Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dự án “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến”: Nhiều sai phạm cần được làm rõ

Dự án chậm tiến độ, nhiều hạng mục, đầu sách chưa xong vẫn tiến hành giải ngân, không thuê đơn vị tư vấn giám sát, in vượt số lượng đầu sách để bán ra thị trường, không xin giấy phép Cục Xuất bản cấp cho các đầu sách...

THCL - Dự án chậm tiến độ, nhiều hạng mục, đầu sách chưa xong vẫn tiến hành giải ngân, không thuê đơn vị tư vấn giám sát, in vượt số lượng đầu sách để bán ra thị trường, không xin giấy phép Cục Xuất bản cấp cho các đầu sách...

Đó là những nội dung bạn đọc phản ánh đến Tòa soạn về những sai phạm tại Dự án “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến”.

Dự án “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến”: Nhiều sai phạm cần được làm rõ - Hình 1

Nhiều sai phạm tại dự án gần 120 tỷ đồng?

Dự án “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến” được xem là một trong những công trình văn hóa trọng điểm Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt nguồn vốn lên tới gần 120 tỷ đồng nhằm hệ thống hóa, tổng kết giá trị mọi mặt của văn hiến Thăng Long - Hà Nội qua tiến trình 1000 năm lịch sử.

 Với số lượng lên tới với hàng trăm đầu sách đã được ra mắt, trưng bày trong suốt 10 ngày Kỷ niệm Đại lễ - được thể hiện trên nhiều lĩnh vực như địa lý, lịch sử, văn hóa xã hội, văn học nghệ thuật, kinh tế và tư liệu tổng hợp... Việc xây dựng tủ sách được sự góp sức của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều giáo sư hàng đầu trong nước.

Dự án do NXB Hà Nội làm chủ đầu tư, được thực hiện theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 kéo dài từ năm 2006 – 2011 và giai đoạn 2 từ năm 2013 đến hết 2017. Theo Văn bản số 3136/STC-HCSN ngày 11/7/ 2012 của Sở Tài chính Hà Nội, nguồn vốn cấp cho việc thực hiện dự án là 119 tỷ 667 triệu đồng. Trong đó, kinh phí cho giai đoạn 1 là 60 tỷ 952 triệu đồng và giai đoạn 2 là 58 tỷ 715 triệu đồng.

Dự án “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến”: Nhiều sai phạm cần được làm rõ - Hình 2

Quyết định số 5089 ngày 23/8/2013 của UBND TP. Hà Nội

Tuy nhiên, theo nội dung bạn đọc phản ánh, dự án này “dính” hàng loạt sai phạm. Cụ thể, giai đoạn 1 của dự án đã kết thúc từ năm 2011, thế nhưng cho đến nay, một số các hạng mục vẫn chưa hoàn thành, 7 đầu sách còn chưa được triển khai in ấn. Trong khi đó, không hiểu lý do gì, số tiền của giai đoạn 1 để thực hiện dự án đã giải ngân toàn bộ với con số gần 61 tỷ đồng?

Bên cạnh đó, một số đầu sách còn được in với số lượng lớn để bán ra thị trường, bất chấp quy định rằng sách của dự án “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến” thuộc danh mục Nhà nước đặt hàng nên không được bán, không được ghi giá.

Cụ thể, mỗi đầu sách của dự án có số lượng tối đa trên giấy phép là 1.000 cuốn, nhưng ở giai đoạn 1, có nhiều cuốn sách đã được in với số lượng vượt quá quy định và ghi giá bìa để bán ra thị trường, như các đầu sách: Tuyển tập văn kiện lịch sử; Hà Nội danh thắng và di tích (02 tập); Địa chí Hà Tây; Di sản văn chương văn miếu Quốc Tử Giám; Hà Nội địa chấn địa mạo và tài nguyên liên quan; Nghệ thuật múa Hà Nội, truyền thống và hiện đại; Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội…

Cũng nằm trong khuôn khổ giai đoạn 1 của dự án, hiện tại còn một lượng lớn sách NXB Hà Nội đã in ra và chưa được phát hành, đang được lưu kho. Chưa dừng lại ở đó, Dự án “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến” giai đoạn 2 còn bị “tố” bộc lộ nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn trong thực hiện thủ tục đầu tư và giải ngân các gói thầu không đúng quy trình, thủ tục theo quy định.

