Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Doanh nghiệp khẳng định năng lực trước CMCN 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang đặt ra thách thức, nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội cho các DN Việt Nam - trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Theo đó, thương mại điện tử và công nghệ số có vai trò rất quan trọng để phát triển DN. Dưới đây là chia sẻ của một số chuyên gia, doanh nhân với TH&CL xung quanh vấn đề này.

Doanh nghiệp khẳng định năng lực trước CMCN 4.0 - Hình 1

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Vũ Tiến Lộc

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Vũ Tiến Lộc:
Nâng cao trình độ quản trị

Việt Nam đã tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), trong xu thế hội nhập, thương mại điện tử và công nghệ số sẽ chắp cánh cho các DNNVV phát triển. Khi đó, sức mạnh của DN không phải là ở quy mô, mà là chất lượng của DN, kết nối số và vươn tới chuẩn mực toàn cầu sẽ là tiêu chí quan trọng nhất, bảo đảm sự phát triển bền vững của DN.

Vì vậy, CMCN 4.0 - thương mại điện tử, nền kinh tế số sẽ giúp các DNNVV phát triển nhanh trong thời gian tới. Đó chính là thước đo năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế trong điều kiện hiện nay.

Để phát triển bền vững, các DN cần phải nâng cao trình độ quản trị, chú trọng công nghệ kết nối số, sử dụng CNTT, thương mại điện tử trong các giao dịch kinh doanh và quản trị DN. Khi đã số hóa được DN, thì đó chính là cách thức để nâng cao năng lực cạnh tranh của DN. Số hóa DN cần phải vươn tới chuẩn mực toàn cầu.

Việc xây dựng thương hiệu cho DN, cũng chính là uy tín, chất lượng của sản phẩm. Khi DN nâng cao trình độ quản trị, nâng cao công nghệ của mình để đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao và duy trì được chất lượng đó, đây chính là cách tốt nhất để DN xây dựng thương hiệu và cạnh tranh thắng lợi.

Doanh nghiệp khẳng định năng lực trước CMCN 4.0 - Hình 2

TGĐ Công ty CP Hàng không Vietjet, Nguyễn Thị Phương Thảo

TGĐ Công ty CP Hàng không Vietjet, Nguyễn Thị Phương Thảo:
Hãy số hóa vào vận hành

Điều quan trọng nhất với DN và những người lãnh đạo DN là phải chịu đổi mới, hòa vào dòng chảy CMCN 4.0 để nắm bắt cơ hội, tạo ra giá trị cho nền kinh tế.

Các DN nên đón nhận xu hướng này, ứng dụng vào thực tiễn để tăng năng suất lao động, tạo ra việc làm ở các lĩnh vực sáng tạo và văn minh hơn. Cuộc cách mạng này sẽ giải phóng con người khỏi lao động chân tay, tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn, mang tới nhiều giá trị hơn cho bản thân người lao động, cho DN và cộng đồng xã hội.

Ngay từ ngày đầu cất cánh, Vietjet đã đầu tư và ứng dụng công nghệ mới vào mọi hoạt động. Từ thương mại, dịch vụ, an toàn khai thác, quản lý điều hành bay, quản lý kỹ thuật, quản lý tài chính..., hãng đầu tư đội bay hiện đại với xu hướng công nghệ mới nhất bảo đảm điều hành an toàn, chính xác, kịp thời. Bằng những thay đổi về dịch vụ hàng không và phương thức phục vụ, Vietjet đã góp phần tạo nên những tiến bộ tích cực trên thị trường.

Hiện nay, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh thì dù ở bất cứ đâu, chúng ta đều có thể đặt vé, thanh toán, check - in..., khách hàng còn có thể mua các dịch vụ cùng với vé máy bay, mua suất ăn, hành lý, thuê khách sạn, thuê dịch vụ vận chuyển ô tô ngay trên điện thoại. Nhờ đó, giấc mơ mọi người đều được đi máy bay ngày càng trở nên thực tế.

Hãy mơ những giấc mơ to lớn và biến hoài bão thành hiện thực bằng hành động mỗi ngày, mang tinh thần số hóa và tự động hóa của cuộc CMCN 4.0 vào đời sống, vào mỗi quy trình vận hành của DN.

Doanh nghiệp khẳng định năng lực trước CMCN 4.0 - Hình 3

Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, Lê Viết Hải 

Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, Lê Viết Hải:
Cần hỗ trợ DN xây dựng…

Việt Nam có nhiều thuận lợi khi sở hữu thị trường dân số đông, trẻ, khả năng tiếp cận, nắm bắt nhanh, nguồn nhân lực cao, dồi dào, tỷ lệ sử dụng Internet cao. Tuy nhiên, vẫn còn thách thức như chính sách quản lý, hạ tầng viễn thông và Internet cần phát triển bắt kịp nhu cầu của nền kinh tế.

