Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dự án đê kè ở Hưng Yên chưa bàn giao đã xuống cấp: Chất lượng công trình “kém”?

Nhiều tháng qua, sự cố nứt, sạt lở mặt đê tả sông Hồng tại vị trí km81+700 đến km82+050 thuộc địa phận huyện Văn Giang (Hưng Yên) được dư luận hết sức quan tâm, bởi đến nay vẫn chưa được khắc phục. Mặt khác, ngay tại vị trí sạt lở đã xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy chất lượng công trình không được đảm bảo?

Dự án đê kè ở Hưng Yên chưa bàn giao đã xuống cấp: Chất lượng công trình “kém”? - Hình 1

Sự cố nứt, sạt lở mặt đê tả sông Hồng tại vị trí km81+700 đến km82+050 thuộc địa phận huyện Văn Giang (Hưng Yên) đến nay vẫn chưa được khắc phục

Như Thương hiệu & Công luận đã thông tin, Dự án đầu tư xây dựng, củng cố, nâng cấp đê tả sông Hồng (từ km 76+894 đến km 124+824), có tổng chiều dài hơn 48 km qua địa phận các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động, được UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt tại Quyết định số 2746/QĐ-UBND ngày 23/12/2009, với tổng mức đầu tư là gần 1.537 tỷ đồng. Sau gần hai năm thi công, đến tháng 9/2011 tỉnh Hưng Yên điều chỉnh mức đầu tư tăng lên gần 2.767 tỷ đồng. Nhưng rồi bốn năm sau, bằng Quyết định số 3543/QĐ-UBND, ngày 14/11/2016, dự án lại được UBND tỉnh điều chỉnh xuống còn gần 1.533 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau gần bảy năm triển khai dự án, qua hết mùa mưa này đến mùa lũ khác, đến nay công trình vẫn chưa được nghiệm thu, trong khi một số đoạn mặt đê mới nâng cấp đã xuất hiện những vết nứt. Gần đây nhất, cuối tháng 11/2016, tại vị trí từ km81+700 đến km82+050 đê tả sông Hồng, thuộc địa phận huyện Văn Giang xuất hiện một vết nứt dọc giữa mặt đê, với chiều dài vết nứt khoảng 350 m, chiều rộng vết nứt từ 1 đến 2 cm, toàn bộ nửa mặt đê phía sông bị lún xuống so mặt đường phía đồng khoảng từ 10 đến 12 cm. Trước đó, cách vị trí này khoảng 350 m về phía hạ lưu, tháng 9/2016 cũng từng xuất hiện một cung trượt dài khoảng 200 m, đỉnh cung trượt sạt ở sát mép nhựa mặt đường đê phía sông.

Dự án đê kè ở Hưng Yên chưa bàn giao đã xuống cấp: Chất lượng công trình “kém”? - Hình 2

Những vết nứt kéo dài hàng chục mét xuất hiện trên mặt đê

Có mặt tại tuyến đê trên, theo quan sát của phóng viên Thương hiệu và Công luận có không ít các cây cột mốc bị gẫy, đổ trên toàn tuyến, đoạn đê qua địa phận thôn Công Luận 2 qua các điểm sụt lún để lộ ra nhiều khoảng trống có thể dùng tay tác động bằng lực vừa phải cũng có thể bóc gỡ nhiều lớp vật liệu như, cát, sỏi, đá hay thậm chí là bóc được cả lớp nhựa đường trên bề mặt

Được biết, để khắc phục sự cố, Chi cục QLĐĐ và PCLB tỉnh Hưng Yên đã thành lập hội đồng khoa học theo dõi, đồng thời mời đơn vị tư vấn (Viện Thủy công - Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam) đánh giá nguyên nhân, để lên kế hoạch sửa chữa. Trên cơ sở thực tế thu thập tài liệu, khảo sát hiện trường, tính toán, mới đây Viện Thủy công - Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam bước đầu đánh giá và đưa ra kết luận sơ bộ nguyên nhân gây ra hiện tượng sụt lún, nứt đê đoạn từ km81+700 đến km82+050 đê tả sông Hồng thuộc địa phận huyện Văn Giang là do thân và nền đê có địa chất yếu, kết hợp xe quá tải đi trên đê.

