Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đề nghị giảm giấy phép con trong việc đầu tư cho giáo dục

Tại Hội thảo về cắt giảm, đơn giản hoá điều kiện kinh doanh và hoạt động trong lĩnh vực đầu tư giáo dục, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Bộ GDĐT phối hợp tổ chức ngày 15/5/2018, Chủ tịch Hội đồng Đại học FPT Lê Trường Tùng đề xuất, cắt bỏ thêm điều kiện phải có đầy đủ hồ sơ của giáo viên khi xin cấp phép thành lập.

Đề nghị giảm giấy phép con trong việc đầu tư cho giáo dục - Hình 1

TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch Hội đồng Đại học FPT

Theo TS. Lê Trường Tùng, tại giai đoạn cấp phép thành lập, nhà đầu tư chưa hoạt động, thì không thể có đủ danh sách giáo viên với giấy phép lao động, hợp đồng lao động đã kí vì chưa biết khi nào mới được cấp giấy phép. Nhà trường vẫn phải kí hợp đồng với giảng viên có trả lương, đóng bảo hiểm xã hội dẫn đến rất phung phí...

Ông Tùng cũng thẳng thắn bày tỏ, muốn đưa nhà trường vào hoạt động, phải cần rất nhiều thủ tục kèm với vô số biểu mẫu cần thực hiện khác.

“Muốn dạy gì thì cần thủ tục mở ngành, dự kiến dạy bao nhiêu sinh viên thì thủ tục xác định chỉ tiêu tuyển sinh, dạy sinh viên nào thì thủ tục đối tượng tuyển sinh, dạy như thế nào thì có thủ tục liên quan tới phương thức đào tạo, thậm chí cấp bằng cũng cần thủ tục riêng…

Toàn bộ trong quá trình hoạt động có rất nhiều giấy phép “con” ngoài  việc xin phép hoạt động. Như vậy, có giấy phép hoạt động nhưng cũng chưa thể hoạt động”, ông Tùng nói.

Ông Tùng cũng chỉ ra những bất cập, khi quy định vốn đầu tư để mở cơ sở giáo dục trong nước, phải có ít nhất 1.000 tỉ đồng mà không áp dụng với trường đang hoạt động, như vậy là rào cản không cho đối tác mới tham gia thị trường, đối tác cũ lại không đầu tư do không yêu cầu dẫn đến “khoá cửa” thị trường đầu tư cho giáo dục.

Bên cạnh đó, những vấn đề ưu đãi mở cửa cho nhà đầu tư có yếu tố nước ngoài thuận lợi hơn, dẫn đến bất bình đẳng trong chính sách. Ví dụ, vốn đầu tư cho cơ sở có yếu tố nước ngoài chỉ quy định tối thiểu 300 tỉ đồng, trong khi cơ sở trong nước cần tối thiểu 1000 tỉ đồng. Hay trường tư thục có yếu tố nước ngoài được tự chủ trong vấn đề tổ chức nhân sự.

Từ những bất cập trên, ông Tùng đề xuất cần xây dựng theo hướng giao tự chủ cho các tổ chức giáo dục hoạt động trên cơ sở hành lang pháp lí hợp lí, thay tiền kiểm bằng hậu kiểm. Chuyển sang hậu kiểm, tức là các cơ sở giáo dục sau khi có quyết định thành lập có thể tự chủ chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện thì công bố hoạt động và tất cả các tiêu chí đã quy định rõ. Sau đó, cơ quan nhà nước sẽ đi kiểm tra, như vậy thực chất hơn rất nhiều và đơn giản thủ tục hành chính, giảm chi phí cho xã hội.

Thanh Bình

Bài liên quan

Tin mới

Xử phạt hành chính 9 cơ sở y tế tư nhân tại Hà Tĩnh
Xử phạt hành chính 9 cơ sở y tế tư nhân tại Hà Tĩnh

Sở Y tế Hà Tĩnh vừa công bố kết luận kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, và cung cấp dịch vụ y tế tại các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh.

Bắt Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vì liên quan đến Nguyễn Văn Hậu
Bắt Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vì liên quan đến Nguyễn Văn Hậu

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Văn Khước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc để điều tra hành vi nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu.

Bắt khẩn cấp 3 đối tượng trong đường dây đánh bạc qua mạng lên đến 50 tỷ đồng
Bắt khẩn cấp 3 đối tượng trong đường dây đánh bạc qua mạng lên đến 50 tỷ đồng

Ba đối tượng ở Đà Nẵng móc nối hình thành đường dây tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng bằng hình thức cá cược thể thao. Đến thời điểm bị bắt, các đối tượng đã giao dịch số tiền khoảng 50 tỷ đồng.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị: Phá đường dây tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị: Phá đường dây tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép

Ngày 23/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa triệt phá đường dây tổ chức đưa người khác xuất cảnh trái phép sang Lào.

Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP.HCM 2 năm tới
Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP.HCM 2 năm tới

Hầu hết các dự án hạ tầng trọng điểm của TP.HCM đang và sắp triển khai trong giai đoạn 2024-2025 đều đi qua khu Đông. Điều này không chỉ mở toang kết nối, thúc đấy kinh tế phát triển mạnh mẽ mà còn thổi bùng làn sóng an cư và tăng giá bất động sản.

Hải Phòng tổ chức giám sát thực hiện các quy định, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp Tràng Duệ
Hải Phòng tổ chức giám sát thực hiện các quy định, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp Tràng Duệ

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Chuyên đề của HĐND TP. Hải Phòng giám sát về việc thực hiện các quy định, cơ chế, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố tại KCN Tràng Duệ (huyện An Dương). Đồng chí Bùi Đức Quang, Ủy viên Thành ủy, Phó Chủ tịch HĐND TP. Hải Phòng chủ trì buổi giám sát. Cùng đi có đại diện lãnh đạo các Ban của HĐND thành phố và một số Sở, ngành liên quan.