Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

ĐBQH góp ý nhiều vấn đề về sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học

Sáng nay (6/11), Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (ĐH). Tại phiên thảo luận đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các ĐBQH…

"Không thể có đại học vô chủ"

Đồng tình với nhiều nội dung của bản dự  thảo luật, Ông Nguyễn Thiện Nhân - Bí thư Thành uỷ TP. HCM góp ý cụ thể với Điều 7. Theo ông, cần phải xác định rõ cơ sở giáo dục đại học công lập do nhà nước là chủ sở hữu đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động. Theo ông Nguyễn Thiện Nhân chữ “sở hữu” của đại học rất quan trọng bởi chủ sở hữu là người đầu tư cho đại học phát triển nhưng phải là người có quyền quyết định nhân sự. “Cần có khái niệm chủ sở hữu. ĐH tư thục cũng vậy, là do cá nhân tổ chức trong hoặc ngoài nước là chủ sở hữu đầu tư và đảm bảo điều kiện”, ông Nguyễn Thiện Nhân nói.

Theo Bí thư Thành uỷ TP.HCM so sánh vấn đề sở hữu đại học và vấn đề sở hữu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tuy khác nhau, nhưng có những nét giống nhau. Ông phân tích: “Chúng ta đã mất khá nhiều thời gian để xác định ai là chủ sở hữu DNNN. Trong dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH, có đề cập đến một số chủ sở hữu nhưng không có định nghĩa.

ĐBQH góp ý nhiều vấn đề về sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học - Hình 1

Ông Nguyễn Thiện Nhân - Bí thư Thành uỷ TP. HCM (Ảnh: VTV)

Chủ sở hữu tức là có vốn, có quyền thành lập, quyền đầu tư, quyền quyết định nhân sự và xử lý chế tài khi vi phạm pháp luật. Nếu không làm rõ thì sẽ thấy rằng các trường đại học như không có chủ. Như vậy rất nguy hiểm, không thể có ĐH vô chủ. Người chủ phải làm đúng các quyền của mình. Đề nghị có điều chỉnh điều này” - ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.

Góp ý về Hội đồng trường công lập, ông Nguyễn Thiện Nhân đề nghị bổ sung ai là cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước để thực hiện việc quản lý, giám sát. “Hội đồng trường là cơ quan đại diện cho chủ sở hữu, cho nên, chủ sở hữu phải có một số quyền liên quan tới hội đồng trường. Hội đồng trường sẽ bầu ra chủ tịch của Hội đồng trường, các thành viên. Tất cả những người này, về nguyên tắc phải đảm bảo yêu cầu của chủ sở hữu”, Bí thư Thành ủy TP.HCM nói và chỉ rõ dự thảo luật đang quy định “ngược” khi bầu xong mới gửi cho chủ sở hữu duyệt.

Nêu lý do cho đề xuất này, ông Nguyễn Thiện Nhân dẫn chứng trường hợp đáng tiếc là một giáo sư người Việt sống ở nước ngoài, khi về nước làm hiệu phó một trường. Sau khi bầu là hiệu trưởng mới chuyển sang cơ quan quản lý phê duyệt. “Đó chính là quy trình ngược. Lẽ ra danh sách ứng cử viên đó phải được chủ sở hữu đồng ý, rồi trường có bầu hay không là việc của trường. Tôi lưu ý chủ sở hữu phải làm đúng quyền của mình là chọn danh sách đáp ứng yêu cầu chứ không có quyền can thiệp việc bầu của Hội đồng trường”, ông Nguyễn Thiện Nhân nói

Về tự chủ đại học, cơ sở giáo dục đại học chịu trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật là đúng nhưng chưa đủ. “Trách nhiệm phải chịu trước ai? Nêu rõ trước chủ sở hữu, trước người học, trước tổ chức, cá nhân liên quan thì lúc đó mới có cơ chế giám sát từ trong ra ngoài” - Bí thư Thành ủy TP.HCM nêu.

Bác sĩ chuyên khoa cần được quy định rõ trong Luật Giáo dục ĐH

Góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục ĐH sửa đổi, Đại biểu Vũ Thị Nguyệt (đoàn Hưng Yên) cho biết, nhiều cán bộ trong ngành Y tế cảm thấy như bị gạt ra khỏi hệ thống đào tạo. Cụ thể, Đại biểu Vũ Thị Nguyệt nêu ý kiến về trình độ và văn bằng giáo dục ĐH Y tế. Đào tạo y tế là loại hình đào tạo đặc biệt về thời gian cũng như về văn bằng, chứng chỉ.

Để trở thành bác sĩ chuyên môn thì ngoài 6 năm được đào tạo ở trong trường ĐH thì phải cần ít nhất 2 đến 3 năm đào tạo chuyên sâu theo 2 hướng. Đó là đào tạo hàn lâm nghiên cứu gồm: Thạc sĩ, tiến sĩ và đào tạo hành nghề chuyên môn gồm: Chuyên khoa, chuyên khoa sâu, bác sĩ nội trú, chuyên khoa I và chuyên khoa II. Bên cạnh đó, cán bộ y tế còn phải thường xuyên được đào tạo, cập nhật kiến thức. Việc học đối với họ gần như là suốt đời và không bao giờ là đủ.  

ĐBQH góp ý nhiều vấn đề về sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học - Hình 2

Đại biểu Vũ Thị Nguyệt (Ảnh: quochoi.vn)

Có thể nói, đối với bác sĩ đào tạo nội trú là nguồn nhân lực tinh túy, chất lượng cao của ngành Y tế. Đối với loại hình đào tạo chuyên khoa I và chuyên khoa II là nguồn đào tạo chủ lực trong việc khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ở các bệnh viện.

Các loại hình này đã tồn tại hàng chục năm nay, được hệ thống giáo dục trong nước và thế giới công nhận.

Tuy nhiên, đại biểu Vũ Thị Nguyệt băn khoăn, trong dự thảo Luật Giáo dục ĐH sửa đổi lần này lại bỏ mất trình độ và văn bằng chuyên sâu ngành y khoa. Trong khi thực tế đây không phải là vấn đề mới.

Tại điều 39 Luật Giáo dục năm 1998 đã quy định và có những hướng dẫn cụ thể tại các văn bản dưới luật nhưng không hiểu sao trong những luật sau lại không quy định loại  hình đào tạo cũng như loại văn bằng này nữa.

“Tôi và rất nhiều cán bộ trong ngành Y tế cảm thấy như mình bị gạt ra khỏi hệ thống đào tạo chung và rất tâm tư khi không biết mình đang đứng ở đâu và được ai công nhận.

Nếu như trong dự thảo Luật Giáo dục ĐH sửa đổi lần này không quy định thì có thể phải mất 10 năm nữa, những người như chúng tôi lại tiếp tục hành trình tìm lại chính mình do đã bị pháp luật bỏ quên”, biểu Vũ Thị Nguyệt trăn trở.

Do đó, đại biểu Vũ Thị Nguyệt đề nghị trong dự thảo Luật Giáo dục ĐH sửa đổi, tại điều 6 khoản I cần quy định rõ trình độ tương đương thạc sĩ, tiến sĩ hoặc trình độ chuyên gia. Điều này cũng phù hợp với thực tiễn ở trong nước và trên thế giới.

Nên đưa ra những quy định cụ thể về bằng cấp ngành y khoa

Góp ý vào vấn đề trên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội), cho rằng, tại điều 73 về đào tạo y khoa giao cho Chính phủ quy định. Với quy định này còn mang tính chung chung, mơ hồ, chưa đi được vào thực tế trong cuộc sống. Vì không biết bao giờ Chính phủ mới tập trung họp để triển khai đánh giá vấn đề còn tồn đọng ở các trường đào tạo y khoa.

Hiện nay, việc đào tạo bác sĩ chuyên khoa gần như chưa chính thức, chưa chính danh. Điều này có thể giảm chất lượng đào tạo y khoa, khó có thể hội nhập với quốc tế.

ĐBQH góp ý nhiều vấn đề về sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học - Hình 3

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Ảnh: quochoi.vn)

Theo đại biểu Nguyễn Anh Trí, chúng ta cần thống nhất mô hình đào tạo y khoa ở Việt Nam theo đúng với tiêu chuẩn đào tạo quốc tế. Một người học y khoa trong 4 năm thì được gọi là cử nhân y khoa. Sau đó, nếu họ muốn làm bác sĩ điều trị thì họ học theo hệ lâm sàng và sẽ học tiếp 1 năm nội trú và học thêm khoảng 3 năm chuyên tu. Như vậy, họ sẽ học từ 8 đến 9 năm, sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành bác sĩ chuyên khoa giỏi về tay nghề, làm việc ở trong các bệnh viện.

Loại thứ 2 là những người học hết 4 năm rồi lại học thêm 2 năm nữa thì sẽ được lấy bằng Thạc sĩ y khoa. Nếu học tiếp tục học tiếp 3 năm nữa để lấy bằng Tiến sĩ y khoa. Những thạc sĩ, tiến sĩ y khoa này có giảng dạy ở các trường ĐH và họ không làm lâm sàng.

Những điều này nên được đưa vào Luật Giáo dục ĐH sửa đổi. Chính phủ cũng nên đưa ra những quy định rất cụ thể về thời gian học, tuyển sinh, bằng cấp ngành y khoa thì mới có thể thực thi được.

Tuấn Ngọc

Bài liên quan

Tin mới

MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online
MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online

Sau chuỗi sự kiện “Trạm sạc Sức bền 24h Khổng lồ”, từ ngày 20 tháng 4 năm 2024, Nestlé MILO sẽ lần lượt triển khai các hoạt động thú vị trên nền tảng số nhằm tạo sân chơi cho phụ huynh và trẻ em trên khắp cả nước dễ dàng tham gia để khám phá về sức bền và cách cải thiện sức bền, bao gồm “thử thách Bền Bỉ Hơn” trên Tiktok, “thử thách 7 ngày Bền Bỉ Hơn” trên Zalo cũng như ra mắt bài hát bền bỉ trên Youtube.

Đề nghị xử lý người tạo trend ‘ra khơi tìm kho báu’
Đề nghị xử lý người tạo trend ‘ra khơi tìm kho báu’

Luật sư Giang Hồng Thanh (Văn phòng luật sư Giang Thanh), người bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan vừa có đơn đề nghị xử lý hành vi vi phạm Luật An ninh mạng liên quan đến người tạo trend ‘ra khơi tìm kho báu’.

Cần đầu tư công viên, vườn dạo tại quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang
Cần đầu tư công viên, vườn dạo tại quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang

Các địa phương kiến nghị UBND TP. Đà Nẵng cần có chủ trương về liên doanh, liên kết hoặc xã hội hóa trong hoạt động quản lý, duy trì, bảo dưỡng công viên, vườn dạo. Đồng thời, Thành phố hỗ trợ đầu tư nâng cấp, bổ sung thêm cơ sở vật chất, đặc biệt là thiết bị, dụng cụ thể dục - thể thao để phục vụ nhu cầu người dân.

TP. Hồ Chí Minh triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả lớn
TP. Hồ Chí Minh triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả lớn

Cơ quan Công an quận 10, TP. Hồ Chí Minh vừa triệt phá thành công đường dây “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”, thu giữ hàng 100.000 sản phẩm thuốc giả.

Giữa tháng 4/2024, xuất khẩu tăng thêm 15 tỷ USD
Giữa tháng 4/2024, xuất khẩu tăng thêm 15 tỷ USD

Tính từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt xấp xỉ 209 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu cả nước tăng thêm 15 tỷ USD.

Cà Mau tăng cường thực hiện phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế
Cà Mau tăng cường thực hiện phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn chỉ đạo Sở Y tế; Bảo hiểm xã hội tỉnh tăng cường thực hiện phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế.