Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đổi lại tên VNPT Hà Nội thành Bưu điện Hà Nội: Trả lại đúng giá trị lịch sử, văn hóa

Sở Văn hóa thể thao (VHTT) Hà Nội sẽ kiến nghị UBND TP. Hà Nội xem xét theo chiều hướng đồng thuận với ý kiến nhân dân về việc nên đổi lại tên VNPT Hà Nội thành Bưu điện Hà Nội. Bởi đây là mong muốn, là nguyện vọng thể hiện sự quan tâm đặc biệt của nhân dân đối với các di sản kiến trúc đô thị mang dấu ấn lịch sử của Thủ đô.

Bưu điện Hà Nội - tiền thân là Sở Bưu điện Hà Nội là một trong những công trình được xây dựng từ khá sớm, kể từ khi Hà Nội bắt đầu được quy hoạch và mở rộng với khu vực hồ Gươm làm trung tâm. Điểm nhấn của công trình là tháp đồng hồ điểm có 4 mặt giống nhau, mỗi mặt vuông cạnh rộng 4,5m vuông. Từ năm 1978, những tiếng chuông của đồng hồ đã chính thức vang lên.

Đổi lại tên VNPT Hà Nội thành Bưu điện Hà Nội: Trả lại đúng giá trị lịch sử, văn hóa - Hình 1

Bưu điện Hà Nội- một phần biểu tượng văn hóa Thủ đô

Từ lâu, Bưu điện Hà Nội cùng với đồng hồ lớn đã trở thành hình ảnh quen thuộc, một trong những biểu tượng văn hóa của người Hà Nội. Đây không chỉ là một trung tâm bưu chính viễn thông lớn mà còn một trung tâm bưu chính viễn thông lớn mà còn là một điểm tham quan thu hút nhiều du khách gần xa, cùng với tháp Rùa – hồ Gươm, Nhà hát Lớn, trung tâm Tràng Tiền, chợ Đồng Xuân, cầu Long Biên…  vì vậy việc bỗng nhiên bị đổi tên là chuyện không dễ chấp nhận.

Trước câu hỏi của báo giới, quan điểm của Sở VHTT Hà Nội về việc thay đổi tên Bưu điện Hà Nội - một hình ảnh đã trở thành biểu tượng văn hóa của Thủ đô, xét về yếu tố thẩm mỹ, một phần giá trị của Khu vực Bờ Hồ đã và đang bị phá vỡ. Còn xét về giá trị văn hóa, một phần biểu tượng của Hà Nội đã bị thay đổi.

Đổi lại tên VNPT Hà Nội thành Bưu điện Hà Nội: Trả lại đúng giá trị lịch sử, văn hóa - Hình 2

Bưu điện Hà Nội đã bị đổi tên thành VNPT Hà Nội

Sở VHTT Hà Nội khẳng định, mặc dù Bưu điện Hà Nội được tu sửa và xây dựng mở rộng nhiều lần. Nhưng cái tên Bưu điện Hà Nội chưa từng thay đổi.

Theo "Tổng tập nghìn năm văn hiến Thăng Long": Tòa nhà đầu tiên của Bưu điện xây lại năm 1892 do kiến trúc sư Charles Lichtenfelder thiết kế. Kiến trúc Bưu điện thời kỳ này còn hiện diện chính là tòa nhà có mặt chính trong ra phố Lê Thạch, kiến trúc có sự kết hợp tinh tế giữa kiến trúc Pháp với các phương pháp thích ứng phù hợp với khí hậu trong vùng. Năm 1976, tòa nhà bưu điện mới được xây dựng, là tòa nhà chính của Bưu điện Hà Nội hiện tại. Công trình được xây dựng theo kiểu kiến trúc hiện đại, có 5 tầng, quy mô bề thế, mặt tiền chạy dọc theo bờ hồ Hoàn Kiếm. Kỷ niệm ngày Quốc khánh năm 1978 cũng là ngày chiếc đồng hồ trên nóc nhà Bưu điện Hà Nội ngân lên tiếng chuông đầu tiên…

Hơn 40 năm kể từ ngày mở rộng lần cuối, các công trình của Bưu điện Hà Nội được duy tu, bảo dưỡng khá tốt, hầu như giữ nguyên được phong cách kiến trúc thời kỳ xây dựng và nó vẫn trường tồn với thời gian như những dấu tích văn hóa - lịch sử không thể xóa nhòa.

