Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cuộc chiến bảo vệ sâm Ngọc Linh

Tại Hội nghị đầu tư và phát triển sâm Ngọc Linh (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu phải kiên quyết xử lý nghiêm tình trạng buôn bán sâm Ngọc Linh giả.

Cuộc chiến bảo vệ sâm Ngọc Linh - Hình 1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm vườn sâm - Công ty CP Sâm Ngọc Linh, Kon Tum

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập đến tình trạng trồng sâm Ngọc Linh giả, mua bán tràn lan, có nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn gen gốc của loài sâm này, nhất là chất lượng sản phẩm sâm củ.

Do quý và hiếm, đã khiến nhiều người bất chấp thủ đoạn để có được sâm Ngọc Linh. Chính vì vậy, việc bảo tồn và phát triển loài sâm quý này đang gặp rất nhiều khó khăn. Và chúng tôi gọi đây là "cuộc chiến bảo vệ sâm".

Sâm Ngọc Linh hàng chục năm tuổi, giá bán chỉ vài triệu đồng, muốn mua bao nhiêu cũng có. Từ Kon Tum ra đến Quảng Nam, Đà Nẵng, chúng ta dễ dàng tìm kiếm các cửa hàng bày bán đội lốt sâm Ngọc Linh giống sâm thật đến từng chi tiết, thậm chí có từng hóa đơn đỏ, ma trận sâm Ngọc Linh giả.

Nằm trên ngọn núi cao nhất miền Trung, sâm Ngọc Linh là loài sâm có đặc tính dược liệu quý nhất thế giới - vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định trở thành sản phẩm quốc gia với tên gọi sâm Việt Nam.

Để quảng bá cho sản phẩm này mạnh mẽ, thì toàn bộ tem sâm Ngọc Linh cũng được phát hành ở 168 nước trên thế giới. Bên cạnh sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để sâm Ngọc Linh được phổ biến rộng rãi, trở thành loại dược liệu tăng cường sức khỏe cho người dân, cũng có không ít đối tượng gian thương đã lợi dụng loại sâm quý có giá trị kinh tế cao này để trục lợi bất chính, lừa dối người tiêu dùng.

Nhằm vạch trần những thủ đoạn gian dối đang tạo ra cả một rừng sâm Ngọc Linh giả, PV TH&CL đã "thị sát" một số địa điểm chuyên bán sâm Ngọc Linh.

Cuộc chiến bảo vệ sâm Ngọc Linh - Hình 2

Nằm trong nhà ga Tam Kỳ (Quảng Nam), cửa hàng này treo biển bán đủ mọi thứ dược liệu quý hiếm của núi rừng Tây Nguyên. Bên trong bình rượu được dán nhãn sâm Ngọc Linh là củ sâm được chủ cửa hàng quảng cáo đã hơn 10 năm tuổi, ngày sản xuất thì lại bỏ trống, giá bình rượu, thậm chí rẻ hơn một củ sâm Ngọc Linh 3 năm tuổi.

Tôi hỏi:

- Anh có sâm Ngọc Linh tươi không?

Đi chừng 10 phút, người đàn ông này mang về 2 củ sâm. TP. Tam Kỳ cách vùng núi Ngọc Linh chừng 200 km, đi nhanh cũng phải mất 4 tiếng đồng hồ, thế nhưng ngạc nhiên cây sâm vẫn... tươi như mới vừa nhổ lên (?!).

Lại hỏi:

- Củ này đào lâu chưa anh?

- Mới lấy ở trên núi về!

- Cây to là sâm trồng, còn cây này là đi tìm được sâm tự nhiên đấy (chủ tiệm giải thích).

Dù khẳng định là sâm Ngọc Linh tự nhiên, cực kỳ quý hiếm, thế nhưng, giá củ sâm này lại rẻ chỉ bằng một phần mười trên thị trường. Dùng đủ mọi chiêu trò cũng không thuyết phục được người mua những củ sâm tốt nhất thế giới, giá rẻ giật mình, chủ cửa hàng lại cất đi chờ những vị khách khác.

Để tìm hiểu đó là loại sâm gì, PV đã tìm gặp ôngTrần Hoàn, Giám đốc Công ty CP Sâm Ngọc Linh - Kon Tum. Ông cho biết: “Hiện nay, 2 công ty trồng sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh Kon Tum vẫn chưa xuất bán”.

Cuộc chiến bảo vệ sâm Ngọc Linh - Hình 3

Ông Trần Hoàn, Giám đốc Công ty CP Sâm Ngọc Linh - Kon Tum, đi kiểm tra cây sâm tại vườn ươm

Theo ông Trần Hoàn, sâm Ngọc Linh khan hiếm, bị đẩy giá trên thị trường rất cao, đến hàng trăm triệu đồng/kg.

Cũng theo ông Hoàn, điều đáng lo ngại là sâm Ngọc Linh giả, sâm không có nguồn gốc xuất xứ đang được rao bán tràn lan trên mạng, chưa nói ngoài thị trường.

Tại nhiều cửa hàng ở các thành phố lớn, các sản phẩm "sâm Ngọc Linh" cũng trưng bày, bán công khai, làm ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng của giống sâm Ngọc Linh gốc.

Sau khi xem hình ảnh những loại củ sâm giá rẻ, bán tại TP. Tam Kỳ, ông giám đốc khẳng định đó chỉ là những củ tam thất giả sâm Ngọc Linh. Ông Hoàn nói: “sâm Ngọc Linh mắc đốt mọc rất so le, tam thất thì nó mọc riêng một dãy dài không so le”.

Cuộc chiến bảo vệ sâm Ngọc Linh - Hình 4

Sâm Ngọc Linh

Cuộc chiến bảo vệ sâm Ngọc Linh - Hình 5

Củ cây tam thất Vũ Điệp

Cùng họ với cây sâm Ngọc Linh, cây tam thất Vũ Điệp có hình thức bên ngoài chi tiết rất giống cây sâm Ngọc Linh. Thế nhưng, do đặc tính sinh trưởng nhanh hơn nên 1 năm cây tam thất Vũ Điệp có thể ra từ 7 - 9 mắc đốt. Trong khi đó, cây sâm Ngọc Linh, chỉ ra được 1 mắc, các mắc đốt của cây tam thất Vũ Điệp cũng lớn hơn và mọc thành hàng dài, không nhỏ và so le như sâm thật, lớn nhanh, giá trị dược liệu không cao như sâm Ngọc Linh nên giá của tam thất Vũ Điệp cũng rất rẻ.

Không chỉ xuất hiện ở nơi có thể trồng được sâm Ngọc Linh như Kon Tum hay Quảng Nam, những củ tam thất được tân trang, phù phép thành sâm Ngọc Linh cũng được bày bán công khai ở nhiều TP lớn trên cả nước nhằm đánh lừa người tiêu dùng.

Đến Đà Nẵng để xem người bán sâm giả sẽ nói gì, khi mà sự thật được vạch trần. Nằm ở trung tâm TP, bên trong cửa hàng này là hàng chục bình rượu sâm, trong mỗi bình không phải là một củ sâm mà hàng chục củ sâm trọng lượng lên đến gần 1 kg, thế nhưng, giá lại rất rẻ so với sâm Ngọc Linh trên thị trường, chỉ từ 9 - 10 triệu đồng/bình.

Cuộc chiến bảo vệ sâm Ngọc Linh - Hình 6

Điều đặc biệt - thứ mà được gọi là sâm Ngọc Linh này lại có những đặc điểm nhận biết giống hệt cây tam thất Vũ Điệp, mắc đốt rất to và nằm dọc một bên. Do đã biết đây là sản phẩm giả, chúng tôi quyết định đánh bài ngửa với chủ cửa hàng.

Tôi hỏi:

- Đây có phải sâm Ngọc Linh không?

- Sâm Ngọc Linh, sâm rừng đó – chủ cửa hàng khẳng định.

- Sâm Ngọc Linh, bình thường cái mắc của nó như thế nào?

- Ý anh muốn nói cái mắc của nó đối xứng rồi này kia đúng không? Do cái thế nằm, có một loại củ mà người ta hay bảo là làm giả sâm Ngọc Linh là cây tam thất Vũ Điệp, củ của nó khác hoàn toàn, nhìn nó không giống đâu...

Tuy nhiên, hình ảnh về loại tam thất Vũ Điệp lại không hề khác thứ củ được ngâm trong bình mà chủ cửa hàng khẳng định là sâm Ngọc Linh. Khi đặt vấn đề để mua sâm tươi, thì chủ cửa hàng nói đồng ý mua mới đưa hàng về. Hình ảnh đưa ra cũng vẫn là những củ tam thất Vũ Điệp đội lốt sâm Ngọc Linh 18 năm tuổi, giá chỉ 5 triệu cho 3 củ. Khi chỉ ra những dấu hiệu nhận biết đây là sâm Ngọc Linh giả, vẻ niềm nở của chủ hàng liền biến mất.

- Thôi thôi, được rồi, mình biết là anh không rành về sâm lắm nên rất khó nói chuyện với nhau – chủ cửa hàng khẳng định như vậy.

Cuộc chiến bảo vệ sâm Ngọc Linh - Hình 7

Hạt cây sâm Ngọc Linh

Không chỉ bán sâm tươi, rượu sâm, cửa hàng này còn bán các túi hoa sâm Ngọc Linh dùng để pha trà với tác dụng bồi bổ cơ thể. Khi đặt ra nghi vấn "sâm Ngọc Linh được nhân giống từ hạt cây, không ai ngắt hoa đem bán?", chủ cửa hàng khẳng định: “Không ai ở Kon Tum hay Quảng Nam có thể nhân giống được sâm. Toàn bộ là ở Bộ NN&PTNT gửi về”.

Thế nhưng, thực tế thì hoàn toàn ngược lại, gần 20 năm qua, ông Trần Hoàn, Giám đốc Công ty CP Sâm Ngọc Linh Kon Tum, đã thầm lặng nhân giống sâm Ngọc Linh. Những bông hoa được bọc giữ cẩn thận cho đến khi thành hạt chín đỏ, những hạt này được thu hoạch và gieo xuống đất tơi, xốp, có độ ẩm cao, sau khoảng 1 năm sẽ phát triển thành cây con, có giá 300.000 đồng/cây.

Bởi vậy, theo những người trồng sâm thì chẳng dại gì hái hoa đem bán. Anh A Hơ, thôn Tân Róc, xã Ngọc Linh (huyện Đắk Glei, Kon Tum) cho biết: “Mình không bán, vì để hoa mà lấy hạt nhân giống. Thường thì 1 hoa được ba đến bốn chục hạt”.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, giá của 1 hạt từ 90.000 - 100.000 đồng; còn trên thị trường, 1 túi hoa khô được dán nhãn sâm Ngọc Linh với giá 550.000 đồng. Nếu hoa sâm Ngọc Linh thật, thì giá của nó gấp trăm lần!

Cuộc chiến bảo vệ sâm Ngọc Linh - Hình 8

Vườn ươm sâm Ngoc Linh 

Theo thông tin chúng tôi có được thì, những đối tượng gian thương còn tinh vi đến mức mang cả cây tam thất hoang về trồng lẫn với cây sâm thật trên núi Ngọc Linh, sẵn sàng dẫn người mua đến tận vườn để bán sâm giả với giá cắt cổ. Thậm chí, những củ tam thất được gian thương gửi vào tay đồng bào dân tộc Xơ-Đăng quanh núi Ngọc Linh, sau đó dẫn mối cho khách đến mua rồi ăn chia phần trăm (?!).

Bởi vậy, khi thực hiện phóng sự này, nhiều người nói với chúng tôi rằng, 90% sâm Ngọc Linh trên thị trường hiện nay đều là hàng giả! 

Dù được bày bán tràn lan, nhưng việc xử lý của các cơ quan chức năng đối với mặt hàng này vẫn chưa mạnh tay, thiếu quyết liệt, đồng thời gặp vô vàn khó khăn.

Cuộc chiến bảo vệ sâm Ngọc Linh vẫn là bài toán khó…?

Hoàng Hữu Quyết

Tin mới

Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba
Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba

Chiều 29/3, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nam Định và Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định chủ trì tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng 3/2024.

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.