Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chuyện về nhà sư mở trung tâm dạy ngoại ngữ miễn phí tại chùa đầu tiên ở Việt Nam

Từ lâu, ngôi chùa Lá đã trở thành điểm đến của nhiều sinh viên nghèo. Đến đây, dù quê quán ở đâu, thuộc tôn giáo nào, mọi sinh viên đều được chào đón bằng nụ cười nhân hậu của sư thầy Thích Nhuận Tâm. Bên cạnh việc mở lớp học ngoại ngữ, thầy còn mời các văn nghệ sĩ đến giao lưu với sinh viên và dạy cho họ về thư họa, thanh nhạc...

Nhà sư của sinh viên nghèo

Hòa thượng Thích Nhuận Tâm (trụ trì chùa Lá, phường 14, quận Gò Vấp, TPHCM) tên thật là Huỳnh Kính, quê ở xã Tam Mỹ, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam). Năm 14 tuổi, ông vào miền Nam một thời gian dài rồi đi bộ đội ở Campuchia. Những tháng năm ở Campuchia, chứng kiến nhiều nỗi khổ của nhiều người, bốn năm sau ông quyết định xuất gia, rồi đi học khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng Hợp nay là Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM).

Sau nhiều năm tu hành ở nhiều nơi, năm 1995, ông mua một mảnh đất bên bờ kênh Tham Lương ở quận Gò Vấp rồi dựng lên một ngôi chùa bằng tre lá tên gọi chùa Lá cũng xuất phát từ đây.

Chuyện về nhà sư mở trung tâm dạy ngoại ngữ miễn phí tại chùa đầu tiên ở Việt Nam - Hình 1

Hòa thượng Thích Nhuận Tâm- trụ trì chùa Lá

Nói về việc mở trung tâm dạy ngoại ngữ này, thầy Thích Nhuận Tâm chia sẻ: “Năm 2009, thấy tôi hay làm từ thiện, một mạnh thường quân đã cúng dường một số tiền với mong muốn tôi sẽ xây dựng một nhà tình thương để nuôi dưỡng trẻ mồ côi, cơ nhỡ. Tuy nhiên, tôi thấy việc này đã nhiều chùa và cơ sở xã hội làm rồi.

Trong khi đó, tôi là một người từng học ngoại ngữ, tôi thấy rằng trong thời buổi hội nhập này, việc sử dụng ngoại ngữ là vô cùng cần thiết, hữu ích. Nếu các em sinh viên sau khi ra trường có vốn kiến thức chuyên môn cộng với khả năng ngoại ngữ tốt thì sẽ giúp ích rất nhiều cho các em trong việc xây dựng sự nghiệp và đóng góp cho xã hội.

Nhưng có một thực tế là nhiều học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn về kinh tế. Để có tiền đi học ngoại ngữ, với các em là khó thực hiện. Do đó tôi đã nghĩ ra việc mở những lớp học ngoại ngữ miễn phí cho các em”.

Để có được trung tâm ngoại ngữ miễn phí, ngoài việc kêu gọi các mạnh thường quân đóng góp để xây dựng thêm nhiều lớp học, thầy Thích Nhuận Tâm còn lặn lội tới các trường đại học ở Sài Gòn, trình bày tâm huyết của mình để thỉnh mời các giảng viên ngoại ngữ tới giúp cho lớp học ở chùa Lá. Lúc đầu chỉ có một khóa tiếng Anh với 30 sinh viên nghèo theo học, thì nay trung tâm ngoại ngữ miễn phí của chùa Lá đã có 80 lớp học, dạy 6 thứ tiếng gồm: Anh, Hoa, Nhật, Hàn, Đức, Pháp, với khoảng hơn 2000 học viên theo học mỗi ngày. Cũng chính vì thế nhiều năm qua thầy Tâm còn được nhiều người gọi là "nhà sư của sinh viên nghèo".

Chuyện về nhà sư mở trung tâm dạy ngoại ngữ miễn phí tại chùa đầu tiên ở Việt Nam - Hình 2

 Hình ảnh một lớp ngoại ngữ tại chùa Lá Gò Vấp.

