Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chủ tịch VCCI: Thủ tướng đã thực sự tiếp sức cho doanh nghiệp

Nhấn mạnh những kết quả cụ thể, toàn diện đã đạt được sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 35, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh: Lãnh đạo Chính phủ, nhiều bộ ngành địa phương đã vào cuộc quyết liệt với tinh thần trong Chính phủ “Không có chỗ để bàn lùi”. Thủ tướng đã làm được những việc ấm lòng, thực sự tiếp sức cho doanh nghiệp.

 Chủ tịch VCCI: Thủ tướng đã thực sự tiếp sức cho doanh nghiệp - Hình 1

Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp lần thứ 2

Đúng 7h30 phút sáng nay, 17/5, Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp lần thứ 2 đã diễn ra tại Trung tâm hội nghị Quốc gia Hà Nội. Hội nghị được tổ chức theo 2 hình thức là họp trực tiếp tại Hà Nội với khoảng 2.000 đại biểu tham dự và họp trực tuyến 63 tỉnh, thành phố. Lãnh đạo địa phương và DN tham gia họp tại các điểm cầu tại địa phương với số lượng 50 - 100 người.

Phát biểu chỉ đạo khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn lại lời của nhà tư sản dân tộc Bạch Thái Bưởi “tôi muốn làm cho Hà Nội đẹp như Pari”; chí sĩ Lương Văn Can “việc buôn bán thịnh suy có quan hệ đến quốc dân thịnh suy”... và cho rằng những bài học, hoài bão của tiền nhân sẽ là cảm hứng cho đội ngũ doanh nhân hiện nay khởi nghiệp và phát triển.

Thủ tướng nhấn mạnh, tuy đã làm được nhiều việc nhưng chúng ta còn rất nhiều việc phải làm phía trước, bởi còn rất nhiều rào cản cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Thủ tướng mong muốn các đại biểu góp ý thẳng thắn, chân thành và xây dựng, qua đó đề xuất nhiều giải pháp thiết thực về cải cách thủ tục hành chính, xây dựng một Chính phủ hành động luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững.

Đề cập tới vấn đề giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, Nghị quyết 35 đề ra khung hành động để phát triển doanh nghiệp cho cả 5 năm. Với 3 trụ cột: doanh nghiệp là động lực của sự phát triển, Chính phủ giữ vai trò kiến tạo và phục vụ doanh nghiệp, nhân dân khởi nghiệp.

Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cáo việc ban hành Nghị quyết 35 của Chính phủ. Sau một năm thực hiện, Nghị quyết nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của các bộ ngành, địa phương và toàn xã hội.

Nhấn mạnh những kết quả cụ thể, toàn diện đã đạt được sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 35, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh: Lãnh đạo Chính phủ, nhiều bộ ngành địa phương đã vào cuộc quyết liệt với tinh thần trong Chính phủ “không có chỗ để bàn lùi”, Thủ tướng đã làm được những việc ấm lòng thực sự tiếp sức cho doanh nghiệp”.

Tuy nhiên, những kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu, thực tế vẫn còn không ít khó khăn do tích tụ từ thời gian trước để lại. Việt Nam đang là một nền kinh tế có chi phí kinh doanh lớn nhất trong khu vực cả về chính thức và không chính thức.

Bên cạnh đó, sự thay đổi chính sách đột ngột, sự hồi tố trong kinh doanh; nhiều địa phương vẫn lạm dụng thanh tra, kiểm tra với nội dung trùng lặp; nhiều điều kiện sản xuất kinh doanh không phù hợp ‘’đến Boeing cũng không thể làm được; tình trạng “trên bảo dưới không nghe”, “trên nóng dưới lạnh” còn phổ biến”; nhiều bộ ngành địa phương chỉ giải thích, không giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp... vẫn là những thách thức, rào cản cần giải quyết, gỡ bỏ trong thời gian tới.

Cũng trong bài phát biểu của mình, ông Lộc nhắc lại món quà của Thủ tướng đối với doanh nghiệp ngay trước thềm Hội nghị, đó là Chỉ thị chỉ đạo chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra để tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh. Đồng thời đề xuất, mỗi năm Thủ tướng sẽ ra một chỉ thị, góp phần cụ thể hóa mục tiêu Nghị quyết 35. Việc giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp trên cơ sở đồng hành.

“Chính phủ và doanh nghiệp cùng liêm chính. Chính phủ và doanh nghiệp cùng kiến tạo để thành công. 2017 và 2018 là năm gia tốc những nỗ lực đổi mới, cải cách, đạt mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp như kỳ vọng”, ông Lộc nhấn mạnh.

Trình bày báo cáo tổng hợp công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đưa ra 6 nhóm định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới để hỗ trợ và phát triển DN. Đó là: Tiếp tục hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách; tăng cường thực thi thể chế, pháp luật; đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận xử lý và trả lời kiến nghị của DN và người dân; Đẩy nhanh xây dựng Chính phủ điện tử; Đẩy mạnh hoạt động của Tổ công tác theo dõi kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông.

Báo cáo về vấn đề tiếp cận tín dụng của DN, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng cho biết, hoạt động tín dụng đã đạt được những kết quả tích cực, tăng trưởng tín dụng năm 2016 đạt 18,25%. Năm 2017, tín dụng tăng trưởng tốt ngay từ đầu năm; đến cuối tháng 4/2017, tín dụng tăng 5,76% so với cuối năm 2016, cao hơn so với cùng kỳ các năm gần đây; trong đó tín dụng VND tăng 5,87% và tín dụng ngoại tệ tăng 4,64%.