Cụ thể, ngày 23/8/2013, UBND TP. Hà Nội ra Quyết định số 5089 nêu rõ: “Chủ đầu tư là phải chịu trách nhiệm lựa chọn đơn vị tư vấn giám sát độc lập với chủ đầu tư về tổ chức và tài chính để giám sát các gói thầu do chủ đầu tư thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về đấu thầu trước khi thực hiện các gói thầu được phê duyệt”; nhưng trên thực tế, NXB Hà Nội đã không thực hiện quy định này!

Lãnh đạo Nhà xuất bản Hà Nội nói gì?

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, ngày 11/1, PV đã có buổi làm việc với ông Phạm Quốc Tuấn, Chánh văn phòng Dự án của NXB Hà Nội.

Ông Tuấn thừa nhận, giai đoạn 1 của dự án chậm tiến độ, có 7 đầu sách chưa in xong và vẫn đang trong quá trình đang in, như: Kẻ sỹ Thăng Long; Hoa Thở; Chảy mãi văn hóa hà thành; Các danh tướng trấn giữ thành Hà Nội; Ngọc giao đời văn đời người; Từ long thành đến hà thành; Thành thăng long Hà Nội... Còn số tiền của giai đoạn 1 để thực hiện dự án đã giải ngân toàn bộ với con số gần 61 tỷ đồng.

Đáng nói, mặc dù dự án bị chậm tiến độ, nhiều đầu sách NXB Hà Nội in ra lại không cho phát hành mà vẫn đang lưu kho. Về điều này, ông Phạm Quốc Tuấn cho biết: “Nếu phát hành với số lượng ít giá thành sẽ đắt đỏ, cho nên NXB đang chờ thêm các đầu sách của giai đoạn 2 in ra rồi mới phát hành một thể để giảm giá thành”.

Trước câu hỏi của PV về vấn đề "có nhiều đầu sách chưa in xong, vì sao NXB Hà Nội đã giải ngân hết số tiền gần 60 tỷ?", ông Tuấn bao biện: 7 đầu sách chưa in xong đó chỉ là sách phổ thông, số tiền in là rất nhỏ không đáng là bao, còn gần 60 tỷ đã in cho những đầu sách lớn nên tốn kém kinh phí... Kinh phí lớn hay nhỏ, cụ thể như thế nào, ông Tuấn không thống kê được.

Dự án “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến”: Nhiều sai phạm cần được làm rõ - Hình 3

Gần 61 tỷ đồng được giải ngân giai đoạn 1 trong khi dự án chưa hoàn thành?

Trong khi đó, sách thuộc Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến - do Nhà nước đặt hàng và là một trong những công trình văn hóa trọng điểm của quốc gia, đáng lẽ phải được hoàn thiện, công bố, nhưng lại bị chậm tiến độ trong khi số tiền đã giải ngân hết. Về việc này, NXB có báo cáo UBND TP. Hà Nội hay không?

Việc này, ông Tuấn không rõ vì chỉ là một phòng chuyên môn làm, còn chủ trương là của lãnh đạo.

 Được biết, ông Tuấn công tác tại nhà xuất bản 31 năm, là Chánh văn phòng Dự án, tham mưu cho nhiều đời lãnh đạo. Điều này, chính ông Tuấn thừa nhận: “Mọi biến động cơ quan từ trước tới giờ đều biết”.

