Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Điểm mặt những khu 'đất vàng' đắp chiếu nhiều năm giữa Thủ Đô

Tại Hà Nội, không khó để tìm kiếm những lô đất được quây tôn kín nhiều năm, bên trong cỏ mọc um tùm, hoặc những tòa nhà chọc trời "mốc xanh"... đáng nói, những dự án này đều đắp chiếu nhiều năm qua, mặc những chỉ đạo của thành phố Hà Nội về việc sẽ hủy các dự án quá 3 năm chưa thực hiện...

Đầu năm 2018, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các quận/huyện kiểm tra, rà soát lại, và có thể hủy các dự án đã quá 3 năm chưa thực hiện.

Nam Đàn Plaza

Năm 2002 Công ty TNHH Dịch vụ xuyên Thái Bình Dương được UBND Thành phố Hà Nội quyết định cho thuê 9.584 m2 đất tại xã Mỹ Đình (nay Phường Mỹ Đình 1) để xây dựng Trung tâm Tang lễ văn minh. 

Điểm mặt những khu 'đất vàng' đắp chiếu nhiều năm giữa Thủ Đô - Hình 1

Dự án Nam Đàn Plaza trước khi bị cháy vào năm 2017 ảnh nhìn từ trên cao

Dự án nằm trên lô E2.1 ngay mặt đường Phạm Hùng, gần tòa nhà Keangnam, tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng. Đây là dự án nằm ở vị trí đắc địa và được đặt nhiều kỳ vọng về sự đồ sộ sang trọng bởi một tổ hợp khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, khu vui chơi giải trí, văn phòng...Tuy nhiên, sự thực đến nay dự án trải qua nhiều "gian nan" khi mà qua đôi lần chuyển đổi mục đích đến nay vẫn là một khu đất nhếch nhác với phông bạt và nhà kho.

Dự án Twin Tower đường Láng

Dự án Twin Towers (số 1152 - 1154 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội) có tên gọi đầy đủ là Tổ hợp Dịch vụ công cộng, Nhà ở  cho thuê và Văn phòng cho thuê do Công ty Cổ phần Tân Phú Long làm chủ đầu tư.  

Điểm mặt những khu 'đất vàng' đắp chiếu nhiều năm giữa Thủ Đô - Hình 2

Hiện tại dự án này đang được chia nhỏ cho thuê

Với số vốn điều lệ 33 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Tân Phú Long có các cổ đông chính gồm: MIC (69%), Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhà số 6 Hà Nội (30%), Công ty TNHH Quản lý BĐS An Cư (1%).

Dự án 131 Thái Hà, hơn một thập kỷ chưa xây dựng xong

Theo tìm hiểu, dự án 131 Thái Hà (Hà Nội) do Công ty TNHH Kinh doanh tổng hợp Huy Hùng và Công ty Kinh doanh và Xây dựng nhà (Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội) làm chủ đầu tư.

Dự án được Sở Xây dựng Hà Nội cấp giấy phép xây dựng số 45 GP/SXD năm 2005 trên khu đất có diện tích 6.745 m2. Đây được coi là khu đất “vàng” ở thủ đô Hà Nội. Dự kiến thời gian hoàn thành dự án là năm 2010.

Điểm mặt những khu 'đất vàng' đắp chiếu nhiều năm giữa Thủ Đô - Hình 3

Dự án 131 Thái Hà vẫn chưa có động thái khởi động lại

Nguyên nhân được chỉ ra đó là chủ đầu tư chưa hoàn thiện hồ sơ pháp lý. Vào năm 2014, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội từng công bố dự án 131 Thái Hà nằm trong danh sách dự án có chủ đầu tư chưa nộp hồ sơ pháp lý dự án và hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ cho người mua nhà. Bên cạnh đó, năng lực tài chính yếu kém của chủ đầu tư cũng là một trong những nguyên nhân khiến dự án nằm “bất động”.

Đây cũng là một trong số các dự án Sở Xây dựng Hà Nội kiến nghị lên UBND TP thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư hoặc thay đổi chủ đầu tư vào năm 2015. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.

 Dự án D' Sant Raffles Hàng Bài

Theo tìm hiểu, tháng 11/2004, khu đất được UBND thành phố Hà Nội ra quyết định thu hồi và giao cho Công ty Kinh doanh và Xây dựng nhà (thuộc TCT Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội) thực hiện dự án xây dựng trung tâm thương mại - văn phòng cao 7 tầng, với thời hạn thuê đất 20 năm.

