Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

BVĐK khu vực tây bắc Nghệ An: Cần làm rõ về cái chết của bé trai 7 tháng tuổi

Sự việc cháu trai 7 tháng tuổi chết sau 15 phút khi được bác sỹ tiếp nhận tại BVĐK khu vực tây bắc Nghệ An, khiến dư luận lại một lần nữa xôn xao.

THCL - Sự việc cháu trai 7 tháng tuổi chết sau 15 phút khi được bác sỹ tiếp nhận tại BVĐK khu vực tây bắc Nghệ An, khiến dư luận lại một lần nữa xôn xao.

Trên mạng xã hội, hàng nghìn lượt chia sẻ, cùng những lời bình luận xót thương cháu bé. Không ít người bức xúc bởi người nhà, thân họ cũng từng gặp rủi ro tại BVĐK khu vực tây bắc Nghệ An mà theo họ, cũng bởi do sự tắc trách của các nhân viên y tế.

BVĐK khu vực tây bắc Nghệ An: Cần làm rõ về cái chết của bé trai 7 tháng tuổi - Hình 1

                                                                 Ông nội bên cháu Nam khi cháu mất

Nick Xuân Thanh (0969xxxxxx) chia sẻ: Ngày 16/3/2015, mình bị vỡ ối lúc 2h chiều, nhập việc lúc 4h chiều, xin được mổ nhưng BV không đồng ý, bắt truyền. 2h sáng hôm sau mình đau bụng và ộc máu ra, khi mổ cháu bé bị ngạt và mất sau đó, nhưng bác sỹ lại nói con mình bị tim bẩm sinh.

Nick Cao Mai Trà chia sẻ: Chị gái, sản phụ Cao Thị Toàn, vào BVĐK khu vực tây bắc Nghệ An, sinh con bình thường. Nhưng sau sinh một khoảng thời gian, khi chị gái mình hỏi bác sỹ thì họ nói "chết rồi" và bồng cháu đi luôn, chị gái mình đã tắt thở luôn vì quá sốc (!).

Với những thực tế trên, phải chăng, các bác sỹ BVĐK khu vực tây bắc Nghệ An đã chưa thực sự tâm huyết với nghề hay vì những giải thích không rõ ràng, đã khiến người dân lại có dịp “trách móc” bác sỹ nơi này?...

Liên quan tới cái chết của cháu trai 7 tháng tuổi (cháu Nam), về phần gia đình cháu bé, mặc dù đã đồng ý ký vào đơn từ chối giám định pháp y, nhưng thực sự trong lòng họ không phục bởi có  những tình tiết mờ ám và lời giải thích không thuyết phục. Vì vậy, gia đình có đơn thư gửi tới các cơ quan báo chí, mong được làm sáng tỏ về cái chết của con mình.

Anh Võ Văn Hạnh, bố cháu bé buồn rầu: Gia đình tôi không thể tưởng tượng nổi cháu lại có thể ra đi nhanh đến vậy. Trước lúc đến bệnh viện, cháu vẫn chơi, vẫn bú dù có hơi sốt, chính vì vậy mà hai vợ chồng tôi đưa con đi để khám cho cháu, chứ không phải đưa cháu đi cấp cứu như các bác sỹ tại bệnh viện đã trả lời một số báo.

Theo anh Hạnh: “Khi cháu đến, thăm khám xong được chỉ định uống thuốc hạ sốt. Sau đó, họ bảo tôi lấy ca nước trên bàn cho cháu uống, nghe nói là nước onezon, tôi bón từng thìa cho cháu, cháu vẫn uống và còn khóc, đang uống dở thuốc thì bác sỹ bảo giữ chân để lấy ven nhưng không lấy được. Sau đó, bác sỹ đút ống sond vào miệng cháu và bơm 3 xi lanh nước, khi đó, cơ thể cháu bỗng dưng  tím tái và lịm đi"...

Chị Nguyễn thị Thắm, mẹ của cháu Nam nói trong nước mắt: Bác sỹ nói rằng con tôi khi tới bệnh viện lờ đờ, da xanh tái là hoàn toàn không đúng sự thật. Giờ tôi chỉ muốn làm sáng tỏ vấn đề để con tôi ra đi thanh thản".

Chị Yến Lê, cô của cháu bé cũng chia sẻ: Vẫn biết, những trường hợp trẻ nhỏ chết ở bệnh viện không còn quá xa lạ đối với người dân, nhưng cháu tôi đã chết bất thường chỉ sau 15 phút, trong khi trước đó cháu không có dấu hiệu gì là lờ đờ như các bác sỹ nói. Thực sự tôi không cam tâm. Tôi nghi ngờ bác sỹ đã đặt ống sonde và bơm quá vội vàng và nước bù điện giải Oresol - chính là nguyên nhân dẫn đến cái chết của cháu.

