Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đồng Nai: Hàng loạt công trình trọng điểm bị “mắc cạn”

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, tỉnh hiện có 19 công trình trọng điểm đã được phê duyệt, triển khai, song đến nay, hầu hết các công trình đang gặp khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, thiếu vốn, chưa kêu gọi được nhà đầu tư.

Đồng Nai: Hàng loạt công trình trọng điểm bị “mắc cạn” - Hình 1

Dự án đường ven sông Cái (TP.Biên Hòa)

Cụ thể, dự án đường ven sông Cái (một nhánh của sông Đồng Nai, chảy qua thành phố Biên Hoà), đã được UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) từ năm 2017 với tổng vốn hơn 3.600 tỷ đồng. Sau đó, có vài doanh nghiệp đến tìm hiểu, nhưng sau đó các doanh nghiệp này đều không quan tâm nữa. Hiện ngành chức năng Đồng Nai đang kêu gọi nhà đầu tư khác.

Để giải quyết tình trạng ùn tắc, kết nối giao thông giữa thành phố Biên Hoà và khu vực xung quanh, nhiều năm trước, Đồng Nai có chủ trương xây dựng đường liên phường Trảng Dài – Tân Hiệp với chiều dài khoảng 3,6km, kinh phí gần 920 tỷ đồng. Trong năm 2016 và 2017, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Đồng Nai đã có các văn bản, quyết định chủ trương đầu tư tuyến đường này, tuy nhiên đến nay, nhà đầu tư vẫn chưa hoàn thiện hồ sơ. Dự án bao giờ sẽ triển khai vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Dự án đường vành đai 3 TP. HCM có chiều dài gần 9km (trong đó có 6,3km đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai), vận tốc thiết kế 80km/h, gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp thực hiện bằng nguồn vốn ODA và đối ứng. Hiện chủ đầu tư đã hoàn thành cắm cọc giải phóng mặt bằng, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đang xem xét các tài liệu để thương thảo, ký hiệp định vay.

Theo dự kiến, cuối năm 2018, đường vành đai 3 TP. HCM sẽ khởi công, nhưng đến nay, tiến độ bồi thường, hỗ trợ tái định cư đang diễn ra rất chậm; ngành chức năng Đồng Nai mới chỉ kiểm đếm hiện trạng được khoảng 450 hộ, gần 80 hộ có tài sản phát sinh trên đất người khác chưa được kiểm đếm. Hơn 100 hộ phải di dời, song, việc xây dựng khu tái định cư vẫn chỉ là chủ trương, dân chưa biết sẽ di dời đến đâu. Với tiến độ bồi thường, tái định cư như trên, nhiều khả năng, Đồng Nai không kịp bàn giao mặt bằng để xây dựng đường vành đai 3 TP. HCM.

Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành đi qua Long An, TP. HCM, Đồng Nai có chiều dài gần 58 km (đoạn qua Đồng Nai dài hơn 27km) với tổng vốn đầu tư 31.320 tỷ đồng. Tháng 11/2017, chủ đầu tư đã khởi công 3 gói thầu A5, A6, A7 (thuộc cao tốc) đều đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai. Hiện nay, việc bàn giao mặt bằng phục vụ thi công gặp nhiều khó khăn, đặc biệt, hai gói thầu A6 và A7 vẫn chưa nhận hết mặt bằng.

Đồng Nai: Hàng loạt công trình trọng điểm bị “mắc cạn” - Hình 2

Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai - Nguyễn Phú Cường rà soát tiến độ của từng dự án trọng điểm cuối năm 2017

Ngoài các dự án trên, ở Đồng Nai còn có hàng loạt công trình trọng điểm khác đang rơi vào cảnh thiếu vốn, chậm giải phóng mặt bằng như: Đường vào Khu công nghiệp Giang Điền (huyện Trảng Bom), đường 319 nối dài lên cao tốc Long Thành – Dầu Giây (huyện Nhơn Trạch), đường kết nối vào Cảng Phước An.

UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá, đa số dự án trọng điểm ở Đồng Nai (do tỉnh thực hiện) được thực hiện theo hình thức BT; khó khăn lớn nhất là thiếu vốn và chậm giải phóng mặt bằng. Để giải bài toán này, cơ quan chức năng đang làm hồ sơ điều chỉnh quy hoạch cục bộ để có quỹ đất, tạo nguồn vốn đầu tư. Với vấn đề giải phóng mặt bằng, Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai đã đưa ra đề án chuyển trung tâm phát triển quỹ đất về các huyện, thị để phối hợp với địa phương đẩy nhanh quá trình đền bù, tái định cư.

Lê Kiên - Hải Dương

Bài liên quan

Tin mới

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên
Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên

Năm qua được xem là năm khó khăn nhất của ngành bán lẻ hàng điện máy, hàng công nghệ. Do đó, các hệ thống bán lẻ đều gặp khó khăn, phải tinh gọn bộ máy và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ khi cắt giảm gần 10.000 nhân viên.

Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?
Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?

Khoảng 75% ý kiến cho rằng bắt đầu công việc kinh doanh riêng hoặc làm công việc tự do là cách để có năng lực kinh tế tốt hơn. Hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có “năng lực kinh tế cao hơn”.

Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương
Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương

Trong thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cử nhiều đoàn bác sĩ nội trú về huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Lào Cai nhằm tạo cơ hội cho người dân tại đây được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.