Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chống hàng giả: Gian nan cuộc chiến

Theo Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), những tháng đầu năm 2017, gần 5.500 vụ vi phạm về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã được phát hiện, xử phạt gần 16 tỷ đồng…

Trên địa bàn Hà Nội, 4 tháng đầu năm, lực lượng chức năng đã kiểm tra xử lý 8.134 vụ về hàng cấm, hàng nhập lậu và gian lận thương mại, phát hiện 627 vụ hàng giả.

Cuối tháng 4, các lực lượng chức năng của Hà Nội đã bất ngờ kiểm tra kho hàng mỹ phẩm tại quận Hà Đông, phát hiện gần 4 tấn mỹ phẩm gồm dầu gội, dầu xả, dưỡng tóc, dưỡng da... không hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Bao bì các sản phẩm chủ yếu ghi nguồn gốc tại Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc... Đáng chú ý, hộp đựng những sản phẩm trên đều được ghi chữ Trung Quốc. Qua xác minh bước đầu, số hàng trên được tập kết từ Móng Cái về Hà Nội, chi phối ở các đại lý...

Chống hàng giả: Gian nan cuộc chiến - Hình 1

Ảnh minh họa

Mới đây, Đội QLTT số 5 thuộc (Chi cục QLTT Hà Nội) phối hợp với Đội 5 - Phòng Cảnh sát môi trường, kiểm tra Công ty TNHH đồ câu cá Quang Uy (Long Biên, Hà Nội), phát hiện khoảng 4 tấn thức ăn chăn nuôi thủy sản, xuất xứ Trung Quốc. Tại thời điểm kiểm tra, đại diện DN này không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh xuất xứ, cũng như chất lượng của lô hàng.

Tại TP. HCM, Chi cục QLTT, trong 5 tháng đầu năm, đã kiểm tra 198 vụ liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ (hàng giả, hàng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu), đã phạt hành chính 1,6 tỷ đồng… Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên là do cơ chế phối hợp và chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm còn nhẹ.

Hiện nay, có tới 5 cơ quan hành chính có chức năng và thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ là QLTT, thanh tra chuyên ngành KH&CN, VH-TT&DL, công an kinh tế, UBND các cấp cùng cơ quan hải quan kiểm soát hàng nhập khẩu; tuy nhiên, hoạt động thiếu sự đồng bộ.

Ngoài ra, còn do “sự tiếp tay” của NTD bởi vẫn có không ít NTD biết mình đang mua bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, nhưng vẫn chấp nhận bởi hợp túi tiền của họ.

Nói chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là một cuộc chiến quả không sai. Bởi, một bên là các cơ quan chức năng, bảo vệ NTD và nền sản xuất trong nước; một bên vì mãi lực đồng tiền, tìm mọi cách “tuồn hàng” qua biên giới, đưa vào sâu trong nội địa, tiêu thụ kiếm lời.

Vừa qua, lô hàng gồm hàng nghìn bộ khóa giả đã bị Công an tỉnh Lạng Sơn bắt giữ tại địa bàn huyện Cao Lộc, khi đang trên đường vận chuyển vào nội địa. Dù trên các ổ và chìa khóa đều ghi tên một thương hiệu lớn, nhưng thực chất toàn bộ sản phẩm đã được sản xuất, làm giả từ bên kia biên giới. Tuy chưa xác định được chủ nhân của lô hàng, nhưng theo nhận định của cơ quan điều tra, sau khi vận chuyển về xuôi, những ổ khóa giả tiếp tục được thay vỏ hộp, dán nhãn mác, bán ra thị trường.

Để khám phá và bắt giữ lô hàng giả này, các cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn đã phải mật phục, theo dõi mọi di biến động của các đối tượng để thu thập chứng cứ, nắm bắt cách thức di chuyển và tuồn hàng vào Việt Nam.

Hiện nay, hàng lậu được các đối tượng tập kết ở các kho hàng hoặc trong núi, sử dụng nhiều phương tiện khác nhau, thuê nhiều người lén lút đai vác, vận chuyển qua các đường mòn, lối mở, kênh rạch để đưa hàng hóa vào nội địa tiêu thụ. Các đối tượng cầm đầu không trực tiếp thực hiện vận chuyển mà thuê người làm thay. Đai vác hàng, đa phần là người nghèo, phụ nữ, trẻ em không có việc làm ổn định.

Họ bị đối tượng đầu nậu gắn trách nhiệm bồi thường nếu để hàng hóa bị bắt. Khi bị lực lượng chức năng bắt giữ, những người đai vác mướn tìm mọi cách để chống trả người thi hành công vụ, sẵn sàng nhận tội khi bị bắt giữ nên các cơ quan chức năng rất khó xử lý đối tượng cầm đầu trong các đường dây vận chuyển này…

Ngọc Linh

Bài liên quan

Tin mới

Quý I/2024, chứng khoán HSC đạt lợi nhuận cao nhất trong 7 quý gần đây
Quý I/2024, chứng khoán HSC đạt lợi nhuận cao nhất trong 7 quý gần đây

Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC – MCK: HCM) tăng trưởng ở hầu hết các mảng kinh doanh so với cùng kỳ năm 2023. Theo đó, doanh thu từ môi giới chứng khoán đạt 215 tỷ đồng, doanh thu từ cho vay ký quỹ đạt 339 tỷ đồng,…

Ninh Bình buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc
Ninh Bình buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình kiểm tra hộ kinh doanh Đinh Công Sách, địa chỉ đường Thiên Quan, phố Nam Giang, thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, tiến hành thu giữ, buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Thông tin gạo ST24, ST25 được ưu đãi thuế xuất sang EU là không chính xác
Thông tin gạo ST24, ST25 được ưu đãi thuế xuất sang EU là không chính xác

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) khẳng định, thông tin gạo thơm ST24 và ST25 được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU là không chính xác.

Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ thị trường nào trong tháng 3/2024
Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ thị trường nào trong tháng 3/2024

Trong tháng 3/2024, nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh 43,9% về lượng, tăng 55,3% về kim ngạch và tăng 7,9% về giá so với tháng 2/2024, đạt 174.582 tấn, tương đương 39,98 triệu USD.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng
Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng

Trong tháng 4/2024, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình đã tiến hành kiểm tra 68 vụ việc, phát hiện 35 vụ vi phạm, đã xử lý 23 vụ vi phạm với tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng.

Kinh tế thế giới hy vọng gì vào Hội nghị mùa Xuân?
Kinh tế thế giới hy vọng gì vào Hội nghị mùa Xuân?

Kỳ họp mùa Xuân năm nay được đánh giá là gọn gàng và tập trung hơn so với các cuộc họp trước đây.