Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đấu tranh chống buôn lậu: Đánh mạnh vào các băng ổ nhóm

Để công tác đấu tranh chống buôn lậu đạt hiệu quả cao hơn

THCL Để công tác đấu tranh chống buôn lậu đạt hiệu quả cao hơn nữa, theo Đại tá Ngô Kiên, Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm buôn lậu, còn nhiều vấn đề mà lực lượng và các cơ quan chức năng cần quan tâm.

Đồng bộ các biện pháp

Theo đó, cần tăng cường công tác quản lý nắm tình hình địa bàn, thường xuyên giáo dục, tuyên truyền vận động nhân dân, cán bộ công nhân viên các tuyến, địa bàn, phường xã trong cả nước, nhất là địa bàn biên giới, nơi có nhà ga, sân bay, bến tàu, bến xe, bãi tập kết hàng hóa… để họ không tiếp tay cho buôn lậu.

Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp phải thể hiện cao vai trò, trách nhiệm để cùng vào cuộc một cách thường xuyên, liên tục, chứ không chỉ hô hào hay làm theo phong trào.

“Đối với lực lượng công an nói chung, lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm buôn lậu nói riêng, phải áp dụng đồng bộ các biện pháp công tác nghiệp vụ cơ bản như điều tra, sưu tra, xác minh hiềm nghi, màng lưới bí mật, vận động quần chúng nhân dân tố giác tội phạm để phát hiện nguồn tin, vụ việc và đối tượng đấu tranh. Chủ động nắm chắc tình hình kinh tế - xã hội có liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại; tập trung nhiệm vụ trọng tâm là đấu tranh với các tổ chức, đường dây, ổ nhóm buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, hàng mất ATVSTP”, Đại tá Kiên nhấn mạnh.

Từ kết quả đấu tranh các vụ án, phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, pháp luật đề xuất sửa đổi, bổ sung, không để tội phạm lợi dụng hoạt động.

Phối hợp các lực lượng

Theo Đại tá Kiên, cần đẩy mạnh công tác phối hợp lực lượng trong phòng ngừa, đấu tranh chống buôn lậu. Lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm buôn lậu chủ động phối hợp với các bên hải quan, QLTT, bộ đội biên phòng, thuế, cảnh sát biển… để thu thập thông tin liên quan tới tội phạm, sử dụng lực lượng phối hợp đúng lúc; khắc phục những thiếu sót, hạn chế của các ngành chức năng khi tham gia phối hợp.

Đối với các lực lượng trong ngành, cần chú ý do đặc điểm của tội phạm buôn lậu là hoạt động theo tuyến, theo đường dây, tổ chức. Do đó, phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các địa phương với nhau, đặc biệt là các địa phương có biên giới, cửa khẩu với các tỉnh, thành phố là thị trường tiêu thụ hàng nhập lậu. Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm buôn lậu sẽ chủ trì, chỉ đạo lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm buôn lậu các địa phương tăng cường công tác trao đổi thông tin tội phạm; kết nối các hoạt động nghiệp vụ và tổ chức đón bắt, phá án khi kết thúc chuyên án.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác xây dựng lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm buôn lậu trong sạch, vững mạnh, đáp ứng mọi yêu cầu nhiệm vụ: Bảo đảm thông tin pháp luật; đề cao kỷ cương, kỷ luật; thực hiện nghiêm điều lệnh Công an Nhân dân; thường xuyên quán triệt, giáo dục cán bộ, chiến sỹ về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước…

Đổi mới công tác thi đua khen thưởng, lấy chỉ tiêu công tác nghiệp vụ cơ bản, nhất là chuyên án trinh sát triệt phá đường dây, tổ chức buôn lậu lớn làm cơ sở xem xét thi đua, khen thưởng cho các tập thể và cá nhân.

Cần sửa đổi luật

Điều quan trọng, Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về phòng chống tội phạm buôn lậu, không để các đối tượng lợi dụng hoạt động. Quy định rõ việc tịch thu phương tiện vận chuyển hàng lậu, giảm số lượng thuốc lá bị xử lý hình sự từ 1.500 bao xuống còn 500 bao tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP. Quy định rõ hành vi qua biên giới, định lượng đối với hàng cấm như ngà voi, sừng tê giác… trong Bộ luật Hình sự.

Quốc hội thông qua Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, trong đó quy định Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu thuộc hệ thống Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an. Sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong đó quy định Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời, Chính phủ có cơ chế chính sách hỗ trợ hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm buôn lậu.

Thanh Hà

Tin mới

Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX
Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX

Theo xếp hạng mới được công bố tại Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX, chỉ số hài lòng của người dân với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAS) năm 2023, TP. Hải Phòng xếp hạng hai cả nước về chỉ số này. Đây là thành quả từ những nỗ lực cải cách hành chính, chuyển đổi số của thành phố trong năm qua.

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)
Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)

Vừa qua, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng chủ trì tiếp Đoàn công tác Trung tâm Nghiên cứu Đặc khu Kinh tế Trung Quốc (Đại học Thâm Quyến) và một số doanh nghiệp do Giám đốc Trung tâm Đào Nhất Đào làm Trưởng đoàn. 

Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê
Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê

Ngày 18/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về tình trạng ngày càng nhiều loài mới, trong đó có cả con người, bị lây nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 và có thể phải đối mặt với tỷ lệ tử vong cao bất thường.

Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Về lâu dài, cần tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Có hệ thống công trình thủy lợi chống mặn; Phát triển hệ thống hồ chứa nước ngọt, cung cấp nước sạch liên vùng; Thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý, phát triển các giống cây trồng chống chịu với hạn hán và xâm nhập mặn.

Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919
Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919

Không quân vận tải 919 (Cục Không quân, Bộ Quốc phòng), Đoàn Bay 919 là đơn vị bay vận tải quân sự - hàng không dân dụng đầu tiên của đất nước.