Các học viên tham gia học ngoại ngữ ở đây đến từ khắp nơi và đủ các độ tuổi từ bậc tiểu học tới những người già 60-70 tuổi, nhưng chủ yếu là sinh viên. Thông thường mỗi lớp sẽ học khoảng 2 tiếng mỗi ngày, cứ thế các lớp học kế tiếp nhau từ khoảng 7h sáng tới 22h đêm…

Dạy ngoại ngữ và dạy làm người

Hiện ngoài các giảng viên là người Việt Nam, nhiều người nước ngoài là thành viên của các tổ chức xã hội đã tìm tới chùa xin làm giảng viên dạy ngoại ngữ miễn phí. Thông thường các giảng viên người nước ngoài này sẽ tham gia giảng dậy trong thời gian khoảng 1 khóa học (3 tháng) sau đó họ sẽ về nước và người khác lại sang thay thế. Tuy nhiên cũng có người thuê phòng trọ ở gần chùa để giảng dạy lâu dài. Hiện trung tâm có tới hơn 10 giảng viên đến từ nhiều nước trên thế giới.

Tuy nhiên với số lượng lớp nhiều như hiện nay, sư thầy cũng không có đủ số giảng viên dạy miễn phí mà một số vẫn phải trả phí. “Trong số 80 lớp của trung tâm thì có 40 lớp là giảng viên dạy miễn phí. Còn lại khoảng 40 lớp thì tôi phải trả lương cho các giảng viên. Mỗi tháng khoảng 1-1,5 triệu đồng để họ có tiền xăng xe đi lại. Ngoài ra, đối với một số giảng viên nước ngoài thì tôi phải thuê nhà trọ cho họ ở và lo cơm nước cho họ. Ngoài ra sau khi kết thúc mỗi khóa học, nhà chùa lại tổ chức cho các giảng viên và một số học viên đi du lịch để tìm hiểu thêm về đất nước và con người Việt Nam”.

Chuyện về nhà sư mở trung tâm dạy ngoại ngữ miễn phí tại chùa đầu tiên ở Việt Nam - Hình 3

Thầy Nhuận Tâm và các giảng viên tại trung tâm.

 Theo Hòa thượng Thích Nhuận Tâm, kinh phí hoạt động của trung tâm ngoại ngữ chùa Lá do các Phật tử, thân hữu, các mạnh thường quân đóng góp. Ngoài ra thầy Thích Nhuận Tâm còn là người sưu tầm được rất nhiều đá phong thủy quý, đẹp thầy thường đem bán trong các buổi đấu giá từ thiện cùng với tranh thư pháp của mình để lấy tiền thêm kinh phí trả lương cho các giảng viên…

Theo thầy Nhuận Tâm, tuy là một trung tâm ngoại ngữ miễn phí cho sinh viên nghèo, nhưng quy chế của chùa khá nghiêm ngặt, như đội ngũ giảng viên của chùa đều phải là những người có đủ kiến thức và nghiệp vụ giảng dạy. Để duy trì lớp học và hơn hết với mong muốn lớp sinh viên nghèo có tương lai, có việc làm, thầy Tâm đã “sáng tạo” ra nhiều cách để khích lệ việc học bằng cách tìm học bổng cho các học viên. Đồng thời cũng có những “kỷ cương” riêng của lớp học như: Cứ học đủ 3 khoá mà không vắng buổi nào, sẽ nhận được học bổng của nhà hảo tâm được thầy đi vận động, thuyết phục các mạnh thường quân...Khẩu hiệu của quý thầy trò chùa Lá theo đuổi là: “Biển học vô bờ, chuyên cần là bến!”

Học xong khoá cơ bản, học viên có thể thông qua trung tâm việc làm của chùa để kiếm những công việc bán thời gian, kiếm tiền trang trải học phí ở đại học, bớt gánh nặng cho gia đình ở quê. Nhưng ngược lại, nếu học viên nào vắng học từ 3 buổi trong một khóa (khoảng 3 tháng) thì sẽ cho nghỉ. Học viên nào có thái độ thiếu tôn trọng, không nghiêm túc trong giờ học lập tức sẽ được thầy đích thân mời ra ngoài.

