Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chủ động giám sát trực tuyến để chống buôn lậu

Thời gian qua, lực lượng Hải quan chủ động ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các trang thiết bị, kỹ thuật quản lý hiện đại trong hoạt động nghiệp vụ kiểm soát hải quan để phòng ngừa, đấu tranh triệt để với các hoạt động buôn lậu.

Theo Tổng cục Hải quan, thời gian quan, trên tuyến đường bộ, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới diễn ra rộng khắp trên các khu vực cửa khẩu, đường mòn, đường tắt như như cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Lào Cai), cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn), khu vực cửa khẩu Lóng Sập (Điện Biên), cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (Nghệ An), cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Quảng Trị), cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh), cửa khẩu Thường Phước (Đồng Tháp), cửa khẩu Tịnh Biên, Vĩnh Xương (An Giang)... Thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu là lợi dụng địa hình đường biên giới hiểm trở, nhiều đường mòn lối tắt, sông suối mùa khô cạn để vận chuyển hàng lậu; thuê người dân mang, vác hàng qua biên giới rồi tập kết rải rác khu vực biên giới rồi dùng xe máy, xe tải nhỏ vận chuyển hàng hóa nhập lậu vào các khu vực chợ, bến xe, kho hàng.

Chủ động giám sát trực tuyến để chống buôn lậu - Hình 1

Ở một số địa bàn, đối tượng còn bố trí người đi trước cảnh giới, canh đường theo dõi hoạt động của lực lượng chức năng; vào mùa nước nổi khu vực biên giới tây Nam Bộ, các đối tượng lợi dụng địa bàn sông rạch nhiều, dùng xuồng gắn động cơ, ghe máy có công suất lớn chạy với tốc độ cao để vận chuyển hàng nhập lậu qua biên giới...

Không chỉ có tuyến biên giới đường bộ, trên tuyến đường biển, địa bàn mà các đối tượng buôn lậu nhắm tới vẫn là các khu vực cảng biển có hoạt động XNK sôi động. Đó là, cảng Hải Phòng KV1, cảng Đình Vũ (TP. Hải Phòng); cảng Tiên Sa (TP. Đà Nẵng); cảng Cát Lái, Tân Cảng (TP. Hồ Chí Minh), vùng biển miền Trung. Điều đáng nói, hàng hóa vi phạm trên tuyến này thường là mặt hàng có thuế suất cao, trị giá lớn, hàng NK có điều kiện, hàng hóa ảnh hướng đến sức khỏe cộng đồng như xăng dầu, gỗ, khoáng sản, động thực vật hoang dã; rác thải, phế liệu, thiết bị điện tử, điện lạnh, hàng gia dụng đã qua sử dụng; đường, thuốc lá, sữa, mỹ phẩm... Đối tượng vi phạm chủ yếu là doanh nghiệp nhập khẩu; đại lý cho các hãng tàu; doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan… cố tình khai báo sai tên hàng, mã số, xuất xứ, số lượng, chất lượng, trị giá, thậm chí sửa chữa, giả mạo hồ sơ, chứng từ, điều chỉnh manifest...

Nhận thức rõ tình hình buôn lậu, gian lận thương mại còn diễn biến phức tạp, với phương châm "tích cực, chủ động”, cơ quan Hải quan đã chủ động kiểm soát được tình hình, kịp thời phát hiện và đấu tranh với các phương thức, thủ đoạn mới, triệt phá thành công nhiều chuyên án, vụ việc lớn, phức tạp, bóc gỡ thành công nhiều ổ nhóm, tụ điểm buôn lậu, góp phần tích cực đảm bảo tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Bên cạnh việc ban hành hàng chục văn bản chỉ đạo, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quy chế hoạt động và triển khai hoạt động trực ban, giám sát trực tuyến; đồng thời kết nối hệ thống camera giám sát tại phòng giám sát trực tuyến tới các cửa khẩu đảm bảo công tác chỉ huy của Tổng cục và giám sát, thường xuyên, liên tục 24/7.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường sử dụng các trang thiết bị, kỹ thuật quản lý hiện đại trong hoạt động nghiệp vụ kiểm soát hải quan, đảm bảo kịp thời phân tích thông tin, xác định trọng điểm, chủ động phòng ngừa, đấu tranh triệt để với các hoạt động buôn lậu.

