Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đũa dùng 1 lần: Chớ thờ ơ!

Đũa dùng 1 lần vẫn đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường, song đến thời điểm này, nước ta vẫn chưa có một quy chuẩn chung về chất lượng. Điều đó, không chỉ gây khó khăn trong quản lý mặt hàng này, mà còn đưa đến những nguy cơ trực tiếp đe dọa sức khỏe NTD.

Đũa dùng 1 lần: Chớ thờ ơ! - Hình 1

Đũa dùng 1 lần được bày bán tại một cửa hàng trên phố Hàng Khoai

“Vừa rẻ, vừa tiện lợi”

Dạo một vòng qua các quán cơm bình dân, PV nhận thấy tính phổ thông của loại đũa này, do giá thành siêu rẻ, người sử dụng ăn xong thì bỏ luôn, không phải mất công dọn rửa. Tuy nhiên, không phải quán nào cũng vậy. Tại một quán bún, chợ Mỹ Đình, mỗi khi có người khách hàng đứng lên, chị giúp việc cho chủ quán lại vơ vội đống đũa bát cho vào chậu. Thắc mắc “sao chị không cho vào thùng rác luôn?”, thì chị giúp việc vẫn vừa lau bàn vừa nói: “Đũa này vẫn sử dụng tốt, bỏ đi nó phí” (!).

Chị Nguyễn Thị Thắm, chủ một quán cơm bình dân trên đường Khuất Duy Tiến (Hà Nội) phân bua: “Từ khi có loại đũa này, nhân viên đỡ vất vả bao nhiêu. Chỉ cần gọi điện là cần bao nhiêu cũng có. Giá đũa vừa rẻ, vừa tiện lợi, khách hàng cũng ưa sử dụng loại đũa này”.

Tại Hà Nội, loại đũa dùng 1 lần được bày bán tràn lan với giá rất rẻ (được bán theo bao hoặc theo kg). Có thể tìm mua loại đũa này ở nhiều tuyến phố, chợ như Hàng Khoai, Phùng Hưng, Đồng Tâm, Đồng Xuân…

Tìm đến phố Hàng Khoai (Hoàn Kiếm), nơi “thượng vàng, hạ cám” – thứ gì cũng có. Theo quan sát, tại đây, có khá nhiều người bán loại đũa này. Khách hàng có thể mua số lượng lớn với mức giá siêu rẻ: Đũa tre dùng 1 lần bọc ni lông từng đôi, giá 25.000 - 27.000 đồng/bao/5 kg; loại đũa không bọc ni lông được đóng trong bao lớn, giá 20.000 đồng/bao/5 kg hoặc 40.000 - 45.000 đồng/bao/10 kg. Tính bình quân, chỉ khoảng 100 đồng/đôi. Các loại đũa dùng 1 lần thường được làm từ tre hoặc các cây họ tre, trắng, khá bắt mắt. Nhìn cảnh mua bán tấp nập, phần nào thấy được nhu cầu rất lớn của thị trường này.

Bà Thu, chủ một cửa hàng trên phố Hàng Khoai cho biết: “Chúng tôi chuyên cung cấp các loại đũa dùng 1 lần; phục vụ, đáp ứng mọi đối tượng, muốn loại gì cũng có. Giá tùy thuộc vào số lượng khách mua, nhiều thì rẻ, ít thì nhỉnh hơn chút ít”.

Nhưng chất lượng ra sao?

Mặc dù, trên các bao bì, đóng gói đũa sử dụng  1 lần, không hề có nơi sản xuất, ngày, tháng, năm sản xuất, không có hạn sử dụng…; song qua tìm hiểu thấy rằng, nhiều NTD có suy nghĩ rất “tin tưởng” chất lượng của loại đũa dùng 1 lần, bởi theo họ “nó không tái sử dụng nên sạch sẽ và bảo đảm vệ sinh hơn đũa dùng nhiều lần!”. Thực tế thì sao?

 Suốt một thời gian dài, các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều lần đưa tin về tình trạng lạm dụng các loại hóa chất trong sản xuất đũa dùng 1 lần tại nhiều địa phương. Mới đây nhất, thông tin về hoạt động không bảo đảm vệ sinh của hàng loạt cơ sở sản xuất đũa dùng 1 lần ở xã Vạn Mai, huyện Mai Châu (Hòa Bình).

