cáo tràn lan, gây khó khăn, quá tải cho các cơ quan nhà nước trong quá trình giải quyết và việc xác định trách nhiệm đối với những người tố cáo sai sự thật. 

"Kết quả phiếu lấy ý kiến cho thấy cả 2 loại ý kiến trên đều chưa được quá 50% tổng số đại biểu Quốc hội đồng ý", Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật cho biết và đề nghị các đại biểu tiếp tục thảo luận, góp thêm ý kiến tại kỳ họp này.             

Phát biểu thảo luận tại hội trường sáng ngày 24/5, Đại biểu Võ Đình Tín (đoàn Đăk Nông) phân tích, về hình thức tố cáo, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, việc sử dụng mạng xã hội, email, bản fax…để tố cáo, phản ánh, cung cấp thông tin hành vi vi phạm pháp luật là cần thiết cho người dân. Tuy nhiên, nếu mở rộng hình thức tố cáo sẽ dẫn đến tình trạng tố cáo tràn lan, thiếu căn cứ, gây khó khăn cho cơ quan Nhà nước  trong quá trình xem xét và việc xác minh trách nhiệm  của người tố cáo sai sự thật.

Bổ sung các quy định chặt chẽ hơn về quy trình tiếp nhận tố cáo - Hình 2

Đại biểu Võ Đình Tín (đoàn Đắk Nông) phát biểu thảo luận

Có thể thấy rằng, việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật có thể qua nhiều kênh thông tin  tố giác, tố cáo, phản ánh, kiến nghị …nhưng trong quan hệ trong quan hệ tố cáo và giải quyết tố cáo cần có các chủ thể là người tố cáo, người bị tố cáo, người giải quyết tố cáo. Nếu tố cáo được thực hiện qua thư điện tử, fax, điện thoại thì trong nhiều trường hợp khó xác định người tố cáo là ai, đồng thời tạo ra kẽ hở để một số đối tượng lợi dụng quyết tố cáo để vu cáo, vu khống, xúc phạm danh dự của người khác.

Hơn nữa, tố cáo cán bộ công chức, viên chức  trong việc thực hiện nhiệm vụ rất phức tạp, cần được tiếp nhận và thụ lý chặt chẽ. Việc mở mộng các hình thức tố cáo cũng cần các điều kiện  về nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật  để xác minh kết luận đối với đơn tố cáo. “Trong bối cảnh hiện này, việc mở rộng hình thức tố cáo qua thư điện tử, fax, điện thoại là  khó khả thi. Do vậy tôi đề nghị không mở rộng hình thức tố cáo mà giữ nguyên quy định của luật tố cáo hiện hành” – Đại biểu Tín đề xuất.

Về bảo vệ người tố cáo, Đại biểu Tín cho rằng, quy định như trong Dự thảo luật có bước phát triển lớn so với các quy định trước, làm rõ thẩm quyền, trình tự, thủ tục và các biện pháp bảo vệ người tố cáo. Đây là cơ sở pháp lý trong việc tạo niềm tin và sự bảo đảm để người tố cáo yên tâm thực hiện quyền tố cáo của mình, góp phần vào việc đấu tranh các hành vi vi phạm pháp luật, phòng chống tham nhũng. 

Song, để nâng cao tính khả thi của các quy định này, cần bổ sung quy định xác định rõ thế nào là tính có căn cứ để yêu cầu bảo vệ và cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ? Khoản 3 Điều 48 Dự thảo tuy đã có quy định, song để hiểu như thế nào là có căn cứ có khá nhiều vấn đề. Bởi quy định này chưa định lượng ở mức độ nào, những biểu hiện, hành vi nào được coi là có căn cứ. Vì vậy, trên thưc tế có thể dẫn đến một trong hai tình huống.

