Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đi tìm giải pháp quảng bá sản phẩm gốm sứ Bát Tràng

Mới đây, tại Trung tâm thương mại chợ gốm Làng cổ Bát Tràng, Quỹ Văn hóa Hà Nội (Sở VH-TT Hà Nội) đã tổ chức, buổi tọa đàm “Giải pháp tiếp thị số sản phẩm gốm sứ Bát Tràng” nhằm đưa ra các giải pháp mang tính chất căn cốt nhằm xúc tiến, quảng bá thành công sản phẩm gốm sứ Bát Tràng ở trong nước và quốc tế.

THCL Mới đây, tại Trung tâm thương mại chợ gốm Làng cổ Bát Tràng, Quỹ Văn hóa Hà Nội (Sở VH-TT Hà Nội) đã tổ chức, buổi tọa đàm “Giải pháp tiếp thị số sản phẩm gốm sứ Bát Tràng” nhằm đưa ra các giải pháp mang tính chất căn cốt nhằm xúc tiến, quảng bá thành công sản phẩm gốm sứ Bát Tràng ở trong nước và quốc tế.

Tại đây, giải pháp: Thả ý nghĩa biểu tượng vào sản phẩm gốm sứ làm tăng giá trị, đậm bản sắc đặc biệt được nhấn mạnh.

Chương trình là sự phối hợp hài hòa của 2 hoạt động tạo đàm trao đổi kinh nghiệm xúc tiến, quảng bá sản phẩm gốm mỹ nghệ và giới thiệu các sản phẩm gốm sứ tiêu biểu của nghệ nhân Bát Tràng và các nghệ nhân, nhà sáng tạo gốm sứ khác trên địa bàn Hà Nội.

Gia tăng giá trị sản phẩm

Tại tọa đàm, hơn 60 nghệ nhân thuộc nhiều thế hệ của làng nghề gốm Bát Tràng đã lắng nghe sự chia sẻ thực tế từ các nhà nghiên cứu, sưu tầm gốm sứ Bát Tràng nói riêng và Việt Nam nói chung; các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông văn hóa; quản lý của dự án phục chế và xúc tiến thương mại các dòng gốm sứ có lịch sử lâu đời...

Các khách mời tọa đàm cùng các chuyên gia đã phân tích cặn kẽ những thuận lợi và khó khăn của làng nghề gốm Bát Tràng trong thời kỳ công nghệ số hóa toàn cầu như hiện nay. Qua đó, tìm kiếm giải pháp phát triển làng nghề dựa trên hai phương thức, đó là: sử dụng bản sắc văn hóa làng nghề như một kho tư liệu quý khơi nguồn các sáng tác gốm sứ; làm gia tăng giá trị của sản phẩm đồng thời ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông vào phục vụ hoạt động lưu thông, xúc tiến, quảng bá sản phẩm ở trong nước và đặc biệt là ra thế giới.

Đi tìm giải pháp quảng bá sản phẩm gốm sứ Bát Tràng - Hình 1

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi tọa đàm

Ngoài ra, tọa đàm cũng khẳng định thiết kế mẫu mã là một trong những khâu quan trọng, có tính chất quyết định tới giá trị của sản phẩm gốm sứ trên thị trường. Chương trình sẽ góp phần mang lại cho các học viên ngành thiết kế gốm đồng thời cũng là thế hệ các nghệ nhân trẻ của làng gốm Bát Tràng những giải pháp mang tính chất căn cốt nhất nhằm xúc tiến, quảng bá thành công sản phẩm gốm sứ Bát Tràng ở trong nước và quốc tế.

Thả ý nghĩa biểu tượng vào sản phẩm

Tọa đàm đặc biệt nhấn mạnh đến giải pháp: Thả ý nghĩa biểu tượng vào sản phẩm gốm sứ làm tăng giá trị, đậm bản sắc. Họa sỹ, nhà sưu tầm gốm cổ Bùi Hoài Mai chia sẻ: “Chúng ta cứ so sánh gốm sứ Trung Quốc nhiều, tràn lan thị trường nhưng những sản phẩm đó nhanh, nhiều, chỉ là hàng nhái và không có bản sắc gì cả.

Những sản phẩm gốm sứ đó chỉ có thể phát triển cho một giai đoạn nào đó, vì người tiêu dùng phải trả tiền 2/3 giá trị là giá trị sản phẩm là của chính nó. Vì thế, nên chúng ta phải tạo nên những giá trị, bản sắc văn hóa riêng bằng nhiều cách mà chúng ta đã từng xây dựng, thổi hồn vào bề dày lịch sử gốm sứ Bát Tràng truyền thống gần một nghìn năm nay"...

Ông cũng nhấn mạnh phải xây dựng lại nền văn hóa Bát Tràng, tinh thần đoàn kết làng nghề và cạnh tranh lành mạnh.

Song song với nội dung tọa đàm là các hoạt động minh họa, giới thiệu sản phẩm gốm sứ của các nghệ nhân làng nghề và các nhà sáng tác gốm khác tại Hà Nội. Điều đặc biệt ở các sản phẩm gốm sứ được đem đến giới thiệu tại chương trình không chỉ toát lên từ vẻ đẹp tinh tế bên ngoài mà quan trọng hơn cả là từ những câu chuyện văn hóa - lịch sử đến những câu chuyện đời thường, bình dị.

Triệu Hiền

Bài liên quan

Tin mới

Tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024
Tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024

Thực hiện Đề án “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025”, trong 2 ngày 19 và 20/4, Liên đoàn Lao động huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024 cho đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp.

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa kiểm tra tiến độ và động viên cán bộ, công nhân thi công dự án đường dây 500kV mạch 3
Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa kiểm tra tiến độ và động viên cán bộ, công nhân thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Sáng 20/4, ông Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa đã đi kiểm tra tiến độ và động viên cán bộ, công nhân thi công dự án đường dây 500kV mạch 3 tại 2 huyện: Nga Sơn và Hậu Lộc.

Tiêu hủy gần 7 tấn chân gà đông lạnh
Tiêu hủy gần 7 tấn chân gà đông lạnh

Ngày 20/4, Cơ quan chức năng tỉnh Yên Bái vừa tổ chức tiêu hủy gần 7 tấn chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Tạm giữ lượng lớn kim loại vàng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Tạm giữ lượng lớn kim loại vàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tăng cường kiểm tra một số doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng, phát hiện số lượng trang sức bằng kim loại màu vàng được bày bán kinh doanh không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiện giả mạo nhãn hiệu.

Nhiều đường bay nội địa có tỷ lệ đặt chỗ cao và kín chỗ trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Nhiều đường bay nội địa có tỷ lệ đặt chỗ cao và kín chỗ trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Các chuyến bay từ hai thành phố trung tâm ở hai đầu đất nước là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đến các địa phương có tỷ lệ đặt chỗ cao trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.

Hai doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Quảng Ninh ​
Hai doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Quảng Ninh ​

Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Quảng Ninh vừa trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 2 dự án mới tại KCN Sông Khoai gồm sản xuất, kinh doanh các linh kiện đúc nhựa, lắp ráp khuôn đúc và hệ thống cơ điện.