Học viên đến lớp học, không chỉ đơn thuần được học ngoại ngữ mà còn được thầy Tâm hướng dẫn viết thư pháp, hội họa, đồng thời xen kẽ các giờ học là những buổi nói chuyện với học viên về kỹ năng sống. Đó là những bài học về ý chí vươn lên, sự chịu khó để gặt hái thành công, các bài học về lòng thương người...

Thầy còn mơ ước có được những em sinh viên giỏi ngoại ngữ để có thể đi ra học hỏi thế giới bên ngoài, đem những điều hay, điều đẹp của các nước về giúp ích cho đất nước, cho dân tộc. Và thầy cũng mong trong số hàng ngàn sinh viên theo học tại chùa Lá (bao gồm cả 63 tỉnh thành trong cả nước), sau này sẽ có những em thành đạt, về tỉnh các em sẽ giúp lập ra những trung tâm ngoại ngữ miễn phí như kiểu của chùa Lá.

Trao đổi với phóng viên, cô Nguyễn Thị Cẩm Thu (65 tuổi, trú tại huyện Hóc Môn, TPHCM), hiện đang theo học khóa tiếng anh tại chùa Lá cho biết: “Tôi vốn là một giáo viên dạy toán nhưng đã về hưu. Biết chùa lá có lớp dạy ngoại ngữ miễn phí nên tôi đã đăng ký học đến nay đã được 3 tháng. Ở đây tôi được nhiều giảng viên là người nước ngoài giảng dạy. Tuy tuổi cao nhưng tôi vẫn cảm thấy dễ tiếp thu vì các giảng viên có phương pháp dạy học rất hay và sáng tạo. Ngoài được học ngôn ngữ, tôi còn hiểu thêm về đất nước nơi các giảng viên sinh ra. Tôi rất cảm ơn sư thầy Nhuận Tâm đã mở ra trung tâm ngoại ngữ này”.

Hải Nam- Trịnh Uyên

 

Bài liên quan

Tin mới

Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?
Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?

Đến hết năm 2023, Việt Nam đã có 46 tỉnh, thành phố được công nhận đã loại trừ bệnh sốt rét, còn 17 tỉnh, thành phố chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ. Tuy nhiên, số thôn, bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp. Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030.

CHINT ra mắt bao bì mới và mở rộng thời gian bảo hành cho sản phẩm tại Việt Nam
CHINT ra mắt bao bì mới và mở rộng thời gian bảo hành cho sản phẩm tại Việt Nam

CHINT, công ty toàn cầu về năng lượng thông minh, vừa thông báo 2 sáng kiến mới để hỗ trợ cho hệ sinh thái năng lượng thông minh ở Việt Nam. Theo đó, doanh nghiệp đã cho ra mắt nhãn bảo hành sản phẩm mới nhằm giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết các sản phẩm chính hãng và áp dụng chính sách bảo hành lên tới 3 năm.

Gần 28.000 bài tham dự Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác”
Gần 28.000 bài tham dự Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác”

Theo thông tin từ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên, Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác” thu hút gần 28.000 bài dự thi, trong đó có gần 1.100 bài của các tập thể, cá nhân từ 22 tỉnh, thành phố trong cả nước gửi về.

Ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu huyện Tiên Du”
Ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu huyện Tiên Du”

Chiều 25/4, Hội Nông dân huyện Tiên Du (Bắc Ninh) tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu huyện Tiên Du”.

Khánh Hòa có tân Cục trưởng Cục Quản lý thị trường
Khánh Hòa có tân Cục trưởng Cục Quản lý thị trường

Ông Trần Phước Trí, Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hòa.

Lạng Sơn: Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp chuyên đề về giải phóng mặt bằng
Lạng Sơn: Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp chuyên đề về giải phóng mặt bằng

Ngày 25/4, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp chuyên đề đánh giá tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm và xem xét giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng tháng 3/2024.