Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đà Lạt: Bắt giữ cơ sở đang "phù phép" hàng giả thành đặc sản Đà Lạt

Hàng trăm thùng rau, củ, quả sấy khô không rõ nguồn gốc được mua từ các tỉnh đưa về Đà Lạt để "phù phép" thành “đặc sản Đà Lạt” - vừa bị lực lượng công an phát hiện. Không chỉ vậy, trong những năm qua, nhiều loại rau, củ, quả tươi cũng đội lốt “đặc sản Đà Lạt”.

Hiện nay, rất nhiều nông sản có xuất xứ từ Trung Quốc được nhập về bày bán tại chợ Đà Lạt và nhiều khu du lịch của thành phố này bị không ít tiểu thương gắn mác “Made in Dalat” để qua mắt người tiêu dùng. Điều đáng nói, tình trạng trên đã xảy ra nhiều năm qua, nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

"Phù phép"  hàng không rõ nguồn gốc thành đặc sản Đà Lạt

Khoảng 9h ngày 31/10, tại số nhà 66E/2 Hồ Tùng Mậu (phường 3, TP. Đà Lạt), Phòng Cảnh sát Kinh tế (Công an tỉnh Lâm Đồng) đã bắt quả tang cơ sở kinh doanh hàng đặc sản, do ông Từ Bộ Lĩnh (sinh năm 1967) làm chủ đang đóng gói hàng có nhãn mác đặc sản Đà Lạt.

Đà Lạt: Bắt giữ cơ sở đang

Khoai tây sấy khô không rõ nguồn gốc bị thu giữ tại cơ sở này

Tại cơ sở này, công an đã phát hiện trên 100 thùng sản phẩm là các mặt hàng rau, củ, quả sấy có tổng trọng lượng khoảng 1 tấn, được chất đống trong các nhà kho. Trong kho, còn có máy đóng gói sản phẩm cùng hàng ngàn nhãn mác ghi dòng chữ "Đặc sản Đà Lạt".

Ngoài ra, lực lượng chức năng phát hiện tại cơ sở này có nhiều sản phẩm dán nhãn "Đặc sản Đà Lạt" được đóng gói ngày sản xuất là tháng 11/2017, dù thời điểm kiểm tra mới là ngày 31/10.

Lực lượng cảnh sát cho biết, toàn bộ số hàng hóa nói trên đều không rõ nguồn gốc xuất xứ, chủ cơ sở chưa xuất trình được giấy tờ liên quan. Các giấy tờ của các cơ sở cung ứng, được ông Lĩnh cung cấp cho cơ quan chức năng cũng đã hết hạn. Cơ sở của ông Lĩnh cũng chưa được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo đúng quy định.

Đà Lạt: Bắt giữ cơ sở đang

Nhãn hàng có ghi chữ "Đặc sản Đà Lạt" được in sẵn để... “phù phép”

Bước đầu, ông Lĩnh khai báo, toàn bộ số hàng trên được các cơ sở cung ứng từ các địa phương như Đồng Nai, Hải Dương, TP. HCM, Hà Nội... mang tới. Sau khi đưa về Đà Lạt, ông Lĩnh tổ chức đóng gói, dán nhãn mác thành "Đặc sản Đà Lạt" rồi đem đi bỏ mối cho các điểm kinh doanh đặc sản tại Đà Lạt và các địa phương khác. 

Phòng Cảnh sát Kinh tế (Công an tỉnh Lâm Đồng) đã tiến hành lập biên bản sự việc, niêm phong toàn bộ hàng hóa để xác định những lỗi mà cơ sở này vi phạm.  

Tràn lan hàng Trung Quốc đội lốt “đặc sản Đà Lạt”

Sản phẩm đặc sản Đà Lạt là mặt hàng được nhiều người tin dùng, trong đó có nhiều loại như mứt dâu, hồng dẻo, khoai lang sấy, trà atiso... Các thương hiệu này đã được khẳng định và là sản phẩm thu hút khách du lịch đến với mảnh đất ngàn hoa này. Cũng chính vì những thế mạnh đó, một số tiểu thương đã lợi dụng, trà trộn một số sản phẩm khác và giả danh đặc sản Đà Lạt. 

Sự đa dạng về chủng loại kết hợp với màu sắc sặc sỡ, tươi ngon, trông rất đẹp mắt cùng với dòng chữ có nội dung mỹ miều “Đặc sản Đà Lạt” - đã thu hút sự quan tâm rất lớn của du khách khi tới nơi này tham quan, muốn mua đặc sản Đà Lạt về làm quà cho gia đình, người thân. Thế nhưng, mấy ai biết rằng, trong hàng loạt loại “đặc sản” đang được bày bán tràn lan tại chợ Đà Lạt, phần lớn lại là hàng có xuất xứ từ Trung Quốc.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, các loại sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc, khi nhập về Đà Lạt đang còn ở “dạng thô”, tức còn đựng trong một thùng lớn. Để đưa ra thị trường tiêu thụ, các tiểu thương phải đóng thành những gói có kích thước to nhỏ khác nhau. Trong khi đóng gói, họ bỏ thêm mảnh giấy có dòng chữ “Đặc sản Đà Lạt” vào bên trong thay cho lời khẳng định với người tiêu dùng rằng đây là nông sản được trồng tại Đà Lạt.

Khi giới thiệu sản phẩm với khách hàng, chủ các cơ sở này đều cho biết những sản phẩm trên là đặc sản của Đà Lạt. Nhưng thực chất, trên quầy hàng chủ yếu là những sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc như mứt mận, ô lưu, đào giòn, cà ớt na… đây là những sản phẩm Đà Lạt chưa bao giờ có.

Tuy nhiên, với “chiêu” dán dòng chữ “Đặc sản Đà Lạt” vào bao bì các loại sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc là mứt mận, ô lưu, đào giòn, cà ớt na… cùng lời giới thiệu ngọt ngào, nhiều tiểu thương đã biến nông sản Trung Quốc thành đặc sản Đà Lạt mà không quá khó khăn để qua mắt người tiêu dùng.

Đà Lạt: Bắt giữ cơ sở đang

Công nghệ sấy hồng Nhật Bản - một loại đặc sản chính hiệu tại Đà Lạt

Trong khi đó, Đà Lạt hiện nay chỉ có một số loại đặc sản chính hiệu được trồng, chế biến và đóng gói ngay tại địa phương như mứt hồng, dâu tây, khoai lang dẻo, chanh dây, rượu vang, các loại rau và hoa.

“Lệnh cấm” liệu có xử lý triệt để?

Không những chỉ các mặt hàng nông sản sấy khô, mà trong những năm qua, rất nhiều chủ đầu mối các vựa nông sản đã nhập khoai tây Trung Quốc về chợ nông sản Đà Lạt, bán lại cho hàng chục tiểu thương khác đang kinh doanh ở đây.

Giá nhập khẩu khoai tây Trung Quốc hiện nay chỉ từ 1.850-2.000 đồng/kg, sau khi dùng thủ thuật để “biến” khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt bằng cách bôi đất đỏ, tẩy rửa, làm cho khoai tây có màu đỏ nhạt, rồi đưa đi khắp nơi tiêu thụ với tên gọi "khoai tây Đà Lạt" thì bị đẩy lên cao gấp 5-7 lần.

Đà Lạt: Bắt giữ cơ sở đang

Dùng thủ thuật để “biến” khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt

Để ngăn chặn triệt để việc nhập khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản, từng bước lấy lại uy tín cho khoai tây Đà Lạt, UBND TP. Đà Lạt đã ra “lệnh cấm” nhập khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản Đà Lạt.

Chủ trương của TP. Đà Lạt, được nhiều người ủng hộ nhằm bảo vệ thương hiệu nông sản Việt và những người làm ăn chân chính. Nhưng cũng không ít ý kiến cho rằng, đây chỉ là giải pháp mang tính đối phó, chứ không thể giải quyết dứt điểm tình trạng gian lận thương mại.

Trước đó, rất nhiều lần cơ quan chức năng tuyên bố “sẽ tăng cường các biện pháp…” nhằm quản lý chặt mặt hàng này. Song với sự tiếp tay từ chính một số tiểu thương, thương lái Việt cho thương lái Trung Quốc nên đã vượt qua hàng rào kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng.

Điều này, lý giải vì sao trên thị trường vẫn nhan nhản hàng Trung Quốc đội lốt làm hại hàng Việt!

Nghị định số 71/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Cạnh tranh nêu rõ hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh bị phạt tiền từ 50 triệu đến 100 triệu đồng, đối với một trong các hành vi: Sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, nhãn hàng hóa...

Cao Diên - Hải Dương

Bài liên quan

Tin mới

Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên nền tảng mạng xã hội facebook
Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên nền tảng mạng xã hội facebook

Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 17 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”
Khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”

Tối 24/4, tại Quảng trường La Mã - An Bình City, số 234 Phạm Văn Đồng (Hà Nội), Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Bắc Từ Liểm khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”.

Indonesia mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam
Indonesia mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam

NDO - Ngày 24/4, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương (JCBC-5) Việt Nam-Indonesia.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 23 và 24/4/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 40. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung.

Các doanh nghiệp chung tay ủng hộ gần 25 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024
Các doanh nghiệp chung tay ủng hộ gần 25 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị TP. Hải Phòng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam chủ trì Hội nghị Vận động tài trợ cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn thành phố.

Đồng chí Đỗ Thanh Bình giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Đồng chí Đỗ Thanh Bình giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng

Ngày 24/4, UBND TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố về công tác cán bộ tại Sở Văn hóa và Thể thao. Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam chủ trì Hội nghị, cùng dự có đại diện lãnh đạo các Sở, ngành đơn vị liên quan.