Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Giữ vững niềm tin trong nhân dân

(TH

(TH&CL) Năm 2013, ngành y tế đã chứng kiến nhiều vụ việc “tai tiếng” không đáng có, khiến dư luận không khỏi hoang mang. Nhân dịp năm mới 2014, Thương hiệu & Công luận đã ghi lại những chia sẻ của người đứng đầu ngành, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến về những kết quả hoạt động của một năm qua.

 

Thưa Bộ trưởng, xin Bộ trưởng chia sẻ về những kết quả đạt được của toàn ngành trong năm 2013?

Năm 2013, ngành y tế đã đạt được những kết quả quan trọng. Trước hết, chúng tôi thực hiện 7 nhiệm vụ trọng tâm mà ngành đề ra; tham mưu và trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về chủ trương, chính sách, chiến lược, quy hoạch của ngành; xây dựng và triển khai các đề án mang tính trọng điểm. Năm 2013, ngành đã đạt được thành tích ngang tầm khu vực; riêng công nghệ khoa học về y tế đã thực hiện được mổ tim nội soi, ghép tạng trên bệnh nhân ghép não (4 trường hợp); áp dụng về kỹ thuật tế bào gốc để chữa các bệnh về máu ác tính; hỗ trợ đào tạo cho các nước xung quanh như Malaysia, Indonesia, Singgapore… về nội soi, đặc biệt là nội soi chấn thương cột sống và chấn thương chỉnh hình.

Dù còn tồn tại một số trường hợp tai biến sản khoa, y khoa, nhưng ngành y tế vẫn tự hào khi được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá “Việt Nam là điểm sáng trong công tác thực hiện thành công các mục tiêu thiên niên kỷ” và là một trong 7 nước Top đầu của 74 nước xếp hạng về giảm tử vong mẹ và tử vong trẻ dưới 1 tuổi. Tôi tin rằng, bằng sự nỗ lực của mình, trong tương lai, ngành y tế ngày càng nâng cao chất lượng để phục vụ cộng đồng, xã hội.

Suy nghĩ của Bộ trưởng về những câu chuyện đáng buồn của ngành trong thời gian vừa qua?

Trong năm 2013, ngành y tế đã xảy ra một số vụ việc đáng tiếc, như: Vụ 3 trẻ em tử vong do tiêm vacxin ở Quảng Trị, nhân bản xét nghiệm ở Hoài Đức, thẩm mỹ viện Cát Tường, ngộ độc Rượu 29… Theo tôi, đó là những trường hợp hy hữu. Vì trong nhiều năm qua, ngành y tế mới xảy ra những tình trạng đó. Cá nhân tôi cũng cho rằng, đối tượng liên quan đến các vụ việc được nêu đều là những đối tượng có vấn đề về đạo đức con người và đạo đức nghề nghiệp. Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Y tế đã làm hết chức năng và vai trò của mình, xử lý triệt để các vấn đề liên quan đến vụ việc trên, đồng thời có sự can thiệp của các cơ quan chức năng có liên quan để đưa ra các quyết định xử phạt. Chúng tôi đã quán triệt trong toàn ngành, hạn chế tối đa những tình trạng đó...

Xin Bộ trưởng cho biết những giải pháp để ngành y tế phát triển bền vững và thực sự khởi sắc trong năm 2014 cũng như những năm tới?

Định hướng phát triển bền vững và chuyển biến khởi sắc trong tương lai đó là khắc phục những tồn tại của ngành bằng những giải pháp cụ thể.

Về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ngành đã có những đột phá mới: Trình Chính phủ Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi; tham mưu cho Chính phủ ban hành lộ trình thực hiện Bảo hiểm y tế toàn dân; tham mưu để Chính phủ ban hành các nghị định, văn bản về xử phạt an toàn thực phẩm, xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế, ban hành quyết định về nghĩa vụ xã hội đối với cán bộ y tế đến y tế cơ sở ít nhất là 1 năm… Ngành đưa ra đề án thí điểm việc đưa các bác sỹ trẻ tốt nghiệp loại khá, giỏi về 63 huyện nghèo; ban hành nghị quyết về cô đỡ thôn, bản để chăm sóc các bà mẹ thai sản ở các vùng dân tộc tại nhà.

