Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chống hàng giả, bảo vệ quyền SHTT: “Đầu tư” để làm nhiều hơn nói!

Tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hà

THCL Tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) vẫn diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, tác động tiêu cực tới sản xuất, kinh doanh của DN và môi trường đầu tư.

Ảnh minh họa

Những cái gai nhức nhối

Theo Cục QLTT (Bộ Công thương), trong năm 2015, lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra 38.059 vụ, phát hiện 25.123 vụ vi phạm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền SHTT; xử phạt hành chính trên 68 tỷ đồng; trị giá hàng vi phạm trên 536 tỷ đồng.

Trong đó, có 485 vụ vi phạm hàng giả về chất lượng, công dụng, 1.632 vụ giả mạo chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, 650 vụ vi phạm về quyền SHTT, 20.809 vụ vi phạm về nhãn hàng hóa... Phần lớn, mặt hàng bị làm giả, làm nhái tập trung trong các nhóm hàng thực phẩm, thực phẩm chức năng, hàng tiêu dùng, điện tử - điện máy, phương tiện giao thông, phân bón, xăng dầu, dược phẩm, mỹ phẩm…

Ông Nguyễn Trọng Tín, Phó cục trưởng Cục QLTT cho biết, công tác chống hàng giả, xâm phạm quyền SHTT dù đạt được những kết quả quan trọng, song nhìn chung chưa đáp ứng được mong muốn của các nhà sản xuất, kinh doanh hợp pháp và NTD. Kết quả xử lý chưa phản ánh hết thực tế vi phạm trên thị trường. Công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả và hàng xâm phạm quyền SHTT còn nhiều bất cập, hạn chế và khó khăn.

Các phương thức, thủ đoạn sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền SHTT đang ngày càng tinh vi. Các đối tượng vi phạm có sự phân công chặt chẽ, hình thành các đầu mối chuyên cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện; đầu mối chuyên cung cấp các loại bao bì, tem, nhãn giả. Hàng giả được sản xuất dưới dạng gia công sản phẩm chưa hoàn chỉnh ở một nơi, sau đó đặt gia công ở một nơi khác để lắp ráp, đóng gói thành phẩm, sau khi có đơn đặt hàng mới được gắn nhãn mác giả mạo nguồn gốc xuất xứ và giao cho khách hàng đặt mua, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, không cất trữ chờ tiêu thụ...

Đối tượng vi phạm cũng ngày càng đa dạng, trà trộn trong các khu dân cư, các làng nghề, vùng nông thôn... nên rất khó phát hiện. Trong khi chế tài xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe, chủ yếu vẫn là xử lý vi phạm hành chính, ít những vụ việc bị khởi tố hình sự.

Giải quyết những bất cập

Bên cạnh việc khẳng định, hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT vẫn còn tràn lan, nhức nhối tinh vi, cần có sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan từ Trung ương đến địa phương, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải trăn trở: Vai trò của DN ở đâu? DN đã nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và đầu tư đúng mức cho việc này chưa?

Theo Thứ trưởng, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và vi phạm SHTT hiện nay có 4 vấn đề cần quan tâm.

Thứ nhất, các văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều bất cập, chồng chéo, nhiều văn bản đã có nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe.

Thứ hai, sự phối hợp giữa các đơn vị, mặc dù đã có cố gắng nhưng còn có nhiều vấn đề cần khắc phục và làm tốt hơn nữa. Nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị thì các văn bản mới có ban hành cũng khó đạt kết quả cao.

Thứ ba là vai trò của DN cũng như hiệp hội trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm SHTT. DN phải bảo vệ quyền lợi của chính mình, bảo vệ quyền lợi của NTD, cũng như sự nghiêm minh của pháp luật. DN phải xác định sự quyết tâm và đầu tư cả về kinh phí và nguồn lực thì mới mang lại kết quả. Cuối cùng, công tác tuyên truyền cần được đẩy mạnh hơn nữa trong công tác đấu tranh chống lại vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm SHTT.

Để thực hiện có kết quả cuộc đấu tranh chống hàng giả, theo ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam, còn rất nhiều việc phải làm. Cụ thể, tổ chức thực hiện kiểm tra trong nội địa và kiểm soát ở biên giới cần có sự gắn kết với nhau. Giải quyết dứt điểm khó khăn cho các lực lượng thực thi trong vấn đề tiêu hủy hàng giả, khi tịch thu không đúng cách thì vi phạm vào Luật Môi trường, nhất là thuốc bảo vệ thực vật, tiêu hủy rất khó khăn.

Nhà nước nên giao cho một đơn vị có chức năng và có nghiệp vụ về thu gom và tiêu hủy tại nhà máy và Nhà nước cấp kinh phí để tiêu hủy. Về luật pháp, còn nhiều quy định trùng lắp, không rõ. Bên cạnh đó, tổ chức thực hiện quy chế ghi nhãn chưa tốt, cả hàng nhập khẩu chính thống và nhập khẩu chưa nghiêm. Đặc biệt, một số nhóm hàng như thuốc bảo vệ thực vật, thú y, nuôi trồng, phân bón. Việc kiểm tra nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, chất lượng hàng hóa còn chưa nghiêm. Công tác giải quyết hồ sơ khiếu nại, xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quá lâu, thiếu tính đồng bộ, cần có quy định hợp lý về thời hạn cơ quan giải quyết khiếu nại về sở hữu trí tuệ.

Chính phủ nên cho phép DN được hạch toán kinh phí bảo vệ thương hiệu, giúp đỡ các cơ quan thực thi và các tổ chức chống hàng giả, hàng nhái là kinh phí hợp lý. Việc cấp phép lưu hành (chứng nhận hợp quy và chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, việc cấp tem CR (tem chất lượng) vẫn mang tính chất hình thức, ít hiệu quả. Vì vậy, cần đưa ra giải pháp hiệu quả hơn.

Đặc biệt, DN cần phối hợp cung cấp thông tin cho lực lượng thực thi và Văn phòng BCĐ 389/QG, Cục QLTT, các chị cục quản lý thị trường các tỉnh, thành phố để thực hiện nhiệm vụ

Thanh Hà

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.