Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chế độ tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 93/2017/NĐ-CP quy định về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước.

Nguyên tắc quản lý tài chính

Nghị định quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ và các cam kết của mình theo quy định của pháp luật.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện công khai tài chính theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và quy định của pháp luật khác có liên quan.

Vốn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động và vốn khác theo quy định của pháp luật. Trong đó, vốn chủ sở hữu gồm: Vốn điều lệ hoặc vốn được cấp; các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá; thặng dư vốn cổ phần; các quỹ (Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính); lợi nhuận lũy kế chưa phân phối, lỗ lũy kế chưa xử lý; vốn khác thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Vốn huy động gồm: Vốn huy động tiền gửi của các tổ chức và cá nhân; vốn huy động thông qua phát hành các loại giấy tờ có giá; vốn nhận ủy thác đầu tư; vốn vay các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và ngoài nước; vốn vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Nghị định quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng vốn hoạt động để kinh doanh theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật khác có liên quan, đảm bảo nguyên tắc an toàn và phát triển vốn.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyền thay đổi cơ cấu vốn, tài sản phục vụ cho việc phát triển hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

Tổ chức tín dụng được mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ ghi trên sổ sách kế toán.

Doanh thu kinh doanh

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:

1- Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự: Thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay, thu lãi từ kinh doanh, đầu tư chứng khoán nợ, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, thu lãi cho thuê tài chính, thu lãi từ nghiệp vụ mua bán nợ, thu khác từ hoạt động tín dụng;

2- Thu nhập từ hoạt động dịch vụ: Thu từ dịch vụ thanh toán; thu từ dịch vụ ngân quỹ; thu từ nghiệp vụ ủy thác và đại lý; thu từ hoạt động dịch vụ khác;

3- Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng: Thu từ kinh doanh ngoại tệ; thu lãi chênh lệch tỷ giá; thu từ kinh doanh vàng; thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ;

4- Thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (trừ cổ phiếu);

5- Thu từ hoạt động góp vốn, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần;

6- Thu từ hoạt động khác: Thu từ các khoản nợ đã xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro (bao gồm cả các khoản nợ đã được xóa nay đòi được); thu từ các công cụ tài chính phái sinh khác; thu từ nghiệp vụ mua bán nợ; thu từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản; thu từ hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn; thu từ hoạt động khác theo quy định của pháp luật;

7- Thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Các khoản thu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được xác định phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định của pháp luật có liên quan, có hóa đơn hoặc chứng từ hợp lệ và phải được hạch toán đầy đủ vào doanh thu.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Bắc Giang tìm giải pháp gỡ khó đầu tư hạ tầng khu công nghiệp
Bắc Giang tìm giải pháp gỡ khó đầu tư hạ tầng khu công nghiệp

Ngày 24/4, đồng chí Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang chủ trì buổi làm việc về tình hình triển khai các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Cùng dự có thành viên Tổ công tác triển khai thực hiện các KCN thành lập giai đoạn 2022-2025.

Bình Liêu - Quảng Ninh: Đặc sắc Hội Soóng cọ năm 2024
Bình Liêu - Quảng Ninh: Đặc sắc Hội Soóng cọ năm 2024

Ngày 24/4, tại xã Húc Động, huyện Bình Liêu Hội Soóng, tỉnh Quảng Ninh cọ đã diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động đặc sắc và hấp dẫn.

Vụ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả: Khởi tố, bắt giam thêm một đối tượng
Vụ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả: Khởi tố, bắt giam thêm một đối tượng

Liên quan đến vụ án sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả, Cơ quan CSĐT Công an TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam thêm một đối tượng về hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả.

Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh bàn giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh bàn giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Chiều ngày 24/4, tại thành phố Móng Cái, Cục Hải quan tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp bàn giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) biên giới và phát triển đại lý hải quan trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2024.

Công an TP. Thanh Hóa bắt 2 đối tượng mua bán trái phép chất ma túy
Công an TP. Thanh Hóa bắt 2 đối tượng mua bán trái phép chất ma túy

Đội CSĐT tội phạm về ma túy Công an TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa điều tra, làm rõ và bắt giữ 2 đối tượng về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

Quảng Ninh: Tổng kiểm tra, rà soát các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Quảng Ninh: Tổng kiểm tra, rà soát các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự (ANTT), tăng cường công tác nắm tình hình, quản lý địa bàn, cơ sở, Công an tỉnh đã thành lập đoàn liên ngành gồm nhiều đơn vị nghiệp vụ tiến hành tổng kiểm tra, rà soát các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT trên địa bàn tỉnh, phục vụ công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm.