Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chất thép Nga trong vấn đề Triều Tiên

Moscow quan ngại việc phong tỏa nguồn cung dầu mỏ sẽ gây tổn hại cho người dân Triều Tiên, trong đó có các bệnh viện.

Ngày 6/9, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã hối thúc Nga hợp tác trong việc cắt giảm nguồn cung dầu mỏ cho Triều Tiên, nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như đã không chấp nhận ý tưởng này.

Phát biểu với báo giới sau cuộc hội đàm bên lề diễn đàn kinh tế tại Vladivostok bên bờ biển Thái Bình Dương của Nga, hai nhà lãnh đạo cho rằng:

Việc giải quyết cuộc khủng hoảng Triều Tiên càng sớm càng tốt là vấn đề được ưu tiên hàng đầu của cả hai bên, song dường như hai bên lại có những bất đồng ý kiến xung quanh vấn đề này.

Hãng tin Yonhap dẫn lời người phát ngôn Phủ Tổng thống Hàn Quốc Yoon Young-chan cho biết Tổng thống Moon nhấn mạnh:

''Để buộc Triều Tiên quay trở lại đối thoại, các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc cần được siết chặt. Điều không thể tránh khỏi hiện nay là cắt đứt nguồn cung dầu mỏ cho Triều Tiên. Chúng tôi hi vọng Nga cũng sẽ hợp tác trong vấn đề này''.

Tuy nhiên, Tổng thống Putin cho rằng, sức ép đối với Bình Nhưỡng sẽ không hiệu quả, bởi Moscow quan ngại việc phong tỏa nguồn cung dầu mỏ sẽ gây tổn hại cho người dân, trong đó có các bệnh viện.

Theo người phát ngôn Yoon, ông Putin cho biết Nga chỉ xuất khẩu một lượng dầu thô ít ỏi tới Triều Tiên, khoảng 40.000 tấn mỗi năm.

Tổng thống Putin nhấn mạnh sự cần thiết phải đưa ra một giải pháp chính trị, thay vì áp đặt thêm các lệnh trừng phạt.

Hiện, người phát ngôn của điện Kremlin Dmitry Peskov chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.

Chất thép Nga trong vấn đề Triều Tiên - Hình 1 

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in

Phong thái của nước lớn

Trước tác động từ Mỹ và đồng minh nhằm gây sức ép với Bình Nhưỡng, nhiều nước đã cắt đứt quan hệ giao thương với Triều Tiên.

Nhưng với người Nga, họ vẫn sẽ kiên quyết trong việc giải quyết khủng hoảng Triều Tiên, nhưng đồng thời cũng không dồn ép nước nào tới bước đường cùng. Moscow sẽ không vì một sức ép hiện hữu nào đó mà đi ngược lại nguyên tắc.

40.000 tấn dầu thô không phải là quá lớn để gây tác động đến nền kinh tế Nga. Nói cách khác, số dầu thô này không khiến Nga giàu thêm hay nghèo đi. Nhưng đối với Triều Tiên nó lại mang ý nghĩa quyết định.

Nga đang dần thay thế vị trí của Trung Quốc tại Triều Tiên sau khi Bắc Kinh thẳng thừng từ chối hỗ trợ cho Bình Nhưỡng dưới sức ép từ phương Tây.

Theo Sputnik, so với cùng kỳ năm 2016, trao đổi thương mại giữa Nga và Triều Tiên trong 2 tháng đầu năm 2017 đã tăng 73%, chủ yếu là do lượng than cung cấp từ Nga tăng sau khi Trung Quốc tuyên bố hạn chế cung cấp mặt hàng này cho Triều Tiên.

Ngoài việc tăng cường các lô hàng than đá, Nga còn có một số động thái khác nhằm mở rộng thương mại với Triều Tiên.

Cụ thể, trong tháng 5/2017, công ty Investstroytrest của Nga đã mở tuyến phà mới nối thành phố cảng Vladivostok của Nga tới thành phố Rajin của Triều Tiên. Mikhail Khmel, Phó giám đốc của công ty này cho biết, tuyến phà là để phục vụ khách du lịch Trung Quốc đi thăm Vladivostok bằng đường biển.

Theo TASS, tháng 1/2017, các quan chức ngành đường sắt Nga đã tới thăm Triều Tiên để thảo luận việc nâng cấp tuyến đường sắt Rajin-Hasan nối Nga với bán đảo Triều Tiên.

Bên cạnh đó, Nga và Triều Tiên còn đạt được thoả thuận nhập cư lao động bổ sung cho lực lượng 40.000 lao động Triều Tiên đang được thuê để làm việc trong ngành công nghiệp gỗ và xây dựng của Nga. Đây là một nguồn thu ngoại tệ chính cho chính quyền Kim Jong-un, theo báo Nihon Keizai của Nhật Bản.

Giáo sư thỉnh giảng James Brown tại Đại học Temple, Tokyo nhận định, hoạt động thương mại của Nga phù hợp với quan điểm của nước này với Triều Tiên. Ông nhận định:

"Nga không muốn cô lập Triều Tiên. Họ muốn Triều Tiên có thể tiếp tục tiến hành các hoạt động với phần còn lại của thế giới. Nga vẫn phản đối chương trình hạt nhân của Triều Tiên nhưng cũng thông cảm hơn với nước này".

Trường Giang - Baodatviet

Bài liên quan

Tin mới

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật ông Đào Ngọc Dung, bà Phạm Thị Hải Chuyền, ông Huỳnh Văn Tí
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật ông Đào Ngọc Dung, bà Phạm Thị Hải Chuyền, ông Huỳnh Văn Tí

Ngày 19/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Khiển trách ông Đào Ngọc Dung; Cảnh cáo bà Phạm Thị Hải Chuyền, ông Huỳnh Văn Tí.

Triệt phá đường dây buôn bán thuốc nổ trái phép quy mô lớn
Triệt phá đường dây buôn bán thuốc nổ trái phép quy mô lớn

Ngày 19/4, thông tin từ Bộ đội Biên phòng Nghệ An, đơn vị này vừa chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng triệt phá đường dây buôn bán, vận chuyển trái phép thuốc nổ quy mô lớn trên địa bàn.

Hưng Yên đầu tư 170 tỷ đồng xây cầu Hải Hưng
Hưng Yên đầu tư 170 tỷ đồng xây cầu Hải Hưng

Cầu Hải Hưng nối Hưng Yên với Hải Dương, bắc qua sông Chanh dự kiến thực hiện từ quý II năm nay tới quý IV/2025.

VN-Index tiếp tục trượt dốc mất 18 điểm, cổ phiếu chứng khoán giảm sàn la liệt
VN-Index tiếp tục trượt dốc mất 18 điểm, cổ phiếu chứng khoán giảm sàn la liệt

Phiên 19/4, chỉ số VN-Index giảm 18,16 điểm, tương đương 1,52%, xuống 1.174,85 điểm. Có thể thấy, VN-Index đang trượt dốc với tốc độ hiếm có trong bối cảnh tỷ giá căng thẳng, tiềm ẩn khả năng Ngân hàng Nhà nước nâng lãi suất điều hành.

Huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở từ 1/7
Huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở từ 1/7

Nghị định 40/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 của Chính phủ quy định huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở từ ngày 1/7/2024.

Công bố Nhãn hiệu tập thể “Đồ gỗ mỹ nghệ Khúc Xuyên”
Công bố Nhãn hiệu tập thể “Đồ gỗ mỹ nghệ Khúc Xuyên”

Ngày 19/4, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bắc Ninh phối hợp với UBND TP. Bắc Ninh tổ chức Lễ công bố Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ Nhãn hiệu tập thể “Đồ gỗ mỹ nghệ Khúc Xuyên”.