Gia đình anh Hạnh vô cùng bức xúc bởi là một bệnh viện khu vực, lớn như vậy mà bế con chạy qua 2 phòng không có nổi oxy?

 Ngày 16/2/2017, phóng viên đã về BVĐK khu vực tây bắc Nghệ An làm rõ những vấn đề mà gia đình anh Hạnh đã khiếu nại. Tiếp phóng viên, gồm có: Bác sỹ Nguyễn Viết Lương, Phó giám đốc BV; Bác sỹ Trương Thị Vân, Phó giám đốc BV; Bác sỹ Nguyễn Hữu Hồng, Trưởng phòng Kế hoạch BV.

BVĐK khu vực tây bắc Nghệ An: Cần làm rõ về cái chết của bé trai 7 tháng tuổi - Hình 2

Các bác sỹ của BV làm việc với phóng viên

Trong Báo cáo số 288/SYT-NVY của BV gửi Sở Y tế và UBND tỉnh Nghệ An, có nội dung: Tiếp nhận bệnh nhân Võ Hoài Nam, 7 tháng tuổi, vào viện lúc 6h30 ngày 05/02/2017; nhập Khoa Nhi lúc 6h45; tử vong lúc 7h cùng ngày. Tiếp nhận trẻ trong tình trạng lờ đờ, da xanh tái, mắt trũng sâu, sốt 40 độ, dấu hiệu mất nước nặng, tim nhịp không đều, mạch không bắt được. Chẩn đoán: shock mất nước mức độ nặng/tiêu chảy cấp. Được chỉ định truyền dịch và uống thuốc hạ sốt.

Bác sỹ Lương giải thích với phóng viên về việc gia đình cho rằng trẻ chỉ sốt nhẹ: "Chính vì gia đình không hiểu được tình trạng bệnh tật của con mình nên không đưa cháu đến viện sớm. Lúc đến, gia đình không hiểu được tình trạng của con nên có những phát biểu như vậy. Khi sự việc xảy ra, chúng tôi cũng đã trao đổi với gia đình, gia đình cũng đã chấp nhận tình trạng của cháu như vậy trong biên bản...".

Bác sỹ Lương giải thích về việc hết oxy: "Hiện nay, BV sử dụng 2 hệ thống oxy là hệ thống oxy trung tâm và hệ thống oxy dự phòng. Trường hợp hôm đó, khi cấp cứu cháu Nam là hệ thống oxy trung tâm bị hết, chuyển sang hệ thống oxy dự phòng".

Tuy nhiên, trong hồ sơ bệnh án chỉ ghi "bóp bóng có oxy" (?).

Khi được hỏi "BV có kiểm tra trước được khi nào thì hết oxy trong hệ thống trung tâm?", Bác sỹ Lương nói: "BV không có hệ thống máy khí nén, chỉ là nối các bình lại với nhau, khi hết oxy thì ở dưới có đèn báo động, bộ phận vật tư thiết bị sẽ thay hệ thống khác, nhưng BV đã trang bị hệ thống oxy bình dự phòng".

Vậy bộ phận phụ trách kiểm tra hệ thống oxy của BV có làm việc hay không và làm việc như thế nào khi cả 2 hệ thống oxy dùng để phục vụ chuyên môn đều không sử dụng được? Lượng oxy trong BV hết mà không biết? Việc chậm cung cấp oxy cho bệnh nhân chỉ trong 3 - 5 phút, cũng có thể gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng? Công tác quản lý và chuẩn bị phương tiện thiết bị vật tư của BV thực sự có chu đáo không?...

Như vậy, có 3 vấn đề trong trường hợp này, cần được làm rõ:

Thứ nhất là về tác phong, thái độ và thủ tục của BV khi tiếp nhận cháu bé, liệu có quá chậm trễ khi cháu bé vào viện từ 6h30' mà đến 6h45' mới được cấp cứu, trong khi bác sỹ phát hiện cháu đã xanh tái, lờ đờ...? 

thứ hai là trình độ chuyên môn của cán bộ, bác sỹ ở đây ra sao khi tiên lượng tình trạng bệnh của cháu bé?

Thứ ba là công tác quản lý và chuẩn bị vật tư thiết bị phục vụ công tác điều trị cho bệnh nhân thực sự đã chu đáo chưa (2 hệ thống oxy đều hết mà bác sỹ không biết)?

Câu trả lời, xin chuyển tới các cơ quan chức năng, cơ quan chuyên môn giải đáp, mong muốn có một kết quả chính xác nhất về nguyên nhân dẫn đến cái chết của cháu Nam để thông tin được minh bạch và trấn an dư luận.

TH&CL sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc khi có kết luận cuối cùng của Sở Y tế và các cơ quan có thẩm quyền.

Nhóm PV

Bài liên quan

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.