Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tái cơ cấu ngành thủy sản: Nhiệm vụ cấp thiết

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam những năm qua có tốc độ tăng trưởng nhanh và liên tục. Riêng năm 2013

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam những năm qua có tốc độ tăng trưởng nhanh và liên tục. Riêng năm 2013, kim ngạch đạt 6,5 tỷ USD, nhưng hiện đang chậm lại, đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là rào cản kỹ thuật và tranh chấp thương mại từ các đối tác lớn và quan trọng.

Ngày 30/3, tại TP. Tuy Hòa (Phú Yên), trong khuôn khổ Festival Thủy sản Việt Nam 2014, Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Phú Yên tổ chức Hội nghị “Triển khai đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.

Khó khăn ở phía trước

Tại hội nghị, các đại biểu chỉ ra rào cản thương mại quốc tế thường gặp với các sản phẩm thủy sản xuất khẩu ở Việt Nam đó là rào cản thuế quan (thuế phần trăm; thuế quan đặc thù như hạn ngạch thuế quan, thuế đối kháng, thuế chống bán phá giá...) và rào cản phi thuế quan (biện pháp cấm, hạn ngạch xuất khẩu, giấy phép xuất khẩu, rào cản kỹ thuật...).

Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng: “Khi Việt Nam đã gia nhập thị trường thế giới thì phải chấp nhận luật chơi chung. Tất cả các nước đều muốn đưa ra những rào cản để bảo vệ hàng hóa trong nước nên chúng ta cần bình tĩnh và xem những rào cản thương mại là việc đương nhiên. Điều mà DN cần phải làm là soi vào thị trường và đổi mới mình để thích ứng”.

Về những tồn tại và khó khăn của ngành thủy sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, theo bà Phan Thúy Hằng, chuyên viên Cục Chế biến, Thương mại Nông Lâm Thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) thì, công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo thông tin về giá cả thị trường thiếu cụ thể, không kịp thời, chưa thực sự định hướng cho phát triển sản xuất nguyên liệu theo tín hiệu của thị trường. Mặt khác, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh vẫn còn diễn ra. Một số DN hạ giá bán để cạnh tranh đã tự làm khó cho thủy sản xuất khẩu và gây nên các vụ tranh chấp thương mại tại thị trường nhập khẩu.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã chia sẻ kinh nghiệm về những vụ kiện liên quan đến ngành thủy sản Việt Nam. Ông cho rằng, các DN và VASEP đều chưa có kinh nghiệm đối phó với một vụ kiện ở quy mô lớn, không đánh giá hết sự phức tạp của vụ kiện và những tác động, không đánh giá hết những thách thức và cơ hội khi tham gia tốt các kỳ xem xét hành chính sau đó, do đó một số vấn đề chiến lược đã bị bỏ qua, nhất là vấn đề xác định giá trị thay thế cho một vụ kiện đối với quốc gia chưa được công nhận kinh tế thị trường.

Ngoài ra, các yếu tố cơ bản thúc đẩy phát triển thủy sản ổn định và lâu dài như quy hoạch, giống nuôi trồng, đánh bắt... còn mang nhiều yếu tố tự phát chưa trở thành quy trình công nghệ mang tính công nghiệp ở tầm vĩ mô.

Cần phải lập lại trật tự

Mặt hàng thủy sản của Việt Nam chiếm ưu thế và đã có mặt ở 165 thị trường trên thế giới. Thế nhưng, chính chúng ta đã tự trói mình khi giữa DN này với DN khác cạnh tranh không lành mạnh, giảm giá sâu khi cùng xuất khẩu một mặt hàng. Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, để lập lại trật tự trong xuất khẩu thủy sản cần đưa ra những cơ chế, ràng buộc, điều kiện để làm sao các DN có thể cạnh tranh nhưng không vi phạm quy định của Việt Nam và quốc tế. “Trước mắt, Bộ NN&PTNT trình Chính phủ để ban hành nghị định về cá tra. Ở đó, quy định cụ thể từ khâu nuôi đến chế biến, xuất khẩu. Nghị định này sẽ sớm được ban hành”, ông Tám cho biết.

TS. Nguyễn Thị Lan Hương, chuyên gia chính sách của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hiệp quốc (FAO) nhận định, thị trường nội địa đang chiếm tỷ trọng lớn trong việc tiêu thụ thủy sản. Thế nhưng, lâu nay dường như các DN chế biến thủy sản “bỏ quên” sân nhà. “Ngay cả việc quản lý vệ sinh thực phẩm thủy sản, chúng ta chủ yếu chạy theo đáp ứng những quy định nghiêm ngặt của thị trường thế giới mà quên rằng người tiêu dùng trong nước cũng đang đòi hỏi những sản phẩm sạch như thế. Đây là vấn đề cần nghiên cứu kỹ khi tái cơ cấu lại ngành thủy sản Việt Nam”, bà Hương nêu ý kiến.

Bà Nguyễn Chi Mai, Trưởng Ban Phòng vệ thương mại, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) kiến nghị, để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình giải quyết vụ việc tranh chấp cần có sự kết phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; có sự phân công, phân nhiệm đúng người, đúng việc, bố trí đủ thời gian và các nguồn lực cần thiết kịp thời; chịu được áp lực của công việc và thời gian.

Hoan Nguyễn

Tin mới

Tỷ giá USD hôm nay 29/3: Tiếp tục leo dốc trước dữ liệu quan trọng
Tỷ giá USD hôm nay 29/3: Tiếp tục leo dốc trước dữ liệu quan trọng

Tỷ giá USD hôm nay 29/3, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng 0,18%, đạt mốc 104,53. Đồng USD tăng giá trước khi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ được công bố vào hôm nay.

Người mua nhà mắc kẹt trong những "dự án treo", cơ quan nào xử lý?
Người mua nhà mắc kẹt trong những "dự án treo", cơ quan nào xử lý?

Ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, không chỉ tại Hà Nội, TP. HCM, thực trạng người mua nhà mắc kẹt trong những "dự án treo" còn xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành.

Giá vàng hôm nay 29/3: Giá vàng thế giới vượt mốc lịch sử
Giá vàng hôm nay 29/3: Giá vàng thế giới vượt mốc lịch sử

Giá vàng hôm nay 29/3, giá vàng SJC trong nước tăng nhẹ, dao động mức 81 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới tăng phi mã, vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce.

BIDV và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác
BIDV và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác

Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029 vừa được ký kết giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Học viện Tài chính sẽ là đòn bẩy giúp tăng cường thế mạnh của mỗi đơn vị trên hành trình hướng tới thành công.

Giá xăng dầu hôm nay 29/3: Vùn vụt tăng
Giá xăng dầu hôm nay 29/3: Vùn vụt tăng

Giá xăng dầu hôm nay 29/3, giá dầu thế giới tăng vùn vụt với dầu WTI tăng 2,24%, dầu Brent tăng 1,61%.

Giá cà phê hôm nay 29/3: Cà phê trong nước tăng kỉ lục
Giá cà phê hôm nay 29/3: Cà phê trong nước tăng kỉ lục

Giá cà phê hôm nay, 29/3, giá cà phê trong nước có mức tăng kỉ lục, 1.700 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 99.700 đồng/kg