Nhưng qua cách trả lời trên, dự án chậm tiến độ, việc báo cáo lên UBND Thành phố là việc rất lớn thì ông Tuấn không biết (?!).

Theo quy định, mỗi đầu sách chỉ được in 1.000 cuốn, nhưng NXB lại in thêm, ghi giá bìa để bán ra thị trường, nội dung này, ông Tuấn cho rằng: “Do nhiều tác giả có nhu cầu lấy thêm sách nhưng không đủ, NXB Hà Nội đã xin giấy phép của Cục Xuất bản để in thêm. Tiền in thêm được lấy từ ngân sách riêng của NXB”.

Một số đầu sách in thêm như Di sản văn chương Văn Miếu Quốc Tử Giám; Địa chí Hà Tây; Tuyển tập văn kiện lịch sử… Tuy nhiên, khi PV đề nghị được cung cấp một trong những giấy phép được Cục Xuất bản cấp cho các đầu sách nêu trên, thì ông Tuấn chưa cung cấp cho PV được.

Như vậy, Dự án “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến”, còn nhiều vấn đề chưa minh bạch và có dấu hiệu sai phạm của NXB Hà Nội đối với việc thực hiện dự án này. Đề nghị UBND TP. Hà Nội và các cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng vào cuộc điều tra làm rõ và có hình thức xử lý nghiêm đối với tập thể, cá nhân để xảy sai phạm.

Thế Nguyễn - Hải Thanh

Bài liên quan

Tin mới

Lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất
Lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất với nhiều đề xuất mới được bổ sung.

Thép Nam Kim vừa công bố bổ sung thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2020 - 2025
Thép Nam Kim vừa công bố bổ sung thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2020 - 2025

CTCP Thép Nam Kim (mã NKG – sàn HOSE) bổ sung tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, Đại hội tổ chức ngày 26/4 tại TP.HCM.

Quảng Ninh: Dông lốc làm lật thuyền nan, 4 ngư dân mất tích
Quảng Ninh: Dông lốc làm lật thuyền nan, 4 ngư dân mất tích

Lãnh đạo UBND phường Hà An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh cho biết, khoảng 5h10 ngày 25/4, tại khu vực sông Chanh (đoạn giáp ranh giữa phường Hà An và Phong Hải) xảy ra vụ việc thuyền nan chở nhóm ngư dân ra khu vực nuôi trồng thủy sản bị dông lốc đánh chìm khiến 4 người mất tích.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) – Bài 1: Năm xưa - cô gái Hà thành đi chiến dịch
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) – Bài 1: Năm xưa - cô gái Hà thành đi chiến dịch

Một chiều tháng 4 năm đó, tôi tìm đến nhà riêng vợ chồng ông Nguyễn Văn Vượng - bà Nguyễn Thị Ngọc Bích (Số 27, phố Võng Thị, phường Bưởi, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội), để đươc nghe họ kể về những ngày này của 70 năm về trước: Gian khổ, ác liệt, nhưng mà sôi nổi, chộn rộn ở trong lòng…

Nhiều điểm bất cập tại Nghị định 37 khiến doanh nghiệp thuỷ sản lo ngại
Nhiều điểm bất cập tại Nghị định 37 khiến doanh nghiệp thuỷ sản lo ngại

Trong các nội dung mới của Nghị định 37, các doanh nghiệp (DN) hải sản đặc biệt quan tâm đến một số quy định khiến DN băn khoăn, lo ngại về việc tuân thủ bởi có nhiều điểm bất cập và không hợp lý.

Bảo hiểm Bưu điện (PTI) tăng vốn điều lệ lên gần 1.206 tỷ
Bảo hiểm Bưu điện (PTI) tăng vốn điều lệ lên gần 1.206 tỷ

ĐHCĐ Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đã thông qua phương án về việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 1.205,9 tỷ đồng, thông qua việc phát hành 40.197.854 cổ phiếu, tương đương với tỷ lệ 2:1.