Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Giá cát tăng cao kỷ lục càng khiến nạn khai thác cát lậu trở nên bát nháo

Trong vòng vài tháng nay, giá cát tăng quá cao khiến cho nhiều nhà thầu xây dựng tại TP. HCM lâm vào cảnh thi công cầm chừng vì chí phí bị đội lên gấp 2 đến 3 lần. Trong khi các địa phương siết chặt quản lý việc khai thác cát, khiến nguồn cung vật liệu này trở nên khan hiếm thì tình trạng khai thác cát lậu càng trở nên đáng báo động...

Hiện nay, giá cát tại TP.Hồ Chí Minh đang ở mức cao kỷ lục, tăng đột biến từ 50-200% so với thời điểm đầu năm. Theo một chủ doanh nghiệp trên địa bàn huyện Dương Minh Châu tiết lộ, hiện tại mỗi khối cát bán ra thị trường với giá từ 200.000 – 350.00 nghìn đồng/m3, tăng gần gấp đôi với so với năm 2017. Những tháng trở lại đây, các mỏ khai thác cát, sỏi trên địa bàn (tỉnh Tây Ninh) đồng loạt tăng giá bán. Việc tăng giá cát, sỏi này đã ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường vật liệu xây dựng của địa phương. Nguyên nhân được đầu mối tiết lộ là do việc khai thác cát đang bị siết chặt, đồng thời đang vào mùa xây dựng cao điểm trong năm.

Một người dân ngụ xã Tân Hưng, huyện Tân Châu đang cho xây dựng lại ngôi nhà chia sẻ, cách đây 1 tháng, ông mua một xe cát 4m3 giá 800.000 đồng thì nay phải trả 1,2 triệu đồng. Lợi dụng tình hình các Cơ quan ban ngành siết chặt việc khai thác cát của các doanh nghiệp khiến các đầu nậu thu gom tăng giá, riêng tiền mua cát để làm xong ngôi nhà của ông đội thêm khoảng 4 triệu đồng.

Anh Hiền, một chủ xe ô tô tải chuyên vận chuyển cát từ các bãi cát doanh nghiệp Cát G., ở khu vực sông Tha La, huyện Tân Châu, tiết lộ, hai năm nay thường xuyên phục vụ dân trong huyện nhưng đầu tháng 4/2018, giá cát, sỏi tăng mạnh nhất từ trước đến nay khiến chủ xe cũng chịu thiệt, bởi để giữ khách, chủ xe phải bớt giá. Xe của anh chở được 5m3 cát, trước đây mua tại bãi với 700.000 đồng thì hơn nửa tháng nay tăng lên hơn 1 triệu đồng. Nếu vận chuyện từ đây lên đến TP. Hồ Chí Minh giá sẽ đội lên gấp 2 đến 3 lần, giá cát tăng như vậy buộc chủ xe phải bán theo đà giá tăng.

Theo số liệu điều tra của Bộ Xây dựng, nhu cầu về cát từ năm 2016 đến năm 2020 cần xấp xỉ 2,3 tỉ m3. Trong khi trữ lượng hiện nay chỉ còn hơn 2 tỉ m3. Dự báo đến năm 2020, với mức độ sử dụng cát sẽ đạt khoảng 130 triệu m3/năm thì sẽ không còn cát phục vụ cho xây dựng.Giá cát tăng cao kỷ lục càng khiến nạn khai thác cát lậu trở nên bát nháo - Hình 1

Giá cát tăng giá bất thường khiến nhiều doanh nghiệp khai thác vượt mức cho phép.

Trong khi đó, thực trạng các doanh nghiệp, đầu nậu, khai thác cát một cách vô tội vạ khiến khu vực lòng hồ Dầu Tiếng (tỉnh Tây Ninh) trở thành điểm nóng. Ngày 24/4/2017 UBND tỉnh Tây Ninh có quyết định tạm ngưng toàn bộ hoạt động khai thác cát trong khu vực lòng hồ Dầu Tiếng để phục vụ công tác kiểm tra, chấn chỉnh phạm vi hoạt động của doanh nghiệp để tiếp tục làm rõ.