Để khắc phục những tồn tại, Bộ Y tế là bộ đầu tiên trong 5 bộ được Chính phủ phân công về “đổi mới cơ chế tài chính”, theo đó giá dịch vụ công tiến tới phải tính đúng, tính đủ, Nhà nước sẽ không cấp kinh phí cho các đơn vị sự nghiệp công lập mà chỉ cấp qua bảo hiểm y tế cho người dân. Theo tôi, như thế mới là công bằng và Bộ Y tế đã làm được điều đó. Thông tư 04, mới chỉ điều chỉnh giá dịch vụ - đã trở thành một “cứu cánh” cho các bệnh viện…

Giải pháp ưu tiên sử dụng thuốc nội đã bắt đầu đi vào cuộc sống bằng Thông tư 01 với chính sách “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Lần đầu tiên, giá thuốc đấu thầu tại các bệnh viện giảm 20 - 30%, trong đó có cả thuốc nhập khẩu từ nước ngoài như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản… Như vậy, bác sỹ không thể kê toa thuốc biệt dược đắt gấp nhiều lần, trong khi ngân sách nhà nước còn hạn chế, người dân còn nghèo. Nguy hiểm hơn, việc làm này dẫn đến tính kháng sinh trong cộng đồng quá lớn, khi bệnh nặng không có thuốc nào chữa được. Chất lượng dịch vụ y tế sẽ ngày càng tăng, tạo nên tính ổn định phát triển bền vững.

Việc giảm tải ở các bệnh viện được ngành đặc biệt quan tâm và từng bước triển khai. Ngành liên tục triển khai các dự án quy hoạch và đầu tư vào hệ thống bệnh viện. Hiện tại, khoa ung bướu hạt nhân của Bệnh viện Bạch Mai sắp đi vào hoàn thiện với 800 giường bệnh. Bên cạnh đó, khánh thành một loạt bệnh viện tỉnh với đầy đủ trang thiết bị khám, chữa bệnh hiện đại để bệnh nhân có thể yên tâm chữa bệnh, không cần chuyển lên tuyến trên. Chính phủ cũng đã phê duyệt 20.000 tỷ đồng để xây dựng 5 bệnh viện có trình độ ngang tầm khu vực, tập trung vào các khoa ung bướu, nhi, chấn thương chỉnh hình; phê duyệt đề án xây mới với 500 giường bệnh tại Đông Anh (Hà Hội) dành cho Bệnh viện Nhiệt đới TW. Để tăng cường việc giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, Bộ còn triển khai đề án về xây dựng các bệnh viện vệ tinh với 45 bệnh viện ở 36 tỉnh, thành phố, tập trung vào các chuyên khoa đang quá tải. Bệnh viện vệ tinh sẽ thực hiện được các ca mổ kỹ thuật cao ngay tại cơ sở. Trong 3 năm tới, tôi tin tưởng, 45 bệnh viện này chắc chắn sẽ phát triển.

Vấn đề đạo đức nghề nghiệp được chú trọng đặc biệt, giải pháp cho vấn đề này là ban hành hàng loạt văn bản, quyết định về việc xử phạt. Trong hệ thống các cơ sở y tế công, triển khai đường dây nóng, tập trung vào 3 vấn đề chính: Phản ánh thái độ của cán bộ y tế, xử lý nhanh các trường hợp tai biến để tránh tử vong và hành vi vòi vĩnh của cán bộ y tế. Đồng thời, đưa ra các tiêu chí (83 tiêu chí) xếp hạng thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế - nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Công tác truyền thông giữ vai trò như thế nào trong hoạt động của ngành y tế?

Công tác thông tin truyền thông về chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân rất quan trọng, được thực hiện đồng bộ, toàn diện bằng nhiều hình thức hoạt động, phù hợp với từng vùng, miền, địa phương, từng đối tượng, thường xuyên, liên tục từ cấp bộ đến cơ sở một cách bền bỉ; kết hợp với truyền thông đại chúng và truyền thông trực tiếp nhằm tác động mạnh mẽ đến nhận thức của người dân về công tác y tế.