Dự án đê kè ở Hưng Yên chưa bàn giao đã xuống cấp: Chất lượng công trình “kém”? - Hình 3

Chỉ cần dùng tay là dễ dàng bóc gỡ các lớp bê tông tại các vị trí sụt lún

Trên thực tế khi phóng viên có mặt tại các điểm sạt lở mái đê, vì bị xụt lún nên đã để lộ ra nhiều khoảng thân đê tiếp giáp với mặt đê có nhiều lớp vật liệu như cát, sỏi, đá hay thậm chí là lớp đất, chỉ cần tạo một lực nhẹ lên là đã có thể dễ dàng bóc gỡ các lớp cấu tạo của đường đê này.  

Để tìm câu trả lời cho sự việc này, phóng viên đã liên hệ với Chi cục Phòng chống lụt bão Tỉnh Hưng Yên. Tuy Nhiên, ông Hồ Trọng Khải - Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống lụt bão tỉnh Hưng Yên đã từ chối cung cấp thông tin, đồng thời liên tục có những hành động như chỉ tay vào mặt phóng viên và có những lời lẽ thiếu tế nhị, khi phóng viên tới liên hệ làm việc.

Dự án đê kè ở Hưng Yên chưa bàn giao đã xuống cấp: Chất lượng công trình “kém”? - Hình 4

Ông Hồ Trọng Khải - Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống lụt bão tỉnh Hưng Yên từ chối cung cấp thông tin

Qua tìm hiểu thì được biết trên thực tế, đoạn đê này trước đây đã từng xảy ra nhiều lần vỡ đê liên tiếp. Gần đây nhất vào những năm 2001, 2002, 2003 và 2005 cũng đã xảy ra sự cố lún, sụt đê tương tự. Trước thực trạng này, liệu chủ đầu tư và đơn vị tư vấn khi lập dự án có lên kế hoạch khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng biện pháp thi công phù hợp? Và có không việc rút ruột công trình khi thi công?

Báo Thương hiệu và công luận sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Nhóm PV

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ về đảm bảo cung ứng điện năm 2024
Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ về đảm bảo cung ứng điện năm 2024

Sáng nay, 20/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về việc thực hiện các giải pháp đảm bảo cung ứng điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.

Ngành hàng không tìm cách "hạ nhiệt" vé máy bay
Ngành hàng không tìm cách "hạ nhiệt" vé máy bay

Trong bối cảnh thiếu hụt tàu bay hiện nay, ngành hàng không nói chung và các doanh nghiệp hàng không nội địa đang nỗ lực tìm cách giải bài toán tải cung ứng, cũng như giảm nhiệt giá vé máy bay, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong khi dịp lễ 30/4 -1/5 và cao điểm Hè 2024 đang tới gần.

Huyện Hải Hậu tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW
Huyện Hải Hậu tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW

Huyện ủy Hải Hậu, tỉnh Nam Định vừa tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khoá XI về “Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

Nam Định tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Nam Định tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Công văn số 440/UBND-VP5 gửi: Ban An toàn giao thông tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh, UBND các huyện, thành phố Nam Định, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Nam Định về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.

Giá lúa gạo hôm nay 20/4: Tăng với một số loại lúa và gạo
Giá lúa gạo hôm nay 20/4: Tăng với một số loại lúa và gạo

Hôm nay 20/4, giá lúa gạo thị trường trong nước điều chỉnh tăng với một số loại lúa và gạo. Gạo xuất khẩu điều chỉnh tăng sau nhiều phiên đi ngang. Nhu cầu lúa IR 504 và lúa thơm khá.

Quý I/2024, chứng khoán HSC đạt lợi nhuận cao nhất trong 7 quý gần đây
Quý I/2024, chứng khoán HSC đạt lợi nhuận cao nhất trong 7 quý gần đây

Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC – MCK: HCM) tăng trưởng ở hầu hết các mảng kinh doanh so với cùng kỳ năm 2023. Theo đó, doanh thu từ môi giới chứng khoán đạt 215 tỷ đồng, doanh thu từ cho vay ký quỹ đạt 339 tỷ đồng,…