Qua trực ban giám sát trực tuyến, các đơn vị nghiệp vụ thuộc Tổng cục Hải quan đã gửi 130 điện fax chỉ đạo các đơn vị địa phương, kịp thời phát hiện, xử lý nhiều trường hợp vi phạm, góp phần chấn chỉnh việc áp dụng các quy trình  nghiệp vụ và phòng ngừa, răn đe các đối tượng hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại. Cụ thể, ban hành 21 văn bản chỉ đạo, cảnh báo tập trung vào các mặt hàng cấm, các hiện tượng nổi cộm như: Rượu; thuốc lá; khoáng sản; thiết bị y tế đã qua sử dụng; gia cầm nhập lậu qua biên giới; các mặt hàng trong nước đã sản xuất được; các loài hoang dã mới bổ sung vào Công ước Cites; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng; các container rủi ro; hoạt động xuất, nhập khẩu tiền chất…

Qua thống kê sơ bộ, riêng từ 16/12/2017 đến 15/5/2018, lực lượng Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ, tổng số 6.263 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước hơn 189 tỷ đồng; số thu nộp ngân sách hơn 85,9 tỷ đồng. Cơ quan Hải quan khởi tố 24 vụ án hình sự, chuyển cơ quan khác đề nghị khởi tố 24 vụ.

Năm 2017, lực lượng Hải quan đã phát hiện, bắt giữ, xử lý: 15.184 vụ vi phạm pháp luật Hải quan; trị giá hàng hóa vi phạm ước tính: 789,5 tỷ đồng; thu nộp ngân sách nhà nước hơn 347 tỷ đồng. Cơ quan Hải quan đã khởi tố 51 vụ, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 68 vụ.

Thời gian tới, lực lượng Hải quan tiếp tục ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong quá trình chỉ huy, trực ban, giám sát trực tuyến, kiểm tra, kiểm soát, giám sát Hải quan; tập trung đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm soát Hải quan về kỹ năng thu thập, phân tích, xử lý thông tin thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu tự động kết nối các chức năng quản lý trong toàn ngành và các kỹ năng nghiệp vụ phòng chống buôn lậu truyền thống. 

Đồng thời, cơ quan Hải quan chủ động phối hợp, trao đổi thông tin với Hải quan địa phương, các lực lượng chức năng; tổ chức phối hợp tuyên truyền, tuần tra kiểm soát, đấu tranh bắt giữ, xử lý kịp thời hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Đồng thời, tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế từ công tác thu thập, trao đổi thông tin, điều tra, hỗ trợ xác minh đến đào tạo tập huấn, phục vụ tốt nhất cho công tác đấu tranh, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới của Hải quan Việt Nam.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Lạng Sơn: Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, phòng chống tác hại thuốc lá điện tử
Lạng Sơn: Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, phòng chống tác hại thuốc lá điện tử

Ngày 24/4, tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Đoàn khảo sát của Uỷ ban xã hội, Quốc hội khoá XV do đồng chí Đỗ Thị Lan, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội, Quốc hội Khoá XV làm trưởng đoàn làm việc với Sở Y tế và các sở, ngành có liên quan về tình hình phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử (TLĐT) và thuốc lá nung nóng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Ngân hàng khuyến cáo không mua bán ngoại tệ tự do
Ngân hàng khuyến cáo không mua bán ngoại tệ tự do

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP. HCM khuyến cáo người dân mua bán ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng, không mua bán ngoại tệ tự do, trái với quy định pháp luật và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Chợ đầu mối Thủ Đức tăng cường kiểm soát về ATTP, nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa
Chợ đầu mối Thủ Đức tăng cường kiểm soát về ATTP, nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa

Nhằm hưởng ứng "Tháng an toàn vệ sinh thực phẩm 2024", hướng tới mục tiêu phát triển Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức thành trung tâm giao dịch nông sản văn minh, sàn đấu giá nông sản và trung tâm xuất nhập khẩu hiện đại…, những năm qua, Công ty CP Quản lý và Kinh doanh chợ đầu mối nông sản Thủ Đức đã tăng cường công tác quản lý, giám sát các hoạt động kinh doanh...

Bắc Giang tìm giải pháp gỡ khó đầu tư hạ tầng khu công nghiệp
Bắc Giang tìm giải pháp gỡ khó đầu tư hạ tầng khu công nghiệp

Ngày 24/4, đồng chí Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang chủ trì buổi làm việc về tình hình triển khai các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Cùng dự có thành viên Tổ công tác triển khai thực hiện các KCN thành lập giai đoạn 2022-2025.

Bình Liêu - Quảng Ninh: Đặc sắc Hội Soóng cọ năm 2024
Bình Liêu - Quảng Ninh: Đặc sắc Hội Soóng cọ năm 2024

Ngày 24/4, tại xã Húc Động, huyện Bình Liêu Hội Soóng, tỉnh Quảng Ninh cọ đã diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động đặc sắc và hấp dẫn.

Vụ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả: Khởi tố, bắt giam thêm một đối tượng
Vụ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả: Khởi tố, bắt giam thêm một đối tượng

Liên quan đến vụ án sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả, Cơ quan CSĐT Công an TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam thêm một đối tượng về hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả.