Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả: Tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhất là ở các thành phố và đô thị

Tuy kết quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2017 đã góp phần ổn định ổn định tình hình kinh tế - xã hội phần nào, nhưng vẫn chưa tương xứng với tình hình thực tế, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhất là ở các thành phố và đô thị lớn.

Diễn biến phức tạp

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2017 diễn ra trên các tuyến, địa bàn, trọng điểm. Hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới xảy ra chủ yếu tại khu vực biên giới ở các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.

Tuyến biên giới địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa có dấu hiệu giảm, nhiều mặt hàng trước đây thường vận chuyển trái phép qua biên giới, nay cơ bản đã được mở tờ khai nhập khẩu tại các cửa khẩu như: quần áo, hàng tiêu dùng…

Tuyến biên giới Tây Nam Bộ, tình hình buôn lậu thuốc lá vẫn còn phức tạp, nguyên nhân chủ yếu là việc khó khăn trong xử lý hình sự nên hoạt động buôn lậu thuốc lá có sự gia tăng cả về quy mô, số lượng, phương thức hoạt động. Trước đây các đối tượng còn dè chừng vận chuyển với số lượng ít, chủ yếu bằng phương tiện xe gắn máy, hiện nay tình trạng vận chuyển bằng xe ô tô khách, xe tải, ghe tầu với số lượng lớn từ 10.000 - 40.000 bao thường xuyên xảy ra. Đối với mặt hàng đường, các đối tượng vẫn sử dụng phương thức dùng bao bì của các doanh nghiệp đường trong nước, đưa  sang biên giới Campuchia đóng gói, chờ đêm tối vận chuyển qua biên giới vào nội địa nước ta.

Tuyến biển, của khẩu cảng biển, cảng sông quốc tế: Đây là tuyến đường có lưu lượng hàng hóa rất lớn, nên cũng là tuyến đường dễ bị các đối tượng lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa về Việt Nam. Địa bàn trọng điểm vẫn là khu vực cảng biển TP. Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai; vùng biển Đông Bắc và Miền Trung.

Buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả: Tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhất là ở các thành phố và đô thị - Hình 1

Buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả: Tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhất là ở các thành phố và đô thị lớn

Các mặt hàng chủ yếu là xăng, dầu, gỗ, khoáng sản, động thực vật hoang dã; rác thải, phế liệu, thiết bị điện tử, điện lạnh, gia dụng đã qua sử dụng; hàng tiêu dùng, thực phẩm, thực phẩm chức năng, gia súc, gia cầm, đường cát, thuốc lá, hàng hóa ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng,...

Đối tượng là thuyền trưởng, thuyền viên tàu viễn dương, kể cả tàu nội địa thường xuyên ra vào cảng và tàu thuyền hoạt động kinh doanh, vận chuyển trái phép hàng hoá trên tuyến biển; khách du lịch XNC theo đường biển, cư dân giáp biên thường qua lại bằng xuồng gắn động cơ, ghe máy...

Tuyến cảng hàng không, bưu điện quốc tế, mặt hàng vi phạm tập trung chủ yếu là các hàng cấm, hàng nhỏ gọn, có giá trị cao, dễ cất giấu như: vũ khí; ma túy; vàng; các sản phẩm động vật hoang dã nằm trong danh mục CITES như: sừng tê giác, ngà voi, vảy tê tê; điện thoại; thuốc lá; rượu; mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc lá ngoại, xì gà...

Địa bàn trọng điểm: Sân bay quốc tế Nội Bài; Sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất; Bưu điện Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh; điểm chuyển phát nhanh DHL, Fedex.... Đối tượng trọng điểm: Phi công, tiếp viên hàng không, doanh nghiệp có hoạt động xuất, nhập khẩu tuyến hàng không có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, bưu điện, hành khách xuất nhập cảnh nhiều lần không rõ mục đích chuyến đi. Cá nhân hoặc tổ chức có gửi hàng bưu phẩm, bưu kiện qua đường bưu điện không rõ mục đích sử dụng, không có giấy tờ hàng hóa chứng minh tính hợp pháp của hàng ký gửi khi làm thủ tục Hải quan hoặc thường xuyên nhận quà biếu với số lượng lớn.

Trong nội địa, tình trạng buôn bán, tiêu thụ, vận chuyển trái phép các loại hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng; vi phạm về niêm yết giá bán hàng, kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn còn xảy ra tại nhiều địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,… chủ yếu là đối với nhóm các mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu thụ cao, như: rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá điếu, sản phẩm công nghệ, quần, áo, giầy, dép, mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,...

Đáng chú ý, cơ quan chức năng đã phát hiện trên địa bàn một số tỉnh như: Hà Nội, Hòa Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Nghệ An, TP.HCM, Lâm Đồng, Cần Thơ,… nhiều cơ sở kinh doanh xăng dầu  kém chất lượng, kết quả giám định cho chỉ số Octan (Ron) trong xăng pha chế thấp (có vụ dưới 70% chỉ số theo quy chuẩn kỹ thuật); nguồn gốc dung môi để pha chế xăng kém chất lượng chủ yếu từ Cần Thơ, TP.HCM…; thủ đoạn pha chế từ 25 - 30% chất dung môi vào xăng quy chuẩn để ra loại xăng mới có chỉ số Ron thấp; hợp đồng mua bán chất dung môi được ghi chất dung môi Solmix không được dùng cho động cơ đốt trong hoặc pha chế xăng, gây hậu quả đối với môi trường, an ninh năng lượng và quyền lợi của người tiêu dùng.

Kết quả chưa tương xứng tình hình thực tế

Năm 2017, bám sát các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ Trung ương đến cơ sở đã được các bộ, ngành quan tâm, thực hiện, từng bước vào nề nếp, phát huy hiệu quả tích cực, góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh-chính trị, kinh tế- xã hội, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng thu ngân sách, được nhân dân, các cấp, các ngành ghi nhận, đánh giá cao.

Theo số liệu sơ bộ năm 2017, các cơ quan chức năng đã phát hiện 225.837 vụ việc vi phạm (tăng 1,15% so với cùng kỳ năm 2016), thu nộp NSNN từ tiền xử phạt VPHC, bán hàng tịch thu và công tác thanh tra, kiểm tra, truy thu thuế đạt 23.101 tỷ 638 triệu đồng (tăng 7,17% so với cùng kỳ năm 2016), khởi tố 1.637 vụ ( tăng 4,87% so với cùng kỳ), 2.118 đối tượng (tăng 13,69 % so với cùng kỳ).

Tuy kết quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã góp phần ổn định ổn định tình hình kinh tế-xã hội phần nào, nhưng vẫn chưa tương xứng với tình hình thực tế, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhất là ở các thành phố và đô thị lớn.

Nguyên nhân là do: Sự quan tâm, vào cuộc của các cấp, các ngành chức năng có lúc, có nơi còn chưa đồng bộ, chưa thống nhất nên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra.

Việc xác định, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan chức năng nơi để xảy ra vụ việc vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại chưa được thực hiện triệt để.

Các đối tượng hoạt động phạm tội thường hoạt động theo đường dây, ổ nhóm, với sự tham gia của nhiều đối tượng, trong đó, có các đối tượng ở ngoại tỉnh, có đối tượng người nước ngoài nên việc xác minh, truy tìm đối tượng gặp nhiều khó khăn.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quản lý và xử lý vi phạm trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn chưa đồng bộ, thống nhất; việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung còn chậm gây chồng chéo, khó khăn trong công tác xử lý của các ngành, đơn vị chức năng…

Sự phối hợp, hiệp đồng đấu tranh giữa các lực lượng chức năng còn hạn chế, dẫn đến hiệu quả thấp.

Nhiều nhiệm vụ trọng tâm năm 2018

Tại buổi họp báo thông tin kết quả công tác đấu tranh chống gian lận thương mại và hàng giả năm 2017, phương hướng nhiệm vụ 2018, Chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Đàm Thanh Thế cho biết: Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, để tiếp tục huy động và phát huy tối đa sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào cuộc, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Ban chỉ đạo 389 quốc gia đề ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 2018 như sau: Triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Trong đó tập trung vào: Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ và Quyết định 05/QĐ-BCĐ của BCĐ 389 quốc gia ngày 23 tháng 9 năm 2015 v/v đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 30/CT-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2014 về tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá.

Buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả: Tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhất là ở các thành phố và đô thị - Hình 2

Chánh văn phòng thương trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Đàm Thanh Thế tại cuộc họp báo

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các kế hoạch chuyên đề trọng điểm: Kế hoạch số 410/KH-BCĐ389 ngày 14 tháng 6 năm 2017 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu; Kế hoạch 1239/KH-BCĐ389 về tăng cường phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng. Kế hoạch 1237/KH-BCĐ389 về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.

Triển khai thực hiện Quyết định số 1219/QĐ-BCĐ389 ngày 05/12/2017 của BCĐ 389 quốc gia thực hiện Tiêu chí đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Triển khai hiệu quả hệ thống báo cáo trực tuyến của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia định theo Quyết định số 01/QĐ-BCĐ ngày 04 tháng 01 năm 2018 v/v chế độ thông tin, báo cáo của Ban chỉ đạo 389 quốc gia để có thông tin kịp thời, chính xác phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý, các bộ, ngành xây dựng, sửa đổi, bổ sung và đề xuất kiến nghị các văn bản qui phạm pháp luật  không còn phù hợp liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đặc biệt là sửa đổi, bổ sung các quy định còn sơ hở thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành để hỗ trợ lực lượng chức năng nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thời gian tới.

Chỉ đạo các bộ, ngành chức năng xây dựng kế hoạch công tác năm 2018 với các giải pháp khả thi nhằm tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, đấu tranh, phát hiện, bắt giữ, xử lý buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Tăng cường hợp tác kinh tế thương mại, công nghiệp và năng lượng Việt Nam - Italia
Tăng cường hợp tác kinh tế thương mại, công nghiệp và năng lượng Việt Nam - Italia

Ngài Marcro della Seta - Đại sứ Cộng hòa Italia tại Việt Nam khẳng định Italia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, công nghiệp và năng lượng.

Tặng Bằng khen cho 2 cá nhân có thành tích đấu tranh chống buôn lậu
Tặng Bằng khen cho 2 cá nhân có thành tích đấu tranh chống buôn lậu

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ký quyết định tặng Bằng khen cho 2 cá nhân thuộc Cục Hải quan TP. Hải Phòng và Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 về thành tích xuất sắc, đột xuất trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Dòng tiền chảy mạnh, VN-Index chinh phục lại mốc 1.290 điểm trong phiên chiều 28/3
Dòng tiền chảy mạnh, VN-Index chinh phục lại mốc 1.290 điểm trong phiên chiều 28/3

Thanh khoản trở lại ngưỡng hơn 1 tỷ cổ phiếu và tăng từ rất sớm của cổ phiếu TCB, cũng như nhóm công ty chứng khoán khởi sắc về cuối phiên đã giúp VN-Index chạm tới vùng cao nhất trong gần 2 năm qua tại 1.290 điểm.

Triển khai thí điểm thêm 10 tuyến xe buýt áp dụng thẻ, vé điện tử tại Hà Nội
Triển khai thí điểm thêm 10 tuyến xe buýt áp dụng thẻ, vé điện tử tại Hà Nội

UBND TP. Hà Nội vừa thống nhất về chủ trương triển khai thí điểm thẻ vé đối với 10 tuyến xe buýt do Tổng công ty Vận tải đang khai thác vận hành theo đề xuất của Sở Giao thông vận tải.

Lạng Sơn: Trao tặng quà cho học sinh Trường Tiểu học xã Thành Hòa
Lạng Sơn: Trao tặng quà cho học sinh Trường Tiểu học xã Thành Hòa

Sáng 28/3, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lạng Sơn phối hợp Hội Chữ thập đỏ phường Quan Hoa và Hội Chữ thập đỏ phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội tổ chức Chương trình trao tặng quà cho thầy và trò Trường Tiểu học xã Thành Hòa, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.

Hàng loạt lãnh đạo cấp cao của AAV Group xin từ nhiệm trước thềm Đại hội cổ đông
Hàng loạt lãnh đạo cấp cao của AAV Group xin từ nhiệm trước thềm Đại hội cổ đông

Toàn bộ 3 thành viên HĐQT và 2/3 thành viên Ban kiểm soát của Công ty cổ phần AAV Group (Mã: AAV - HNX) đã nộp đơn xin từ nhiệm ngay trước thềm Đại hội cổ đông thường niên diễn ra vào ngày 8/4 sắp tới đây.