Tại Hội nghị ký kết phối hợp phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan đến lĩnh vực khai thác khoáng sản cát trái phép ở khu vực hồ Dầu Tiếng diễn ra vào ngày 10/8/2018 vừa qua cũng đã nêu lên thực trạng về công tác quản lý, phối hợp của các ngành chức năng có lúc chưa chặt chẽ, đồng bộ nên chậm phát hiện, chấn chỉnh xử lý kịp thời các vi phạm, việc quản lý về khối lượng, chất lượng, giá cả, vận chuyện sản phẩm cát còn nhiều bất cập.

Đại tá Lý Hồng Sinh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh, cho biết hiện tại ranh giới trên diện tích mặt hồ Dầu Tiếng không có cắm mốc hoặc không có bất cứ điểm gì để xác định được ranh giới giữa các tỉnh cũng nhưng ranh giới mà các DN khai thác. “Đây là điều kiện để các DN lập lờ khai thác không đúng quy định. Chính vì vậy, vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế nên đề nghị công an 3 tỉnh kiến nghị đề xuất cho UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban ngành làm rõ vấn đề trên để lực lượng Công an thuận lợi trong việc phát hiện, xử lý vi phạm”.

Đại tá Trần Văn Chính, Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Dương cho rằng, hồ Dầu Tiếng là công trình trọng điểm của quốc gia rất cần được bảo vệ. Do đó, ngành đã chỉ đạo lực lượng công an điều tra toàn diện về yếu tố an ninh, nạn khai thác cát, việc vận chuyển khoáng sản gây hư hỏng đường giao thông… đồng thời kiến nghị UBND tỉnh Bình Dương cử các ngành cùng tham gia.

Tuy nhiên, ông Chính cũng thừa nhận tình hình khai thác các trái phép trên lòng hồ Dầu Tiếng vẫn còn phức tạp vì “cát tặc” chỉ tạm ngưng trong thời gian lực lượng đi kiểm tra còn sau đó thì hoạt động trở lại với số lượng tàu tham gia lớn hơn. Ngoài ra, trong công tác phối hợp, phân định ranh giới để thực hiện việc xử lý vi phạm cũng còn nhiều vướng mắc.Giá cát tăng cao kỷ lục càng khiến nạn khai thác cát lậu trở nên bát nháo - Hình 2

Lợi dụng giá cát tăng, nhiều đầu nậu hút cát lậu bất chấp ngày đêm

Đứng trước thực trạng về sự khán hiếm, cũng như nhiều hoạt động bát nháo trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản, nhiều chuyên gia đưa một số giải pháp sử dụng vật liệu nhân tạo khác thay thế cát. Ông Nguyễn Tiến Đỉnh, Giám đốc Trung tâm dự báo và quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng cho biết, nguồn đầu tiên có thể nghĩ đến là sử dụng chính các phế thải của ngành công nghiệp.

Theo ông Nguyễn Tiến Đỉnh, hiện nay, có thể sử dụng tro xỉ nhiệt điện để trộn vào xi măng hoặc cho vào bê tông đầm lăn đã áp dụng trong các công trình thuỷ điện. TP.Hồ Chí Minh cần yêu cầu ngay từ nhà máy sản xuất nhiệt điện, khi phun tro nhiệt điện ra thì phải làm thêm dây chuyền tạo viên, để tạo cát ngay tại chỗ. Như vậy, việc vận chuyển trở nên đơn giản, không bụi bặm và sử dụng được ngay tại địa phương.

Một giải pháp khác được Tiến sĩ Phạm Trung Kiên, Khoa Công nghệ vật liệu, Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh đưa ra là trong ngắn hạn, thành phố có thể nghiền phế thải xây dựng như xà bần ra đến cỡ hạt tương đương với cát để sử dụng. Chú ý là phương án này chỉ có thể đối phó tức thời trước tình trạng khan hiếm cát như hiện nay.

Về lâu dài, ông Phạm Trung Kiên cho rằng, Bộ Xây dựng phải ban hành tiêu chuẩn và phối hợp với các cơ sở nghiên cứu đề xuất quy chuẩn cát hỗn hợp. Tuy nhiên, vướng mắc về mặt kỹ thuật là hiện nay chưa có quy chuẩn sử dụng về cát hỗn hợp trộn từ xà bần nghiền nhỏ với cát tự nhiên.

Còn theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Văn Miền, Trưởng bộ môn Vật liệu xây dựng, Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, hiện nay nếu sử dụng vật liệu có nguồn gốc tự nhiên thì có thể nghiền từ loại đá cát kết. Loại cát được nghiền từ đá tự nhiên có cỡ hạt gần tương tự với cát tự nhiên, đảm bảo các yêu cầu về tính chất cơ lý, hóa và có thể trộn lẫn theo tỷ lệ phù hợp với cát tự nhiên trong bê tông và vữa xây dựng.

Tuy nhiên ông Miền cho biết hiện nay chưa có đánh giá đầy đủ về nguồn cát nghiền từ đá tự nhiện do loại cát này vẫn được cho là để san lấp chứ không phải dùng trong xây dựng công trình. Thêm nữa, nếu sử dụng vật liệu từ đá nghiền thì vẫn không giải quyết triệt để việc tiết kiệm nguồn cát tự nhiên.Giá cát tăng cao kỷ lục càng khiến nạn khai thác cát lậu trở nên bát nháo - Hình 3

Cửa biển Cần Giờ bị cày nát do nạn khai thác cát lậu (Ảnh: Vinh Quang/VOV-TPHCM)

Trước tình hình khan hiếm cát, UBND TP.Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Sở Khoa học và công nghệ thành phố đặt hàng đề tài nghiên cứu về “Ứng dụng vật liệu thay thế cát tự nhiên để làm cốt liệu cho bê tông xi măng và vữa xây tô”.

Nhiều chuyên gia nhận định, về mặt chính sách và quy hoạch thì các cơ quan quản lý nhà nước phải có tầm nhìn dài hạn. Để có sự thống nhất thì phải điều tra, đánh giá tổng thể về nhu cầu của địa phương để có phương án tính toán. Như vậy thì cát nhân tạo mới có thể phát triển và thay đổi thói quen sử dụng cát tự nhiên trong các công trình xây dựng.

Hải Đăng

Tin mới

Lạng Sơn: Khánh thành và bàn giao toà nhà ở xã hội GP2
Lạng Sơn: Khánh thành và bàn giao toà nhà ở xã hội GP2

Ngày 28/3, tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư NNP - Chủ đầu tư Dự án Nhà ở xã hội số 2 thành phố Lạng Sơn tổ chức lễ khánh thành và bàn giao toà nhà ở xã hội GP2.

BIC chi trả hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Lâm Đồng
BIC chi trả hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Lâm Đồng

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bảo Lộc (BIDV Bảo Lộc) vừa tổ chức gặp gỡ và trao hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm người vay vốn (BIC Bình An) cho thân nhân khách hàng không may gặp rủi ro tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

Thanh Hóa triển khai thực hiện hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định
Thanh Hóa triển khai thực hiện hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định

Ngày 28/3/2024, Sở Công Thương Thanh Hóa ban hành công văn số 786/SCT-QLTM về việc triển khai thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định, gửi các thương nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

Thông báo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên Lam Sơn năm học 2024-2025
Thông báo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên Lam Sơn năm học 2024-2025

Thực hiện Quyết định số 1128/QĐ-UBND ngày 22/03/2024 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn năm học 2024-2025, Trường THPT chuyên Lam Sơn xin trân trọng thông báo kế hoạch tuyển sinh của nhà trường năm học 2024-2025.

Thanh Hóa cảnh báo mưa dông và mưa lớn cục bộ
Thanh Hóa cảnh báo mưa dông và mưa lớn cục bộ

Theo thông tin của Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa từ chiều tối và đêm 28/3 đến ngày 29/3 ở khu vực tỉnh Thanh Hóa sẽ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to.

Lọc hóa dầu Nghi Sơn vượt mốc 15 triệu giờ công an toàn
Lọc hóa dầu Nghi Sơn vượt mốc 15 triệu giờ công an toàn

Thông tin từ Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP), đến ngày 28/3/2024, dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã đạt thành tựu vượt mốc 15 triệu giờ công an toàn, không xảy ra tai nạn lao động.