Một là, việc tố cáo chưa thực sự có thể gây nguy hại đến tính mạng sức, khỏe, gây thiệt hại về tài sản, danh dự của người tố cáo và người than thích của họ nhưng khi được yêu cầu người có thẩm quyền có trách nhiệm áp dụng biện pháp bảo vệ, gây tốn kém không cần thiết, tạo dư luận xã hội không tốt. Hai là, tình huống cần thiết cần bảo vệ nhưng có thể do chủ quan, quan điểm chưa đủ căn cứ nên người có thẩm quyền chưa áp dụng các biện pháp bảo vệ dẫn đến việc bảo vệ người tố cáo không đạt yêu cầu theo quy định. "Tôi đề nghị rà soát, nghiên cứu bổ sung, làm rõ một số tình huống có thể được coi là căn cứ đồng thời có thể đưa ra đưa ra tiêu chí được coi là có căn cứ để triển khai thi hành luật đồng bộ, thống nhất, khả thi" - Đại biểu Tín nói.

Phát biểu tranh luận trước Quốc hội, Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đặt câu hỏi, Dự thảo luật đã có một chương về bảo vệ người tố cáo, song chưa có quy định nào bảo vệ người xử lý tố cáo. Người tố cáo được giữ bí mật, song người thực thi xử lý, vạch trần tố cáo lại không được giữ bí mật. Thực tế đã có trường hợp báo chí vạch trần người bị tố cáo thì bị tấn công, cho rằng vu khống người khác. Do đó, cần bổ sung quy định về vấn đề này.

Việc mở rộng hình thức tố cáo qua bản fax, thư điện tử, nhất là tố cáo qua điện thoại là phức tạp, có thể gây quá tải cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Hiện Dự thảo Luật đang được thể hiện theo loại ý kiến thứ nhất là bổ sung hình thức tố cáo qua bản fax, thư điện tử, điện thoại.

Hồng Lĩnh

 

Bài liên quan

Tin mới

Giá lúa gạo hôm nay 19/4: Đi ngang, cuối vụ Đông Xuân nguồn hàng ít
Giá lúa gạo hôm nay 19/4: Đi ngang, cuối vụ Đông Xuân nguồn hàng ít

Hôm nay 19/4, giá lúa gạo không biến động. Cuối vụ Đông Xuân nguồn hàng ít, khó mua và được chào bán giá cao.

Sen Vàng tăng vốn điều lệ lên 5.135 tỷ đồng và đặt mục tiêu khôi phục lại các nghiệp vụ môi giới cơ bản
Sen Vàng tăng vốn điều lệ lên 5.135 tỷ đồng và đặt mục tiêu khôi phục lại các nghiệp vụ môi giới cơ bản

Đại hội đồng cổ đông năm 2024 của Công ty cổ phần chứng khoán Sen Vàng (GLS) diễn ra đầu tuần qua đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 5.135 tỷ đồng và đặt mục tiêu khôi phục lại các nghiệp vụ môi giới cơ bản.

Việt Nam-Australia: Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch
Việt Nam-Australia: Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch

Ông Kevin Hogan, Bộ trưởng phụ trách về thương mại và du lịch cho rằng, Việt Nam-Australia còn nhiều tiềm năng và dư địa, đặc biệt trong xúc tiến thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch.

PC Quảng Ninh góp phần đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh kiểu mẫu về chuyển đổi số
PC Quảng Ninh góp phần đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh kiểu mẫu về chuyển đổi số

Công ty Điện lực Quảng Ninh (PC Quảng Ninh) thực hiện chuyển đổi số trong việc cung cấp các dịch vụ điện đối với các khách hàng có nhu cầu về điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, góp phần đưa tỉnh nhà trở thành một trong những địa phương trong cả nước đi đầu về chuyển đổi số ở cả ba lĩnh vực là chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Hệ thống dữ liệu thông tin về đất đai, thị trường bất động sản sẽ dẹp loạn tình trạng "làm giá"?
Hệ thống dữ liệu thông tin về đất đai, thị trường bất động sản sẽ dẹp loạn tình trạng "làm giá"?

Luật Đất đai 2024 đã dành một chương quy định về hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Hệ thống dữ liệu thông tin về nhà ở, thị trường bất động sản sẽ dẹp loạn tình trạng "làm giá" đang diễn ra hiện nay?

Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động
Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Công văn số 2993 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 31 ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong tình hình mới.