Trong thời gian tới, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, trong đó đặc biệt là các dự án hiệu quả, các doanh nghiệp, dự án đầu tư có chiều sâu, ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất các sản phẩm thương hiệu Việt Nam cạnh tranh được trong khu vực và thị trường thế giới; các doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp sạch, các doanh nghiệp khởi nghiệp, DNNVV.

Đồng thời, NHNN sẽ tiếp tục nghiên cứu, đổi mới cách thức cấp tín dụng theo hướng có sự chọn lọc ưu tiên phân loại DN góp phần vào các chương trình tái cơ cấu sản xuất.

Nhu cầu vốn của DN còn rất lớn. Mặc dù ngành Ngân hàng đã rất tích cực huy động vốn để bảo đảm  đáp ứng cho nền kinh tế, song một phần lớn nguồn lực vẫn còn chưa được khơi thông, đang nằm ở các khoản nợ xấu và các tài sản bảo đảm chưa được xử lý.

NHNN cũng đang trình Chính phủ, Quốc hội để sớm có Nghị quyết về xử lý nợ xấu, giải phóng các khoản nợ xấu này nhằm tái tạo nguồn vốn lớn để mở rộng cho vay phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện cho các DN có nợ xấu đã được xử lý tiếp cận các khoản vay mới phục vụ sản xuất kinh doanh.

Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Nguyễn Văn Thân tham luận về chủ đề "Các chi phí của doanh nghiệp". Ông Thân cho biết, dù đã có nhiều cải cách nhưng doanh nghiệp vẫn chịu nhiều gánh nặng cả về chi phí chính thức và không chính thức (chi phí không chính thức trong lĩnh vực đất đai, đấu thầu, tiếp cận vốn ngân hàng, chấp hành pháp luật thuế, môi trường, an toàn thực phẩm, PCCC... còn cao).

Điều này thể hiện ở sự thờ ơ của những người thừa hành công vụ không hướng dẫn hoặc hướng dẫn không đầy đủ cho doanh nghiệp, tìm cách bắt lỗi doanh nghiệp, quan liêu, chưa coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ….

Để khắc phục hiện tượng này phải có sự chung tay, thực tâm từ cả hai phía là cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp. Chỉ như vậy mới tạo nên một môi trường kinh doanh bình đẳng, an toàn và bền vững.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần phải tạo thói quen ý thức tuân thủ pháp luật, đề cao văn hóa kinh doanh, với sứ mệnh phát triển sản xuất kinh doanh làm giàu chân chính là yêu nước, thực hiện nói không với tiêu cực, chủ động tăng cường năng lực quản trị, chung tay cùng với Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực trong kinh doanh...

Đồng thời, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần tiếp tục có giải pháp tăng cường khen thưởng, kỷ luật và trách nhiệm hướng dẫn của công chức khi tiếp xúc với doanh nghiệp, nêu cao tinh thần lấy doanh nghiệp làm trọng tâm phục vụ doanh nghiệp; trình Quốc hội thông qua luật DNNVV trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho Hiệp hội; xây dựng đề án hỗ trợ chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp; chuyển giao một số dịch vụ công cho các hiệp hội; có giải pháp đột phá để huy động vốn nhàn rỗi trong dân với tinh thần "vay dân còn hơn vay chỗ khác";...

Trần Nguyên

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Ninh thành lập trường liên cấp thuộc Đại học Hạ Long
Quảng Ninh thành lập trường liên cấp thuộc Đại học Hạ Long

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định 1183/QĐ-UBND ngày 19/4/2024 về việc thành lập Trường Tiểu học, Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông Thực hành Sư phạm (tiền thân là Trường liên cấp Thực hành Sư phạm) thuộc Trường Đại học Hạ Long.

Biên phòng TP. Hồ Chí Minh bắt giữ phương tiện vận chuyển cát trái phép
Biên phòng TP. Hồ Chí Minh bắt giữ phương tiện vận chuyển cát trái phép

Ngày 23/4, Bộ đội Biên phòng TP. Hồ Chí Minh cho biết, lực lượng Biên phòng cửa khẩu cảng Nhà Rồng vừa bắt giữ một phương tiện vận chuyển cát trái phép trên sông Đồng Nai.

Xử lý 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông
Xử lý 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông

Sau 10 ngày ra quân tổng kiểm soát xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện (từ ngày 10/4 đến ngày 20/4), lực lượng CSGT tỉnh Quảng Ninh đã tuần tra, kiểm soát, xử lý 230 trường hợp vi phạm, trong đó có 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi tham gia giao thông.

Việt Nam - ASEAN ngày càng chủ động, tích cực cùng cộng đồng quốc tế trong định hình tương lai của thế giới
Việt Nam - ASEAN ngày càng chủ động, tích cực cùng cộng đồng quốc tế trong định hình tương lai của thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Chúng ta tin tưởng rằng, ASEAN đã, đang và sẽ đóng góp ngày càng chủ động, tích cực hơn cùng cộng đồng quốc tế trong định hình tương lai của thế giới".

Thu gom trên 1.500m3 rác thải trong tháng cao điểm làm sạch Vịnh Hạ Long
Thu gom trên 1.500m3 rác thải trong tháng cao điểm làm sạch Vịnh Hạ Long

Từ ngày 26/3 đến 20/4, TP. Hạ Long và Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp thực hiện đợt cao điểm làm sạch môi trường Vịnh Hạ Long, thu gom, xử lý được trên 1.500m3 rác thải, chủ yếu là vật tư phao xốp, bè mảng hỏng, túi nilon…

Indonesia mong muốn hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để triển khai thỏa thuận về vấn đề an ninh lương thực
Indonesia mong muốn hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để triển khai thỏa thuận về vấn đề an ninh lương thực

Sáng 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi, đang thăm chính thức Việt Nam.