Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2019

Bộ LĐ-TBXH đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, vùng I: 4.180.000 đồng/tháng; vùng II: 3.710.000 đồng/tháng; vùng III: 3.250.000 đồng/tháng; vùng IV: 2.920.000 đồng/tháng

Theo dự thảo, đối tượng áp dụng là người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động. Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.

Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này). Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều này sau đây gọi chung là doanh nghiệp.

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp từ ngày 1/1/2019 như sau: Vùng I: 4.180.000 đồng/tháng; vùng II: 3.710.000 đồng/tháng; vùng III: 3.250.000 đồng/tháng; vùng IV: 2.920.000 đồng/tháng.

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2019 - Hình 1

Lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh cao nhất ở vùng 1 từ 3.980.000 đồng lên 4.180.000 đồng mỗi tháng

Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương hiện nay khoảng 160.000-200.000 đồng/tháng, tương ứng với mức tăng theo tỷ lệ phần trăm từ 5 - 5,8% tùy theo từng vùng, mức bình quân tăng 5,3%.

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, mức lương tối thiểu trên được tính toán dựa trên cơ sở bù đủ trượt giá sinh hoạt năm 2018 dự kiến khoảng 3,5% - 4% để bảo đảm tiền lương thực tế cho người lao động; cải thiện theo mức tăng năng suất lao động xã hội khoảng 1,3% - 1,8% để thực hiện lộ trình điều chỉnh bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, qua tổng hợp đề xuất của các địa phương, có 59/63 địa phương đề nghị giữ nguyên địa bàn áp dụng mức lương vùng như hiện hành.

Riêng 4 địa phương đề nghị điều chỉnh một số địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã rà soát, tiếp thu vào dự thảo nghị định như sau: UBND TP Hải Phòng đề nghị điều chỉnh từ vùng II lên vùng I đối với huyện Kiến Thụy và huyện Cát Hải; UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị điều chỉnh từ vùng III lên vùng II đối với huyện Gia Bình và huyện Lương Tài; UBND tỉnh Bình Dương đề nghị điều chỉnh từ vùng II lên vùng I đối với huyện Dầu Tiếng và huyện Phú Giáo; UBND tỉnh Tiền Giang nghị điều chỉnh từ vùng III lên vùng II đối với huyện Châu Thành, vùng IV lên vùng III đối với huyện Tân Phước.  

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thấy rằng, việc đề xuất điều chỉnh nâng vùng của các địa phương trên là có cơ sở, do các địa bàn trên có thị trường lao động khá phát triển, nhiều cụm, khu công nghiệp, điều kiện cơ sở hạ tầng đã được cải thiện đáng kể, giáp ranh với các địa bàn vùng I hoặc vùng II.... Vì vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất với đề nghị điều chỉnh nâng vùng của các địa phương để tạo sự cân đối hợp lý về giá nhân công giữa các địa bàn giáp ranh, lận cận.

Về thời điểm áp dụng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất áp dụng quy định mới từ ngày 1/1/2019.

Dự thảo đang được Bộ Lao động – Thương binh và xã hội lấy ý kiến của chuyên gia và người dân đến ngày 16/10/2018.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?
Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?

Đến hết năm 2023, Việt Nam đã có 46 tỉnh, thành phố được công nhận đã loại trừ bệnh sốt rét, còn 17 tỉnh, thành phố chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ. Tuy nhiên, số thôn, bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp. Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030.

CHINT ra mắt bao bì mới và mở rộng thời gian bảo hành cho sản phẩm tại Việt Nam
CHINT ra mắt bao bì mới và mở rộng thời gian bảo hành cho sản phẩm tại Việt Nam

CHINT, công ty toàn cầu về năng lượng thông minh, vừa thông báo 2 sáng kiến mới để hỗ trợ cho hệ sinh thái năng lượng thông minh ở Việt Nam. Theo đó, doanh nghiệp đã cho ra mắt nhãn bảo hành sản phẩm mới nhằm giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết các sản phẩm chính hãng và áp dụng chính sách bảo hành lên tới 3 năm.

Gần 28.000 bài tham dự Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác”
Gần 28.000 bài tham dự Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác”

Theo thông tin từ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên, Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác” thu hút gần 28.000 bài dự thi, trong đó có gần 1.100 bài của các tập thể, cá nhân từ 22 tỉnh, thành phố trong cả nước gửi về.

Ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu huyện Tiên Du”
Ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu huyện Tiên Du”

Chiều 25/4, Hội Nông dân huyện Tiên Du (Bắc Ninh) tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu huyện Tiên Du”.

Khánh Hòa có tân Cục trưởng Cục Quản lý thị trường
Khánh Hòa có tân Cục trưởng Cục Quản lý thị trường

Ông Trần Phước Trí, Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hòa.

Lạng Sơn: Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp chuyên đề về giải phóng mặt bằng
Lạng Sơn: Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp chuyên đề về giải phóng mặt bằng

Ngày 25/4, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp chuyên đề đánh giá tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm và xem xét giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng tháng 3/2024.