Trước đó là những thông tin tương tự ở Nghệ An, Thanh Hóa… Tại những cơ sở này, hàng tấn nguyên liệu dùng để sản xuất đũa bị vứt la liệt dưới nền đất đầy bụi bẩn. Để tạo ra những đôi đũa dùng 1 lần bóng trắng, không bị mốc, mối mọt, nhiều nơi, người sản xuất đã ủ và hấp, sấy đũa với lưu huỳnh - chất cực độc đối với sức khỏe con người.

Quá trình sản xuất, chủ cơ sở còn sử dụng một loại bột màu trắng được chỉ định dùng trong công nghiệp nhằm tạo độ trơn, bóng cho đũa thành phẩm. Loại bột này, được rải trực tiếp lên đũa trước khi đóng bao. Vì thế, khi sử dụng đũa dùng 1 lần, nguy cơ hấp thụ các loại hóa chất tồn dư trên sản phẩm sẽ rất cao.

Được biết, cơ quan chuyên môn đã tiến hành xét nghiệm nhanh bằng cách ngâm mẫu đũa ăn của 2 cơ sở ở xã Vạn Mai (huyện Mai Châu) vào nước nóng, chỉ sau vài giây, cốc nước đã chuyển sang màu vàng nhạt, xuất hiện vẩn đục cùng lớp màng trắng với nhiều tạp chất nổi lên. Kết quả phân tích bước đầu đã phát hiện, cả 2 mẫu đũa đều còn lưu huỳnh tồn dư với hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn gần 2 lần, nếu so với tiêu chuẩn nước ăn uống.

Sẽ ban hành quy chuẩn (?)

Theo một số chuyên gia, đũa dùng 1 lần thường được làm từ các loại tre tươi, kém chất lượng, kém khả năng chịu ẩm mốc. Trong quá trình sơ chế, xử lý nguyên liệu, để chống nấm mốc và làm đũa trắng, các cơ sở sản xuất có thể lựa chọn sử dụng nhiều cách như sấy khô, dùng hóa chất...

Song, do sấy khô đòi hỏi chi phí cao, mất nhiều thời gian nên đa số chủ cơ sở chọn cách dùng hóa chất – dễ gây ra những hậu quả đối với người sử dụng. Bởi theo nghiên cứu, chỉ riêng với chất lưu huỳnh tồn dư trên đũa dùng 1 lần, người dùng đã có thể phải đối mặt với việc bị phá hủy chức năng hô hấp, suy giảm chức năng tiêu hóa…

Tìm hiểu được biết, dù rất phổ biến trên thị trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về ATTP, song đến thời điểm hiện tại, sản phẩm đũa dùng 1 lần vẫn chưa có một tiêu chuẩn quản lý chất lượng cụ thể. Trong khi Bộ Y tế đã có quy chuẩn quốc gia với nhiều sản phẩm bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nhưng không hề đề cập tới dụng cụ đũa ăn? 

Theo ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ KH&CN): Đúng là đến thời điểm này, chúng ta vẫn chưa có tiêu chuẩn quốc gia cho sản phẩm đũa ăn dùng 1 lần. Để bảo đảm sức khỏe NTD, hạn chế tình trạng mất ATVS trong sản xuất đũa dùng 1 lần, tới đây, chúng tôi sẽ chủ động nghiên cứu, phối hợp để có thể sớm ban hành quy chuẩn quốc gia về chất lượng sản phẩm đũa ăn dùng 1 lần.

Từ thực trạng sản xuất và tiêu thụ các loại đũa dùng 1 lần thời gian qua, có thể thấy, việc ban hành quy chuẩn quốc gia về chất lượng đối với sản phẩm này là rất cần thiết. Đó vừa là căn cứ siết chặt quản lý chất lượng các loại sản phẩm đũa dùng 1 lần từ khâu sản xuất đến lưu thông, vừa là cơ sở để bảo đảm ATVSTP, bảo vệ sức khỏe NTD.

Trong khi chờ quy chuẩn quốc gia về chất lượng đối với sản phẩm đũa dùng 1 lần, NTD cần nâng cao nhận thức, thận trọng khi sử dụng sản phẩm đũa dùng 1 lần. Chỉ nên lựa chọn những cơ sở sản xuất có uy tín, bảo đảm chất lượng để tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân. Đây cũng là cách tẩy chay những cơ sở chỉ biết chạy theo lợi nhuận mà thờ ơ, vô cảm với sức khỏe của cộng đồng.

Vừa qua, Chi cục QLTT tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với các ban, ngành chức năng huyện Mai Châu, tiến hành kiểm tra và phát hiện quy trình hoạt động của nhiều cơ sở sản xuất đũa dùng 1 lần không bảo đảm vệ sinh. Một số cơ sở còn sản xuất khi chưa có giấy chứng nhận ATVSTP.

Linh Tuệ - Mai Hoa

 

 

 

 

Bài liên quan

Tin mới

Xảy ra thất thoát điện, trách nhiệm thuộc về ai?
Xảy ra thất thoát điện, trách nhiệm thuộc về ai?

Rất nhiều khách hàng là hộ gia đình, doanh nghiệp thắc mắc về tình hình cung ứng điện và giải pháp tiết kiệm điện mùa nắng nóng năm nay...

Cổ phiếu ngân hàng dẫn sóng và triển vọng của thị trường chứng khoán 2024
Cổ phiếu ngân hàng dẫn sóng và triển vọng của thị trường chứng khoán 2024

Đó là chủ đề của Hội thảo vừa được tổ chức chiều 19/3, tại Hà Nội, do Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhất Việt tổ chức với tiêu đề "Kinh tế hồi phục - Ngân hàng dẫn sóng và triển vọng của thị trường”. Ông Nguyễn Minh Hoàng – Trưởng phòng Phân tích Công ty Chứng khoán Nhất Việt cho rằng: “TTCK đã bước vào pha tăng trưởng mới, điểm nhấn sóng đầu tư năm 2024”.

Phú Yên tạm giữ 2.500 sản phẩm bánh kẹo ngoại nhập trái phép
Phú Yên tạm giữ 2.500 sản phẩm bánh kẹo ngoại nhập trái phép

Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên cho biết đã pphối hợp với cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên, phát hiện một vụ vận chuyển bánh kẹo ngoại nhập trái phép. 2.500 đơn vị sản phẩm bánh kẹo, do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp kèm theo đã bị tạm giữ...

BIDV tham gia Diễn đàn "Kinh doanh bao trùm lĩnh vực nông nghiệp và hệ thống thực phẩm"
BIDV tham gia Diễn đàn "Kinh doanh bao trùm lĩnh vực nông nghiệp và hệ thống thực phẩm"

Tại TP. HCM, đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tham gia sự kiện “Diễn đàn đầu tư quốc gia về Kinh doanh bao trùm trong lĩnh vực nông nghiệp và hệ thống thực phẩm”. Diễn đàn - do Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á - Thái Bình Dương của Liên hiệp quốc (UNESCAP) phối hợp với Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức, có sự hỗ trợ của Quỹ Bill & Melinda Gates.

Các hãng hàng không cần kịp thời cập nhật các quy định về về xuất nhập cảnh
Các hãng hàng không cần kịp thời cập nhật các quy định về về xuất nhập cảnh

Cục Hàng không cho biết, số lượng hành khách quốc tế đến Việt Nam bị từ chối nhập cảnh tại các cảng hàng không trên cả nước tăng mạnh. Nhằm giảm thiểu hành khách bị từ chối nhập cảnh, Cục Hàng không Việt Nam đề nghị, các hãng hàng không khai thác các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam kịp thời cập nhật các quy định của Việt Nam và quốc tế về xuất, nhập cảnh, quá cảnh liên quan đến hành khách đi tàu bay...

Nhà đầu tư nước ngoài bất an về nguồn điện, Bộ Công Thương khẳng định không thiếu điện 2024
Nhà đầu tư nước ngoài bất an về nguồn điện, Bộ Công Thương khẳng định không thiếu điện 2024

Các doanh nghiệp nước ngoài mong muốn đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp công nghệ cao cho biết, việc thiếu điện - là một trong những yếu tố lớn khiến họ chần chừ trong việc đưa ra quyết định đầu tư...