Nếu các DN biết vận dụng tốt CMCN 4.0 trong việc quản trị và sản xuất, kinh doanh, sẽ có những bước tiến vượt bậc trong các hoạt động của mình.

DN Hòa Bình đã triển khai việc áp dụng CMCN 4.0 vào việc quản trị và sản xuất, kinh doanh, nhờ đó, DN đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ để có được thành công. Hòa Bình xây dựng thương hiệu bằng uy tín trong chất lượng các sản phẩm công trình; xây dựng văn hóa DN trong chính DN mình và với đối tác, khách hàng. Mọi thành viên trong công ty đều hướng đến mục tiêu nâng cao trình độ, tiếp cận, thúc đẩy DN phát triển bền vững.

Mới đây, Công ty Hòa Bình đã có 3 đề xuất, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ DN ngành xây dựng đổi mới công nghệ, kỹ thuật và phương thức quản lý; chú trọng xây dựng văn hóa DN lành mạnh, kịp thời ứng dụng những thành tựu từ cuộc CMCN 4.0 để bảo đảm theo kịp sự tiến bộ của thế giới, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Doanh nghiệp khẳng định năng lực trước CMCN 4.0 - Hình 4

TGĐ Công ty CP Đầu tư và kinh doanh Golf Long Thành, Lê Nữ Thùy Dương

TGĐ Công ty CP Đầu tư và kinh doanh Golf Long Thành, Lê Nữ Thùy Dương:
Hội nhập xu hướng CMCN 4.0

Cuộc CMCN 4.0 - cực kỳ quan trọng trong xu thế phát triển hiện nay đối với bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh nào.

Với đội ngũ hơn 3.000 cán bộ, viên và hàng chục ngàn khách hàng sử dụng dịch vụ và sản phẩm của công ty, DN đã áp dụng các phần mềm quản lý và đang triển khai phần mềm quản lý ERP, là hệ thống phần mềm tích hợp trong quản lý tài chính, kế toán, hành chính, nhân sự, bán hàng. Thông qua phần mềm này, DN nắm bắt thông tin nhanh chóng, kịp thời, hoạt động một cách hiệu quả nhất; không mất nhiều thời gian để kiểm tra, kiểm soát, tất cả đều được quản lý theo hệ thống, tiết kiệm nguồn lực. Bên cạnh đó, công ty đã ứng dụng công nghệ Big Data trong hoạt động tiếp cận khách hàng, quảng bá truyền thông.

Sắp tới, DN sẽ hướng đến quản lý theo công nghệ BIM (Building Information Modeling - quá trình tạo lập và sử dụng mô hình thông tin trong giai đoạn từ thiết kế, thi công và vận hành công trình) để quản lý mọi khâu trong hoạt động xây dựng dự án, tiết kiệm chi phí và bảo đảm chất lượng thi công.

Doanh nghiệp khẳng định năng lực trước CMCN 4.0 - Hình 5

TGĐ Tập đoàn Tân Á Đại Thành, Nguyễn Duy Chính

TGĐ Tập đoàn Tân Á Đại Thành, Nguyễn Duy Chính:
DN Việt khẳng định năng lực

Để đón đầu những thành tựu CMCN 4.0, Tân Á Đại Thành đã có những bước chuẩn bị chu đáo. Trong 3 năm gần đây, tập đoàn đã đầu tư nguồn lực vào dây chuyền sản xuất hiện đại, sản xuất ra những sản phẩm bảo đảm chất lượng tiêu chuẩn châu Âu và thân thiện với môi trường. Điển hình như sản phẩm ống nhựa (ra mắt thị trường năm 2016), được sản xuất trên dây chuyền công nghệ nhập khẩu từ Đức, mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm đạt tiêu chuẩn.

Với triết lý kinh doanh “Phồn vinh cuộc sống Việt”, công ty đã có sự chuẩn bị chu đáo đối với cuộc CMCN 4.0, từ máy móc, dây chuyền sản xuất, công nghệ đến con người, đây sẽ là cơ hội rất lớn đối với Tân Á Đại Thành vươn ra thị trường quốc tế.

Các sản phẩm bình nước nóng của tập đoàn cũng đã được xuất khẩu sang Indonesia, Nga, Ấn Độ... Quý I/2019, Nhà máy Tân Á Hà Nam đạt tiêu chuẩn châu Âu, sẽ đi vào hoạt động. DN kỳ vọng với dây chuyền sản xuất thông minh đạt tiêu chuẩn quốc tế này, sản phẩm của Tân Á Đại Thành sẽ thuyết phục được các nhà nhập khẩu trên thế giới.

Bên cạnh đó, công ty cũng đã có những bước chuẩn bị để thích nghi, theo kịp các DN quốc tế, trước mắt là các DN nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.

Chính phủ đã có nhiều hoạt động để tuyên truyền, quảng bá, giúp DN tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, kỳ vọng DN Việt cũng sẽ bắt kịp và khẳng định được năng lực của mình trên thị trường quốc tế.

Nguyễn Kiên (Thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.