Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dự án BVĐK tỉnh Lạng Sơn: Hàng loạt sai phạm dẫn đến đội vốn và chậm tiến độ

8 lần điều chỉnh và 761 tỷ đồng tiền vốn được tăng lên so với phê duyệt, thế nhưng Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn vẫn “ỳ ạch” trong thi công. Đặc biệt, mới đây Thanh tra Bộ Tài chính đã phát hiện một số gói thầu chỉ định thầu không đúng quy định.

 THCL 8 lần điều chỉnh và 761 tỷ đồng tiền vốn được tăng lên so với phê duyệt, thế nhưng Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn vẫn “ỳ ạch” trong thi công. Đặc biệt, mới đây Thanh tra Bộ Tài chính đã phát hiện một số gói thầu chỉ định thầu không đúng quy định.

Dự án BVĐK tỉnh Lạng Sơn: Hàng loạt sai phạm dẫn đến đội vốn và chậm tiến độ - Hình 1

 BVĐK Lạng Sơn vẫn đang xây dựng dở dang

Được xây dựng trên diện tích 25 ha của thôn Phai Trần (thành phố Lạng Sơn) và một phần thuộc xã Hợp Thành (Cao Lộc), dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, do Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn làm chủ đầu tư có quy mô 700 giường bệnh, gồm các công trình nhà chính 4 tầng, khám nội trú 15 tầng, khu kỹ thuật 5 tầng, khu đào tạo 9 tầng; khoa YHCT phục hồi chức năng 2 tầng, nhà nghỉ dành cho người nhà bệnh nhân 5 tầng, các công trình phụ trợ, xử lý chất thải, tổng mức đầu tư 999,881 tỷ đồng, trong đó ngân sách trái phiếu chính phủ là 891,907 tỷ đồng, ngân sách địa phương 107,974 tỷ đồng.

Đây là công trình xây dựng dân dụng có quy mô lớn nhất tỉnh Lạng Sơn từ trước đến nay. Công trình chia thành nhiều gói thầu và dự kiến sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2015. Tuy nhiên, hết năm 2015, nhiều hạng mục dự án vẫn đang thi công dang dở, trong khi ngân sách trung ương đã bố trí đủ vốn trái phiếu chính phủ là 891,907 tỷ đồng, thì ngân sách địa phương mới bố trí 10 tỷ đồng và còn thiếu 97,974 tỷ đồng.

Dự án BVĐK tỉnh Lạng Sơn: Hàng loạt sai phạm dẫn đến đội vốn và chậm tiến độ - Hình 2

Tại buổi lễ khởi công dự án nghìn tỷ

Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai dự án, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn có 8 lần điều chỉnh, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện không đúng quy định, vượt quá khả năng của nguồn vốn, đầu tư không đồng bộ, có nguy cơ gây lãng phí lớn.

Được biết, một trong những lý do chậm tiến độ và đội vốn dự án này do công tác khảo sát không đảm bảo yêu cầu, để rồi khi thi công gặp phải đá cứng phải dịch chuyển công trình, dẫn đến việc phát sinh chi phí, láng phí vốn đầu tư số tiền lên tới 47 tỷ đồng. Đồng thời, công tác giải phóng mặt bằng và thi công các hạng mục khác của dự án cũng bị chậm.

Mới đây, ngày 13/1/2017, Bộ Tài chính đã có Kết luận thanh tra số 530/BTC-TTr về công tác quản lý ngân sách nhà nước năm 2015 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Kết luận thanh tra nêu rõ, Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn được UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt lần đầu theo Quyết định số 2122/QĐ-UBND ngày 20/10/2009, tổng mức đầu tư 999,881 tỷ đồng.

Ngày 29/11/2013, UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư theo Quyết định số 1764/QĐ-UBND, tăng tổng mức đầu tư lên 1.548,606 tỷ đồng, vượt quy mô vốn trái phiếu chính phủ của dự án theo Quyết định số 930/QĐ-TTg ngày 30/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ (điều chỉnh hạng mục các khoa nội trú từ 12 tầng lên 15 tầng, bổ sung khu nhà nghỉ dành cho người nhà bệnh nhân, điều chỉnh diện tích các phòng, khoa).