Điểm mặt những khu 'đất vàng' đắp chiếu nhiều năm giữa Thủ Đô - Hình 4 Phía trong dự án được làm bãi đỗ xe ô tô trái phép

Sau đó, tại khu đất này lại mọc lên một tấm biển ghi rõ trụ sở của một doanh nghiệp có tên Công ty CP Thời Đại Mới T&T (Công ty T&T). Theo đó, đây là đơn vị do Công ty CP Kinh doanh và xây dựng nhà sáng lập, với số vốn góp 80% trên tổng số vốn điều lệ. Số vốn còn lại là do Công ty và cá nhân khác là 4% và 2%.

Tiếp tục, tháng 6/2009, UBND thành phố lại cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty T&T thực hiện dự án tại khu đất nói trên mặc dù trước đó, UBND TP. Hà Nội có quyết định điều chỉnh tên chủ sử dụng đất từ Công ty Kinh doanh và xây dựng nhà thành Công ty CP Kinh doanh và xây dựng nhà (do doanh nghiệp này thực hiện cổ phần hóa theo chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước), đồng thời yêu cầu doanh nghiệp này ký lại hợp đồng thuê đất. Thời hạn thuê đất cũng được nâng từ 20 năm lên thành 50 năm.

Mặt khác, tại giấy chứng nhận đăng ký thay đổi kinh doanh lần thứ 7 của Công ty T&T, tỷ lệ góp vốn của các bên lại có sự thay đổi.

Tuy nhiên, đây không phải là lần thay đổi đăng ký cuối cùng của doanh nghiệp này. Tại lần thay đổi thông tin đăng ký mới đây nhất (lần thứ 17, ngày 29/8/2017) của Công ty T&T – chủ sở hữu lô đất số 22 – 24 phố Hàng Bài, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh đã chuyển nhượng toàn bộ 90,25% cổ phần của mình tại doanh nghiệp này. Ngoài ra, ba cổ đông còn lại của Công ty T&T (gồm một pháp nhân là CTCP Kinh doanh và Xây dựng – nhà đại diện là ông Hoàng Quang Thành – và hai cá nhân là bà Ngô Bích Thảo và ông Đỗ Quang Vy) cũng đều đã chuyển nhượng hết toàn bộ cổ phần của mình tại các lần thay đổi đăng ký trước.

Bên cạnh đó, chức vụ Tổng Giám đốc, Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Công ty T&T cũng có sự thay đổi, khi ông Nguyễn Hồng Quân (sinh năm 1962, thường trú và chỗ ở hiện tại là E2, tập thể Quân khu thủ đô, phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) nắm cương vị này thay ông Lê Mạnh Dũng.

Như vậy, chủ nhân thực sự của “khu đất vàng” trên hiện tại là ai? Theo một số nguồn tin, đó là một trong những tập đoàn bất động sản hàng đầu Việt Nam, “cái tên” song hành với Tập đoàn Tân Hoàng Minh trong nhiều dự án đã và đang triển khai rầm rộ tại thủ đô.

Tuy đã về tay ông chủ mới hơn nửa năm, dự án 22-24 Hàng Bài vẫn đang trong tình trạng “chết lâm sàng”. Không chỉ để cỏ dại mọc um tùm, khu đất trong khuôn viên dự án đang được “tận dụng” để làm bãi trông giữ xe trái phép từ nhiều năm qua.

Dự án trụ sở SHB 31-33-35 Lý Thường Kiệt

SHB được cho là đang sở hữu mảnh đất tại số 31-33-35 Lý Thường Kiệt rộng khoảng hơn 2.000 m2. Đây là đất ở có sổ đỏ được mua lại từ các hộ dân. Theo kế hoạch, trụ sở mới cuar SHB sẽ khởi công cuối năm 2016 nhưng hiện nay vẫn án binh bất động.

