Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cho vay tiểu thương và hộ kinh doanh 'lên ngôi'

Kinh tế tăng trưởng khả quan, lãi suất ổn định và nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh đã kích thích nhóm tiểu thương, hộ kinh doanh có nhu cầu vay vốn kinh doanh, buôn bán…

Trong quý I-2018, kinh tế tăng tưởng ở mức 7,38% là mức tốt nhất trong 10 năm qua, trong đó, lĩnh vực dịch vụ tiếp tục diễn biến sôi động, sức mua tăng mạnh nhờ ổn định kinh tế vĩ mô, chi tiêu cá nhân cũng tăng cao. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI) quý đầu năm cũng tăng 2,82%.

Nhu cầu vốn tăng, nhưng tiếp cận gặp nhiều rào cản

Bức tranh kinh tế lạc quan từ đầu năm đến nay đã kích thích nhu cầu sản xuất kinh doanh, buôn bán của các hộ, cá nhân kinh doanh và cả nhu cầu chi tiêu của người dân.

Cho vay tiểu thương và hộ kinh doanh 'lên ngôi' - Hình 1

Khó tiếp cận vốn ngân hàng cũng là nỗi lo của phần lớn tiểu thương, hộ kinh doanh

Chị Võ Ngọc, chủ cửa hàng sữa trên đường Đỗ Xuân Hợp (Quận 9, TP HCM), cho biết hoạt động kinh doanh buôn bán thời gian qua khá thuận lợi, lượng hàng chị nhập về quay vòng cũng nhanh hơn trước. Sau 3 năm hoạt động, chị có ý định mở thêm cửa hàng tương tự ở quanh khu vực quận 9.

 “Có điều, vốn là một bài toán không đơn giản. Ngân hàng thường yêu cầu tài sản thế chấp hoặc yêu cầu rất nhiều loại giấy tờ để đảm bảo vay vốn, trong khi tôi là hộ kinh doanh, buôn bán sổ sách rất đơn giản” - chị Ngọc cho biết.

Khó tiếp cận vốn ngân hàng cũng là nỗi lo của phần lớn tiểu thương, hộ kinh doanh. Nếu không là tổ chức doanh nghiệp, các hộ kinh doanh này thường vay vốn ngân hàng dạng tín chấp, với tư cách cá nhân, phải chứng minh thu nhập. Theo báo cáo nghiên cứu thị trường 2018 của CommCredit (một thương hiệu chuyên phục vụ Tiểu Thương, hộ kinh doanh của VPBank), chỉ có 10% nhóm khách hàng này đã từng vay qua ngân hàng, còn lại sẽ tìm đến bạn bè, người thân, chơi “hụi”, thậm chí cả vay nóng, tín dụng đen vì đáp ứng nguồn vốn nhanh, không yêu cầu thủ tục.

Thời gian qua, với sự hỗ trợ của ban quản lý các chợ, nhiều ngân hàng thương mại đã đẩy mạnh cho vay đối với tiểu thương ở các chợ truyền thống. Tuy nhiên, với các hộ kinh doanh độc lập, chủ cửa hàng ở các tuyến phố…, việc chứng minh hiệu quả kinh doanh, sổ sách thu chi để vay vốn ngân hàng không đơn giản. Do đó, một số ngân hàng tiếp tục tiến thêm một bước nữa để thúc đẩy phân khúc cho vay tín chấp với nhóm khách hàng là tiểu thương, hộ kinh doanh này nhằm đảm bảo 3 yếu tố: đơn giản, linh hoạt, an toàn. Và Commcredit của VPBank là một ví dụ điển hình.

Tiểu thương, hộ kinh doanh ngày càng được ngân hàng chiều chuộng

Tháng 7-2015, VPBank chính thức cho ra đời thương hiệu CommCredit - Tín dụng Tiểu Thương, mô hình tổ chức chuyên biệt cung cấp các giải pháp tài chính cho khách hàng tiểu thương, không chỉ ở các sạp chợ truyền thống mà còn hộ kinh doanh, chủ cửa hàng buôn bán trên các tuyến phố…

Cho vay tiểu thương và hộ kinh doanh 'lên ngôi' - Hình 2

VPBank tin tưởng Commcredit sẽ giúp khách hàng tiểu thương, hộ kinh doanh các giải pháp tài chính phù hợp, hiệu quả

Am hiểu thị trường phân khúc, các gói sản phẩm của CommCredit không những đa dạng, mà còn được “đo ni đóng giày” phù hợp với từng đặc thù như Vay đa năng góp tháng, Vay Thuế+ dựa trên biên lai thuế, Vay Siêu tốc, Vay thế chấp sạp chợ… Trên hết, CommCredit VPBank luôn hướng đến cung cấp cho khách hàng các giải pháp tài chính với thủ tục đơn giản, được phục vụ tận nơi, dễ tiếp cận.

Và cổng Commcredit VPBank trên Zalo là một trong những kênh đầu tiên trên thị trường tiếp cận khách hàng Tiểu thương và hộ kinh doanh thời công nghệ. Khách hàng dễ dàng đăng kí vay qua Zalo, chủ động tra cứu thông tin khoản vay, quản lý khoản vay với nhiều loại tin nhắn thông báo tự động.

Với sự đầu tư chuyên nghiệp, mô hình kinh doanh độc đáo và chiến lược nhạy bén, VPBank tin tưởng Commcredit sẽ giúp khách hàng tiểu thương, hộ kinh doanh các giải pháp tài chính phù hợp, hiệu quả” - đại diện VPBank cho biết.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên
Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên

Năm qua được xem là năm khó khăn nhất của ngành bán lẻ hàng điện máy, hàng công nghệ. Do đó, các hệ thống bán lẻ đều gặp khó khăn, phải tinh gọn bộ máy và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ khi cắt giảm gần 10.000 nhân viên.

Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?
Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?

Khoảng 75% ý kiến cho rằng bắt đầu công việc kinh doanh riêng hoặc làm công việc tự do là cách để có năng lực kinh tế tốt hơn. Hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có “năng lực kinh tế cao hơn”.

Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương
Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương

Trong thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cử nhiều đoàn bác sĩ nội trú về huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Lào Cai nhằm tạo cơ hội cho người dân tại đây được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn rất bấp bênh, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ. Vì vậy, năm 2024, cần phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.