Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

EU hỗ trợ các dự án phát triển của ASEAN

Cuộc họp lần thứ 25 Ủy ban hợp tác chung ASEAN - Liên minh châu Âu (AEJCC) vừa diễn ra tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta, Indonesia. Đây là cuộc họp đầu tiên trong năm 2018 giữa Ủy ban các đại diện thường trực tại ASEAN (CPR) với các đối tác của ASEAN nhằm đánh giá quan hệ giữa ASEAN và từng đối tác.

EU hỗ trợ các dự án phát triển của ASEAN - Hình 1

Hội nghị ASEAN - EU tại Jakarta, Indonesia. Ảnh: VNA

Ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN

Đánh giá về quan hệ ASEAN - Liên minh châu Âu (EU), hai bên nhấn mạnh năm 2017 là dấu mốc quan trọng trong chặng đường 40 năm quan hệ ASEAN - EU. Ghi nhận tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều thách thức và biến động, hai bên đồng ý tăng cường triển khai các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực an ninh truyền thống và phi truyền thống.

Tại cuộc họp, phía EU khẳng định tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang được định hình và cam kết hỗ trợ các dự án, chương trình phát triển của ASEAN trong thời gian tới, trong đó có quỹ hợp tác phát triển của EU dành cho ASEAN giai đoạn 2014-2020, với tổng số tiền 196 triệu EUR (244 triệu USD).

ASEAN cũng đã cập nhật một số tình hình khu vực trong thời gian qua, trong đó có kết quả triển khai Tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2025 và Kế hoạch tổng thể trên 3 trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hoá - xã hội; kêu gọi hai bên thúc đẩy hợp tác vì mục tiêu hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng trong khu vực, trong đó có biển Đông; đánh giá cao việc hai bên tổ chức đối thoại cấp cao ASEAN - EU về hợp tác an ninh trên biển và đề nghị EU tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm trên lĩnh vực này; đề nghị thúc đẩy hợp tác trên lĩnh vực ngoại giao phòng ngừa, trung gian hòa giải thông qua hợp tác với Viện Nghiên cứu ASEAN về hòa bình và hòa giải (AIPR)... 

Hấp dẫn giới đầu tư 

Trong tháng 3 tới, tại Singapore sẽ diễn ra Hội nghị  kinh doanh cấp cao EU - ASEAN. Đây là cuộc đối thoại thường niên quan trọng nhất giữa ASEAN và châu Âu, nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai khu vực. Trong những năm gần đây, theo nhìn nhận của giới chuyên gia kinh tế, ASEAN đang trở thành khu vực hấp dẫn giới đầu tư toàn cầu. Hội nhập kinh tế sâu rộng hơn trong ASEAN được nhìn nhận sẽ góp phần không nhỏ trong việc phát triển thành công kinh doanh của giới đầu tư châu Âu trong khu vực. EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 của ASEAN và ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 3 của EU. Dòng vốn đầu tư của EU chảy vào ASEAN chiếm khoảng 22% vốn đầu tư FDI ở khu vực này. Giới đầu tư EU mong muốn tăng cường quan hệ với ASEAN vì EU cho rằng ASEAN sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra một thị trường tích hợp lớn hơn, tăng cường khả năng kết nối giữa Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) với phần còn lại của thế giới, góp phần vào sự thịnh vượng và ổn định ở châu Á.

Quan hệ đối tác đối thoại không chính thức ASEAN - EU được thành lập vào năm 1972, chủ yếu nhằm mục đích tiếp cận thị trường châu Âu cho xuất khẩu của hầu hết các nước thành viên ASEAN. Mối quan hệ giữa hai tổ chức khu vực đã được nâng tầm cao hơn với Hội nghị Bộ trưởng ASEAN - EU lần đầu tiên năm 1978 và hội nghị này sau đó đã được tiến hành thường niên. Tháng 3-2007, tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN - EU lần thứ 16 (AEMM) tại Nuremberg ở Đức, các ngoại trưởng hai bên đã nhất trí tăng cường quan hệ đối tác giữa hai khối.

Theo SGGP

Bài liên quan

Tin mới

ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững
ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.

Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024
Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024

Ngày 25/4, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn tham dự và chỉ đạo hội nghị.

Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước

UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số số 1425/KH-UBND triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024.

Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày
Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày

Bước sang năm 2024, thị trường khởi sắc hơn, hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành da giày đã dần ổn định hơn. Tuy nhiên, xét về dài hạn, bên cạnh ưu thế về nguồn lao động có tay nghề cao, nếu ngành da giày không nâng cao năng lực nội sinh rất khó ứng phó với biến động thị trường cũng như giữ sức tăng trưởng bền vững cho ngành.

Phát hiện hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận khách điều trị suy giãn tĩnh mạch
Phát hiện hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận khách điều trị suy giãn tĩnh mạch

Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa phát hiện một hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… nhưng lại quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc, chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới trong năm 2024
Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới trong năm 2024

UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Kế hoạch Triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024.