Điểm mặt những khu 'đất vàng' đắp chiếu nhiều năm giữa Thủ Đô - Hình 5

SHB được cho là đang sở hữu mảnh đất tại số 31-33-35 Lý Thường Kiệt

SHB đang gấp rút thúc đẩy quá trình phê duyệt dự án lên 13-15 tầng để có thể tiến hành sớm. Mục đích xin tăng chiều cao lên 13-15 tầng là để khai thác khu đất hiệu quả

theo nhiều chuyên gia trong giới bất động sản thì khu đất vàng mà SHB sở hữu có 3 mặt tiền ở phố Lý Thường Kiệt - Hàng Bài - Vọng Đức, rộng hơn 2.200 m2. Dù chưa có định giá chính xác, theo giá thị trường, một doanh nghiệp đã từng chi bồi thường lên tới một tỷ đồng cho mỗi m2 tại phố Hàng Bài. Ước tính, khu đất của nhà Bank này có giá trị khoảng hơn 2.000 tỷ đồng.

Đất vàng Nhà máy rượu Hà Nội

Từ nhiều năm qua, theo chủ trương của UBND TP Hà Nội, một phần khu đất tại Nhà máy rượu Hà Nội (94 Lò Đúc) được sử dụng để xây dựng trường học.

Lô đất tại Nhà máy Rượu Hà Nội có tổng diện tích là 7.657 m2, bao gồm hai khu đất riêng biệt nằm cạnh nhau từng được thành phố tính dùng để “đền bù” cho chủ đầu tư dự án khách sạn SAS trong công viên Thống Nhất, sau khi dự án này bị huỷ bỏ.

Điểm mặt những khu 'đất vàng' đắp chiếu nhiều năm giữa Thủ Đô - Hình 6

Tập đoàn Tân Hoàng Minh được cho là đã sở hữu dự án tại Nhà máy rượu Hà Nội 

Tuy nhiên, khi đó doanh nghiệp này cho rằng, diện tích khu đất này nhỏ hơn khu đất cũ tại 295 Lê Duẩn (10.133 m2), nên sau đó các bên liên quan đã thống nhất dời dự án này lên khu Mễ Trì, thuộc huyện Từ Liêm.

Với chủ trương xây trường học, mặt bằng sạch đã được chuẩn bị từ vài năm nay, nhưng khu đất này vẫn chỉ là những bãi um tùm cây cối được quây tôn kín mít khiến dư luận nghi ngờ có doanh nghiệp nào đó đang có ý định “thôn tính” khu vực “đất vàng” này.

Năm 2013, tại Văn bản số 69 gửi UBND Thành phố, chủ đầu tư dự án này đề nghị Thành phố hoàn trả lại phần tiền đền bù, hỗ trợ di chuyển, giải phóng mặt bằng tương ứng với phần diện tích đất xây dựng trường học trước khi thực hiện thu hồi đất, giao đất cho quận Hai Bà Trưng.

Chủ đầu tư cũng đề nghị Thành phố trả lại phần tiền cho công tác chuẩn bị đầu tư như khảo sát, đo đạc, quy hoạch tổng mặt bằng… Ngoài ra, chủ đầu tư còn đề nghị hoán đổi vị trí 2 ô đất xây trường học và xây khách sạn.

Không lâu sau đó, rộ tin đồn tập đoàn Tân Hoàng Minh đã sở hữu dự án tại nhà máy rượu Hà Nội (cũ), phố Lò Đúc, rộng đến 26.700m2, bổ sung vào danh mục loạt dự án đất vàng nội đô của công ty này.

Hiện thông tin về thương vụ này vẫn là ẩn số, nhưng có một điều chắc chắn sẽ không có trường học nào được xây dựng trên khu đất vàng trên như quy hoạch ban đầu của thành phố nữa.

Dự án tháp thiên niên kỷ: Mười năm vẫn còn trên giấy

Từng được kỳ vọng là một công trình có tầm vóc thể hiện sự vươn lên mạnh mẽ của thành phố trẻ Hà Đông trong quá trình phát triển kinh tế, nhưng tháp thiên niên kỷ Hà Tây đã 'ngủ đông' hơn chục năm nay.

Điểm mặt những khu 'đất vàng' đắp chiếu nhiều năm giữa Thủ Đô - Hình 7

Trải qua khoảng thời gian hơn 10 năm cho tới nay dự án vẫn là một khu đất bỏ hoang um tùm cỏ dại

Theo đó, dự án tháp thiên niên kỷ Hà Tây được chấp thuận theo công văn số 2532/UBND-NV ngày 08/06/2006 của UBND Hà Tây về việc chấp thuận chủ trương cho Công ty TSQ Việt Nam đầu tư khảo sát, lập dự án. Quyết định phê duyệt Quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 số 1326/QD-UBND của UBND tỉnh Hà Tây ngày 27/07/2007.

Qua 10 năm được chấp thuận nhưng hiện nay dự án vẫn đắp chiếu không có dấu hiệu thi công trở lại, cỏ mọc um tùm, một phần diện tích được cho thuê mặt bằng để máy móc xây dựng. Dự án tọa lạc tại một khu đất không thể đắc địa hơn, hai mặt tiền đường Trần Phú và Quang Trung (QL6) của quận Hà Đông, đối diện bưu điện Hà Đông, với diện tích hơn 6.000 m2 nhưng bỏ hoang từ năm 2006 khiến người dân khu vực không khỏi xót xa và đặt ra những câu hỏi lớn về số phận của dự án này.

Hà Long

Bài liên quan

Tin mới

Gói 120.000 tỷ đồng giải ngân chậm vì kéo dài đến năm 2030?
Gói 120.000 tỷ đồng giải ngân chậm vì kéo dài đến năm 2030?

Gói 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư hiện nay tỉ lệ giải ngân khá thấp. Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú thì đối tượng ở gói vay này do Bộ Xây dựng là cơ quan chủ trì quy định, còn Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện cho cho vay. Chương trình này có thể kéo dài đến năm 2030.

Nutricare: Tiên phong kiến tạo hệ sinh thái Y Dưỡng
Nutricare: Tiên phong kiến tạo hệ sinh thái Y Dưỡng

Xác định sứ mệnh “Tiên phong kiến tạo hệ sinh thái Y Dưỡng”, 14 năm qua, Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Nutricare (Nutricare) luôn nỗ lực trong việc mang đến những giải pháp Dinh dưỡng Y học toàn diện, tối ưu với thể trạng người Việt, đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng, mọi bệnh lý thông qua việc áp dụng khoa học dinh dưỡng hiện đại trong nước cũng như quốc tế.

Giá cà phê hôm nay 20/4: Giá trong nước giảm nhẹ
Giá cà phê hôm nay 20/4: Giá trong nước giảm nhẹ

Giá cà phê trong nước giảm nhẹ so với phiên giao dịch trước, tuy nhiên vẫn giữ ở mức cao. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là trên 122.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 121.200 đồng/kg.  

Sắp công bố Top 30 thương hiệu ngân hàng Việt Nam và Hội thảo thương hiệu ngân hàng
Sắp công bố Top 30 thương hiệu ngân hàng Việt Nam và Hội thảo thương hiệu ngân hàng

Ngày 26/4/2024, tại trung tâm sự kiện MRD Place (Thái Hà, Hà Nội), Công ty Cổ phần Mibrand Việt Nam (công ty cung cấp dich vụ Tư vấn xây dựng thương hiệu và Nghiên cứu thị trường - Mibrand Việt Nam) sẽ tổ chức hội thảo với chủ đề: “Thương hiệu ngành ngân hàng - Các yếu tố để trở nên vượt trội” và vinh danh Top 30 thương hiệu ngân hàng Việt Nam. 

Giá vàng hôm nay 20/4: Vàng trong nước lao dốc
Giá vàng hôm nay 20/4: Vàng trong nước lao dốc

Vàng trong nước đồng loạt giảm nhẹ, mất mốc 84 triệu đồng/lượng bán ra, trong khi đó, vàng thế giới tiếp tục đà tăng.

Thực trạng câu chuyện xây dựng thương hiệu gắn với phát triển xanh
Thực trạng câu chuyện xây dựng thương hiệu gắn với phát triển xanh

Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng thương hiệu gắn với phát triển xanh, phát triển bền vững là yêu cầu bắt buộc. Các doanh nghiệp Việt Nam đã có những chuyển biến tới đâu và còn gặp những khó khăn gì cần được hỗ trợ tháo gỡ? Ông Lại Tiến Mạnh - Giám đốc Công ty Cổ phần Mibrand Việt Nam (công ty cung cấp dich vụ Tư vấn xây dựng thương hiệu và Nghiên cứu thị trường) sẽ chia sẻ cùng bạn đọc xung quanh câu chuyện này.