Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đâu rồi truyền thống "tôn sư trọng đạo"?

Những ngày gần đây, 2 câu chuyện "cô giáo Trường Tiểu học Bình Chánh (Bến Lức, Long An) bị ép phải quỳ gối xin lỗi một nhóm phụ huynh", rồi đến câu chuyện "một học sinh lớp 8, Trường THCS Tân Thạch (Châu Thành, Bến Tre) bóp cổ cô giáo giữa lớp học" khiến cộng đồng đặc biệt quan tâm, nhất là các nhà giáo. Nhiều người đặc câu hỏi: Đâu rồi truyền thống “tôn sư trọng đạo”?

Từ 2 câu chuyện... đau lòng

Trong những ngày qua, câu chuyện cô giáo Nhung (Trường Tiểu học Bình Chánh, Long An) phải quỳ xuống xin lỗi phụ huynh học sinh ngay tại trường, trước sự chứng kiến của đông đảo đồng nghiệp và các em học sinh tiểu học.

Vì trong quá trình dạy dỗ học trò, cô đã bắt phạt 1 số em phải quỳ trước lớp. Một số phụ huynh cho rằng, hình thức kỷ luật đó đã khiến con của họ sợ không dám đi học và họ phản ứng bằng cách kéo nhau vào trường buộc Ban giám hiệu phải xử lý cô Nhung. Dù cô Nhung đã chân thành xin lỗi, nhưng điều đó vẫn là chưa đủ theo đòi hỏi của họ. Cuối cùng, cô Nhung đã làm một việc đó là quỳ gối xin lỗi phụ huynh!

 Đâu rồi truyền thống

Trường Tiểu học Bình Chánh (Bến Lức, Long An) - nơi xảy ra vụ việc cô giáo bị phạt quỳ

Ngày 2/3, trong giờ dạy tiếng Anh lớp 8, Trường THCS Tân Thạch (huyện Châu Thành, Bến Tre), cô C.T.N phát hiện trong lớp học có một học sinh nữ đang mang vở môn khác. Lúc này, cô N. yêu cầu nữ học sinh cất vở để tập trung học bài, nhưng học sinh này không làm theo nên bị cô N. thu giữ quyển vở. Thấy vậy, nam học sinh tên N.V.M.T ngồi bàn sau đứng dậy, buông lời thách thức, xúc phạm cô giáo N khiến cô bức xúc rời khỏi lớp. Cô N. thông báo với 2 giáo viên đang đứng lớp ở các phòng liền kề qua chứng kiến.

Mặc dù có mặt của 2 giáo viên khác, nhưng học sinh T. vẫn vừa chửi vừa lao tới, dùng tay bóp cổ cô N. Nam sinh T. chỉ dừng lại khi có nhiều người nhào tới can ngăn và cô N. mới thoát ra được...

Đâu rồi truyền thống “tôn sư trọng đạo”?

Nghề dạy học là nghề đáng được coi trọng, vì sản phẩm nó đào tạo ra chính là con người, như ai đó đã nói: “Trong các nghề thì nghề dạy học là nghề cao quý nhất”. Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo. Đó là một truyền thống tốt đẹp của một dân tộc văn hiến và hiếu học.

Từ xưa, đã có câu: “Muốn sang thì bắc cầu kiều/Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” hay "Không thầy đố mày làm nên"... là để nói cái nghề “trồng người” cao quý ấy, cũng như họ đã tôn vinh người thầy là những “kỹ sư tâm hồn”.

Đâu rồi truyền thống

Đâu rồi truyền thống “tôn sư trọng đạo”?

Người thầy dạy chữ, dạy kiến thức cho ta, đem đến cho ta những hiểu biết để ta sống tốt hơn, có ích hơn. Người thầy lại dạy ta đạo lý, nhân cách để ta biết làm người trong xã hội. Vai trò của người thầy là hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với bất cứ một quốc gia, dân tộc nào.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Thế thì sao lại không tôn vinh, đề cao người thầy? Đây là tôn vinh một con người đã góp phần đem lại lợi ích cho cả một dân tộc. Sự tôn vinh này, xuất phát từ chức năng cao quý và trách nhiệm lớn lao của người thầy.

Trong câu chuyện này, chúng tôi tin là việc phạt quỳ học sinh là điều bất đắc dĩ của cô Nhung. Là giáo viên giỏi, cô Nhung sẽ biết được tâm lý cũng như phản ứng của học trò đến đâu. Học sinh phải thế nào cô mới áp dụng hình phạt ấy. Và tôi cũng nghĩ rất có thể, cái "sợ quỳ" mà không dám đến lớp chỉ là cái cớ để những đứa trẻ ranh mãnh kia đưa ra để tránh phải đi học.

Đừng “bảo kê” và xem con mình là “bất khả xâm phạm”?

Qua 2 câu chuyện trên, một vì cô giáo nghiêm khắc có hình phạt để học trò nhận ra cái sai của mình thì bị chính phụ huynh “phạt quỳ” lại; và một cô giáo không dám nghiêm khắc thì lại bị học trò bóp cổ giữa lớp học. Vậy nguyên nhân từ đâu?

Đâu rồi truyền thống

Trường THCS Tân Thạch - nơi diễn ra vụ việc học sinh lớp 8 bóp cổ cô giáo

Nhiều bậc cha mẹ và thầy cô vẫn tin rằng, đòn roi là phương pháp hiệu quả để dạy con nên người. Nhiều người vẫn thường hay nói "kỷ luật là sức mạnh của quân đội", "gia đình nền nếp, con cái khó mà hư hỏng"... Vì thế, nhiều thế hệ của chúng tôi đã được nuôi dạy với những quan niệm như “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, “miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”...

Nhiều người đồng tình với quan niệm nếu thực lòng muốn cho người khác tốt lên, thì người dạy sẽ nghiêm khắc, thẳng thắn phê bình cái chưa tốt, để người kia nhận ra cái chưa được mà học hỏi, tiếp thu và tiến bộ. Còn khi người ta ghét, hoặc hời hợt, không quan tâm, không thực lòng chỉ bảo, thì họ bày tỏ thái độ với người kia lúc nào cũng ngọt nhẹ, nói lời tốt đẹp cho qua chuyện, thực chất chẳng đóng góp được gì tốt cho người khác.

Tuy nhiên, hiện nay, ở đâu đó vẫn còn rất nhiều phụ huynh coi con mình là “cục vàng”, “bất khả xâm phạm”, mà nuông chiều, cung phụng, “bảo kê” hay tập thói quen hư cho trẻ, biến chúng thành "công tử, công chúa" và hậu quả tỷ lệ thanh thiếu niên ăn chơi, hư hỏng, vô kỷ luật, côn đồ, thậm chí chửi hay đánh lại cả cha mẹ khi không được đáp ứng yêu cầu vô lý... mà bọn trẻ đưa ra. Phải chăng, vụ học sinh bóp cổ cô giáo vừa qua là một minh chứng - “sản phẩm” để lại của sự nuông chiều?

Chúng ta tự hỏi bản thân mình: Có ai trong đời chưa từng bị người thân la mắn, đánh đập hay chính bản thân mình làm điều đó với con, cháu mình hay chưa? Sự nghiêm khắc ấy là cần thiết. Và nghiêm khắc ở đây là tình thương, chứ không phải là ghét bỏ.

Qua 2 câu chuyện trên, mong rằng phụ huynh hãy thấu đáo hơn, thấy con mình tiến bộ và thành người thế nào qua các hình phạt đó thì mới thấy kỷ luật thép là cần thiết, nghiêm khắc với học sinh phải xuất phát từ tấm lòng chân thành, thương yêu trò.

Trong việc giáo dục con cái, phải nghiêm khắc với con khi con làm sai, chứ đừng lúc nào cũng cưng chiều, luôn cho rằng con mình cái gì cũng nhất: Xinh đẹp, thông minh, tài năng, trí tuệ… làm cho đứa con cũng cảm thấy mình hơn người, mình là trung tâm của vũ trụ, không bao giờ biết cái lỗi, cái sai của bản thân.

Cao Diên - Hải Dương

Bài liên quan

Tin mới

Bắc Ninh: Gặp mặt, tọa đàm với chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ
Bắc Ninh: Gặp mặt, tọa đàm với chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nằm trong chuỗi các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ tỉnh trọng thể tổ chức Hội nghị gặp mặt, tọa đàm với chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Bắc Ninh: 56 thí sinh tham gia Hội thi hùng biện Tiếng Anh cấp tỉnh dành cho học sinh Trung học
Bắc Ninh: 56 thí sinh tham gia Hội thi hùng biện Tiếng Anh cấp tỉnh dành cho học sinh Trung học

Sáng 25/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội thi hùng biện Tiếng Anh cấp tỉnh dành cho học sinh Trung học năm học 2023 - 2024. Hội thi hùng biện Tiếng Anh cấp tỉnh dành cho học sinh Trung học năm học 2023 - 2024 có sự tham gia của 30 thí sinh cấp Trung học phổ thông và 26 thí sinh cấp Trung học cơ sở.

Mục tiêu lợi nhuận trước thuế của ĐHĐCĐ Cen Land (CRE) năm 2024 tăng trưởng 4.389% lên 220 tỷ đồng
Mục tiêu lợi nhuận trước thuế của ĐHĐCĐ Cen Land (CRE) năm 2024 tăng trưởng 4.389% lên 220 tỷ đồng

Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Bất động sản thế kỷ (Cen Land, mã CRE - sàn HOSE) đã diễn ra chiều ngày 25/4.

Chứng khoán phiên chiều 25/4 : Sau phiên sáng giao dịch khá ảm đạm với thanh khoản thấp
Chứng khoán phiên chiều 25/4 : Sau phiên sáng giao dịch khá ảm đạm với thanh khoản thấp

Những phiên biến động mạnh về điểm số gần đây của thị trường khiến nhà đầu tư trở nên do dự và thận trọng hơn, trong khi kỳ nghỉ lễ dài ngày đến gần càng cho thêm lý do để dòng tiền chọn cách đứng ngoài, chờ đợi tháng giao dịch mới.

Sa Pa (Lào Cai) triển khai nhiều giải pháp chống quá tải phương tiện giao thông dịp nghỉ lễ
Sa Pa (Lào Cai) triển khai nhiều giải pháp chống quá tải phương tiện giao thông dịp nghỉ lễ

UBND thị xã Sa Pa (Lào Cai) vừa ban hành Kế hoạch nhằm đảm bảo giao thông thông suốt, không ùn tắc kéo dài và đáp ứng nhu cầu đỗ phương tiện vận tải hành khách, đại biểu, Nhân dân, du khách tham dự các hoạt động của Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 01/5 năm 2024.

Thanh Hóa chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời các sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Thanh Hóa chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời các sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Sáng 25/4, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh tổng kết công tác phòng, chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn (TKCN) và Phòng thủ dân sự (PTDS) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.