Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

“Cởi trói” cho DN xuất nhập khẩu

Thủ tục XNK đang khiến các DN đã khó càng thêm khó. Cuộc trò chuyện với bà Đặng Thị Bình An, chuyên gia tư vấn, Dự án USAID G

Thủ tục XNK đang khiến các DN đã khó càng thêm khó. Cuộc trò chuyện với bà Đặng Thị Bình An, chuyên gia tư vấn, Dự án USAID GIG (nguyên Tổng cục phó Tổng cục Hải quan, nguyên Tổng cục phó Tổng cục Thuế) phần nào làm rõ hơn về điều này.

Những khó khăn, vướng mắc chủ yếu DN đang gặp phải khi thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK là gì?

Qua khảo sát thủ tục XNK hàng hóa của các DN Việt Nam, tôi thấy nổi lên một số tồn tại.

Về thủ tục hải quan, Việt Nam đang mắc ở khâu luân chuyển chứng từ nộp thuế. Nếu giải quyết được hạn chế này thì việc sử dụng phương thức khai điện tử qua hệ thống thông quan tự động VINACCS sẽ rất hiệu quả. Bởi vì, hiện nay mới có 17 NHTM kết nối với hải quan thông qua kho bạc, trong khi đó, DN nước ngoài sử dụng các NH nước ngoài làm thủ tục nộp thuế dẫn tới việc kết nối còn hạn chế nên luân chuyển chứng từ còn chậm, ảnh hưởng đến thời gian thông quan.

Các thủ tục quy định về việc hoàn thuế đối với hàng NK trả về đang còn vướng mắc. Bên cạnh đó, việc thanh khoản các tờ khai với hình thức là hàng nhập nguyên liệu để sản xuất - XK hoặc hàng gia công, hoặc các báo cáo của các DN chế xuất nộp cho cơ quan hải quan đang là vấn đề tốn rất nhiều giấy mực cũng như chi phí cho DN.

Đối với vấn đề quản lý chuyên ngành trong hoạt động XNK, bà nhìn nhận ra sao?

Hiện nay, danh mục quản lý chuyên ngành của các bộ, ngành ban hành rất nhiều nhưng lại không rõ ràng dẫn đến các cơ quan thực thi, các cơ quan đăng kiểm hoặc các cơ quan quản lý khác khó phân biệt những mặt hàng nào thuộc cơ quan nào, dẫn tới cách hiểu của cơ quan nhà nước với các cơ quan quản lý còn khác nhau. Tiếp đến, các bộ, ngành đã ban hành danh mục rồi, nhưng lại không ban hành các quy chuẩn như thế nào mới đủ điều kiện XNK, gây mất thời gian, thậm chí mệt mỏi cho DN.

Sự chồng chéo: cùng là một mặt hàng nhưng lại rất nhiều danh mục thuộc các bộ khác nhau, khiến DN “quay như chong chóng”. Đơn cử, mặt hàng sữa, thuộc trách nhiệm của các Bộ Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế nên gây khó khăn cho DN khi tiến hành kiểm tra, xin giấy kiểm tra xác nhận để làm thủ tục thông quan.

Các bộ, dù đã ban hành danh mục nhưng lại không rõ ràng, không quy chuẩn, không ban hành các thông tư hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra như thế nào. Cho nên, các cơ quan kiểm định được chỉ định có chỗ kiểm tra chặt làm 20 tiêu chí, có chỗ làm 15 tiêu chí - tức là không thống nhất dẫn tới việc quản lý chất lượng không đạt yêu cầu.

Vấn đề cấp C/O (giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho hàng hóa XK có xuất xứ Việt Nam) lắm thủ tục, gây phiền hà cho DN. Ví dụ, khai y các tờ khai XNK phải ký trên từng tờ rồi đóng dấu sao y vào để nộp; hóa đơn mua hàng hóa để chứng minh xuất xứ trong nước cũng mất rất nhiều thời gian…

Bà có kiến nghị gì nhằm giải quyết những khó khăn cho DN?

Theo chúng tôi, về thủ tục hải quan nên cải thiện hơn việc luân chuyển chứng từ nộp thuế từ NH đến kho bạc, làm thế nào rút ngắn thời gian. Mặc dù, hiện nay Bộ Tài chính đã ra quy định có giấy sao y bản chính về chứng từ nộp NH thì cũng được thông quan. Tuy nhiên, nếu việc này được thực hiện qua mạng điện tử, sẽ giúp DN rất nhiều.

Đối với các bộ, ngành, đề nghị rà soát lại danh mục xem những danh mục, mặt hàng nào cần quản lý về chất lượng để giảm thiểu danh mục cho DN. Đặc biệt, nếu đã đưa vào danh mục thì phải ban hành quy chuẩn, quy định rõ ràng xem mặt hàng này phải đạt chuẩn như thế nào mới được NK, để các đơn vị kiểm nghiệm có cơ sở kiểm tra mặt hàng đó và kết luận có đạt hay không.

Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải và hiệp hội chủ hàng phải có tiếng nói mạnh mẽ để các hãng tàu thu phí hợp lý hơn đối với DN XNK…

Xin cảm ơn bà!

Thanh Hà (Thực hiện)

Tin mới

Bình Định tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư - 2024
Bình Định tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư - 2024

Chiều 29/03, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, 01 Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Xúc tiến đầu tư – 2024. Hội nghị nhằm giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của tỉnh, tạo điều kiện để các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài tìm hiểu về cơ chế, chính sách ưu đãi và môi trường đầu tư của Bình Định…  

Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba
Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba

Chiều 29/3, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nam Định và Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định chủ trì tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng 3/2024.

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.