Phương châm tập trung vào 3 nội dung chính: Nói cho dân nghe, nghe dân nói và nói về dân. Cụ thể là: Hướng dẫn cho dân hiểu được các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, phổ biến kiến thức cho người dân để từ đó người dân có ý thức tự bảo vệ sức khỏe, chia sẻ những khó khăn, thách thức đối với ngành y tế trước những yêu cầu bức xúc của người dân và của toàn xã hội. Mặt khác, kịp thời lắng nghe ý kiến phản ánh của nhân dân, về tâm tư nguyện vọng trong thực hiện đường lối cũng như những phàn nàn, kiến nghị, giải pháp về các dịch vụ y tế để từ đó đưa ra những chính sách và cung cấp các dịch vụ tốt hơn. Đồng thời, tuyên truyền, biểu dương những mô hình hay, các cá nhân điển hình trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân mang lại lợi ích thiết thực cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. Việc làm thiết thực đó sẽ tạo được hiệu quả - đưa công tác chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân trở thành nhiệm vụ chung của toàn xã hội.

Tết đến, Xuân về, Bộ trưởng có điều gì chia sẻ với báo chí?

Trong năm 2013, các cơ quan báo chí đã kịp thời phản ánh những vấn đề bức xúc - liên quan tới ngành y tế, từ đó giúp chúng tôi có những biện pháp chấn chỉnh, từng bước đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người dân. Dù vậy, vẫn có có những cái nhìn chưa được khách quan và công bằng với ngành y tế, đẩy sự việc và dư luận đi quá xa so với thực tiễn của vấn đề. Năm 2014, tôi mong rằng, vẫn tiếp tục nhận được sự ủng hộ, phối hợp kịp thời của các cơ quan báo đài từ Trung ương đến địa phương đối với hoạt động của ngành, cũng như có một cái nhìn đa diện, trung thực và công bằng hơn đối với các hoạt động y tế…

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Ngọc Thu - Hoan Nguyễn (Thực hiện)

Tin mới

Long An: Cố gắng bảo đảm các hộ đều có nước sinh hoạt
Long An: Cố gắng bảo đảm các hộ đều có nước sinh hoạt

Theo phản ánh của ông Đặng Lê Vũ Hà (ấp 7, xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An), khu vực ông sinh sống thường xuyên bị cắt nước, mỗi ngày đều cắt theo các khung giờ cố định khiến người dân không đủ nước sinh hoạt. Tình trạng này đã kéo dài nhiều tháng qua.

Quảng Ninh bắt giữ 2 đối tượng vận chuyển 62 kg pháo hoa nổ trái phép
Quảng Ninh bắt giữ 2 đối tượng vận chuyển 62 kg pháo hoa nổ trái phép

Đồn Biên phòng Quảng Đức, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh vừa bắt giữ vụ vận chuyển pháo nổ trái phép với số lượng lớn.

Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect
Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

Với sự cải tiến vượt bậc về công nghệ, ứng dụng ngân hàng số phiên bản mới - PVConnect của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) không chỉ mang đến những trải nghiệm khác biệt, hiện đại, mà còn tập trung tối ưu tương tác với người dùng, đảm bảo mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng đều trở nên nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng.

Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập
Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Minh đã ký Quyết định số 666/QĐ-BKHCN ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 5/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập.

Các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp
Các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp

Theo Vụ Tiêu chuẩn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, phát thải khí nhà kính là một trong những nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu trên toàn cầu - một trong những thách thức đối với nhiều quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế, chính trị, ngoại gia và an ninh.

Các lô hàng sẽ bị chặn tại biên giới EU nếu được sản xuất bằng lao động cưỡng bức
Các lô hàng sẽ bị chặn tại biên giới EU nếu được sản xuất bằng lao động cưỡng bức

Nếu một sản phẩm bị cho là được sản xuất bằng cách sử dụng lao động cưỡng bức, sản phẩm đó sẽ không thể bán được ở thị trường Liên minh Châu Âu (EU) nữa và các lô hàng sẽ bị chặn tại biên giới EU.