Đến nay, UBND tỉnh Lạng Sơn đã 8 lần phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư. Do không có vốn, UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt điều chỉnh thành 2 giai đoạn với tổng mức đầu tư là 1.760,917 tỷ đồng, tăng so với phê duyệt lần đầu là 761,036 tỷ đồng. Toàn bộ máy móc, thiết bị phục vụ khám chữa bệnh cho toàn dự án đến tháng 12/2016, chưa được phê duyệt do chưa cân đối được nguồn vốn.

Đồng thời, toàn bộ hạng mục đã được phê duyệt theo Quyết định số 1764/QĐ-UBND nay được chuyển sang giai đoạn 2, gồm: Thiết bị trung tâm y tế có phòng khám, phòng điều trị, văn phòng; thiết bị phòng cháy chữa cháy, thoát hiểm; thang máy nhà E cao 15 tầng; chống thấm toàn bộ công trình; cấp thoát nước ngoài nhà, hệ thống điện ngoài nhà; thiết bị xây lắp còn lại các hạng mục nhà A, B, C, E, G…

Như vậy, giai đoạn 1 bao gồm các hạng mục chủ yếu của dự án (nhà A, B, C, D, E, G) sau khi đầu tư hoàn thành chưa thể đưa vào vận hành khai thác vì thiếu thiết bị do đầu tư không đồng bộ.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Quyết định số 1866/QĐ-UBND ngày 25/11/2010 phê duyệt kế hoạch đấu thầu thực hiện dự án, trong đó các gói thầu chỉ định thầu không đúng quy định gồm gói thầu số 6 - lô số 1, có giá trị 36,3 tỷ đồng và gói thầu số 7 - lô số 4, có giá trị 7,040 tỷ đồng.

Duy Thế

Bài liên quan

Tin mới

Lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất
Lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất với nhiều đề xuất mới được bổ sung.

Thép Nam Kim vừa công bố bổ sung thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2020 - 2025
Thép Nam Kim vừa công bố bổ sung thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2020 - 2025

CTCP Thép Nam Kim (mã NKG – sàn HOSE) bổ sung tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, Đại hội tổ chức ngày 26/4 tại TP.HCM.

Quảng Ninh: Dông lốc làm lật thuyền nan, 4 ngư dân mất tích
Quảng Ninh: Dông lốc làm lật thuyền nan, 4 ngư dân mất tích

Lãnh đạo UBND phường Hà An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh cho biết, khoảng 5h10 ngày 25/4, tại khu vực sông Chanh (đoạn giáp ranh giữa phường Hà An và Phong Hải) xảy ra vụ việc thuyền nan chở nhóm ngư dân ra khu vực nuôi trồng thủy sản bị dông lốc đánh chìm khiến 4 người mất tích.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) – Bài 1: Năm xưa - cô gái Hà thành đi chiến dịch
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) – Bài 1: Năm xưa - cô gái Hà thành đi chiến dịch

Một chiều tháng 4 năm đó, tôi tìm đến nhà riêng vợ chồng ông Nguyễn Văn Vượng - bà Nguyễn Thị Ngọc Bích (Số 27, phố Võng Thị, phường Bưởi, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội), để đươc nghe họ kể về những ngày này của 70 năm về trước: Gian khổ, ác liệt, nhưng mà sôi nổi, chộn rộn ở trong lòng…

Nhiều điểm bất cập tại Nghị định 37 khiến doanh nghiệp thuỷ sản lo ngại
Nhiều điểm bất cập tại Nghị định 37 khiến doanh nghiệp thuỷ sản lo ngại

Trong các nội dung mới của Nghị định 37, các doanh nghiệp (DN) hải sản đặc biệt quan tâm đến một số quy định khiến DN băn khoăn, lo ngại về việc tuân thủ bởi có nhiều điểm bất cập và không hợp lý.

Bảo hiểm Bưu điện (PTI) tăng vốn điều lệ lên gần 1.206 tỷ
Bảo hiểm Bưu điện (PTI) tăng vốn điều lệ lên gần 1.206 tỷ

ĐHCĐ Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đã thông qua phương án về việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 1.205,9 tỷ đồng, thông qua việc phát hành 40.197.854 cổ phiếu, tương đương với tỷ lệ 2:1.