Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đại biểu Bùi Quốc Phòng: Nên bổ sung công an xã vào lực lượng vũ trang nhân dân

Đại biểu Bùi Quốc Phòng (đoàn Thái Bình) cho rằng, hiện nay công an xã là lực lượng quan trọng trong giữ gìn an ninh đảm bảo trật tự an toàn xã hội ở địa phương, do vậy nên cân nhắc bổ sung công an xã vào lực lượng vũ trang nhân dân.

Sáng nay, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi). Cơ bản, các đại biểu nhất trí với những điều nêu trong Dự án Luật Sửa đổi, tuy nhiên cũng có một số ý kiến đề xuất.

Đại biểu Bùi Quốc Phòng (Thái Bình) cho rằng, quy định tại Khoản 1, Điều 24 về Lực lượng vũ trang Nhân dân, bao gồm: Lực lượng Vũ trang nhân dân gồm Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân và dân quân tự vệ. Theo đại biểu Bùi Quốc Phòng thì nên cân nhắc, bổ sung công an xã vào lực lượng vũ trang nhân dân.

Đại biểu Bùi Quốc Phòng: Nên bổ sung công an xã vào lực lượng vũ trang nhân dân - Hình 1

Đại biểu Bùi Quốc Phòng

“Hiện nay, công an xã là lực lượng quan trọng trong giữ gìn an ninh đảm bảo trật tự an toàn xã hội ở địa phương, do vậy, đưa lực lượng công an xã vào lực lượng công an nhân dân mới đầy đủ”, đại biểu kiến nghị.

Cũng tại quy định tại điều này, Lực lượng Vũ trang Nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc Nhân dân, Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đại biểu kiến nghị bổ sung thêm 2 từ huấn luyện trước từ sẵn sàng chiến đấu. Vì huấn luyện đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Cũng theo Đại biểu Bùi Quốc Phòng, quy định tại Dự thảo Luật về giáo dục quốc phòng an ninh, là điều cần thiết và quan trọng, việc giáo dục lịch sử, lòng yêu nước, tri thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng, trong đó có học sinh, sinh viên, người học trong các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân... 

"Quy định như dự thảo luật là cần thiết, tuy nhiên, đối tượng là học sinh tiểu học, nhất là các cháu học sinh lớp 1 đã phải học môn chính khóa này, tôi cho là quá sớm, bởi các cháu còn quá nhỏ để hiểu biết về quốc phòng và an ninh. Mặc dù những kiến thức với các cháu chưa yêu cầu cao, đề nghị ban soạn thảo cân nhắc bỏ quy định giáo dục quốc phòng an ninh cho các cháu học sinh tiểu học”, đại biểu kiến nghị.

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Giá vàng hôm nay 26/4: Tăng giảm trái chiều
Giá vàng hôm nay 26/4: Tăng giảm trái chiều

Giá vàng hôm nay 26/4/, giá vàng tiếp tục biến động trái chiều, đưa giá về mốc 84,3 triệu đồng/lượng bán ra, vàng thế giới quay đầu bật tăng trở lại.

Dự báo thời tiết ngày 26/4: Cả nước ngày nắng nóng, đêm mưa
Dự báo thời tiết ngày 26/4: Cả nước ngày nắng nóng, đêm mưa

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, ngày 26/4, cả nước ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 39 độ, đêm có mưa rào và dông.

Tỷ giá USD hôm nay 26/4: Lao dốc, xuống mốc 105
Tỷ giá USD hôm nay 26/4: Lao dốc, xuống mốc 105

Rạng sáng 26/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 10 đồng, hiện ở mức 24.264 đồng. Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,29%, xuống mốc 105,57.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cuộc đấu trí cân não
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cuộc đấu trí cân não

Chiến thắng Điện Biên Phủ là minh chứng đúng đắn, sinh động cho đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh của Đảng ta. Đồng thời, cũng là một cuộc đấu trí vô cùng căng thẳng, khốc liệt, thử thách lòng quả cảm và ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn dân tộc Việt Nam trước đội quân xâm lược hùng mạnh.

Giá xăng dầu hôm nay 26/4: Giữ đà tăng nhẹ
Giá xăng dầu hôm nay 26/4: Giữ đà tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 26/4, giá dầu thế giới giữ đà tăng nhẹ. Trong nước, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu được điều chỉnh giảm từ chiều qua.

Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?
Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?

Nhằm: Xác định các danh mục dự án cụ thể, tiến độ thực hiện các chương trình, dự án theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030; xác định phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc triển khai thực hiện.