Công trình Bưu điện Hà Nội từ lâu đã trở thành một trong những biểu tượng văn hóa của Hà Nội. Các hạng mục kiến trúc Bưu điện Hà Nội vẫn hiện diện tại vị trí cũ. Nhưng tên công trình có sự thay đổi so với trước do sự vận động, biến đổi của lịch sử phát triển ngành Bưu điện.

Đổi lại tên VNPT Hà Nội thành Bưu điện Hà Nội: Trả lại đúng giá trị lịch sử, văn hóa - Hình 3

Dấu tích lịch sử của công trình

Hiện nay, tòa nhà Bưu điện Hà Nội thuộc quản lý của Công ty Viễn thông Hà Nội, vì vậy doanh nghiệp kinh doanh có quyền lựa chọn tên công ty phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam.

Tuy nhiên, chúng ta không thể bỏ qua việc xem xét kiến nghị của nhân dân về việc nên thay tên hiện nay - VNPT Hà Nội bằng tên vốn có của công trình này là Bưu điện Hà Nội bởi đây là mong muốn, là nguyện vọng thể hiện sự quan tâm đặc biệt của nhân dân đối với các di sản kiến trúc đô thị mang dấu ấn lịch sử của Thủ đô.

Từ đầu năm 2018, sau khi chủ trì hội nghị liên ngành lấy ý kiến về việc sửa chữa, thay thế thiết bị đồng hồ Bưu điện Hà Nội, Sở VHTT đã tổng hợp báo cáo UBND TP tại văn bản số 692/SVHTT-DSVH ngày 01/3/2018, trong đó khẳng định Bưu điện Hà Nội là nơi ghi dấu nhiều thăng trầm lịch sử của mảnh đất Hà thành và hình ảnh đồng hồ lớn gắn với tòa nhà Bưu điện Hà Nội ở bên Hồ Gươm từ lâu đã ở trong tâm thức của người dân Thủ đô và du khách.

Và như vậy, bảo tồn di sản của Thủ đô sẽ không chỉ là bảo tồn những những danh lam thắng cảnh, những công trình tôn giáo, tín ngưỡng và những di vật trong đó mà cần phải quan tâm đến cả các di sản tiêu biểu của kiến trúc đô thị và nông thôn cùng tất cả các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống gắn liền với nó, bởi đó là những minh chứng cho lịch sử văn hiến nghìn năm của Thăng Long - Hà Nội.

Hằng Vương (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?
Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?

Nhằm: Xác định các danh mục dự án cụ thể, tiến độ thực hiện các chương trình, dự án theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030; xác định phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc triển khai thực hiện.

Quảng Ninh: Mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn
Quảng Ninh: Mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn

Liên quan đến vụ việc lật thuyền do dông lốc tại khu vực Sông Chanh, thị xã Quảng Yên vào ngày 25/4, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh trực tiếp yêu cầu tiếp tục mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn.

PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định
PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định

Để đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định trong thời điểm nắng nóng sắp tới, đồng thời đảm bảo an toàn hành lang lưới điện trên diện rộng, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đưa ra nhiều giải pháp và chủ động thực hiện từ sớm. Ông Nguyễn Ngọc Bình - Phó giám đốc PC Hòa Bình đã có những chia sẻ cùng bạn đọc xung quanh vấn đề này.

Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Chính sách pháp luật thuế và chính sách pháp luật chuyên ngành cần được củng cố, sửa đổi, bổ sung nhằm bao quát toàn bộ các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn điện tử đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT.

Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore
Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore vừa cung cấp thông tin về việc quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore.

Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore
Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Malaysia tiếp tục là nước dẫn đầu, tiếp theo là Na Uy ở vị trí thứ hai, Indonesia xếp thứ ba, Trung Quốc xếp thứ tư, và Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore.