Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Gia Lai : Cục Phòng chống tệ nạn xã hội làm việc tại thành phố Pleiku

Mới đây, UBND thành phố Pleiku đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội –Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

 

Tại buổi làm việc, đại diện UBND thành phố đã báo cáo với đoàn công tác tình hình thực hiện công tác phòng, chống mại dâm và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán 6 tháng đầu năm 2017.

Theo đó, thành phố Pleiku có hơn 220.000 dân, được chia làm 14 phường và 9 xã với 254 thôn - làng, tổ dân phố. 22/23 xã, phường không có tệ nạn mại dâm. Các mô hình thử nghiệm phòng, chống mại dâm tại phường Ia Kring và phường Thống Nhất phát huy được hiệu quả cao.

 

Gia Lai : Cục Phòng chống tệ nạn xã hội làm việc tại thành phố Pleiku - Hình 1

Trên thực tế, tệ nạn ma túy, mại dâm trá hình tại các điểm kinh doanh lưu trú, karaoke, nhà hàng, tiệm massage và quán cắt tóc có chiều hướng gia tăng và phức tạp. Toàn thành phố có 1.112 cơ sở lưu trú, 57 quán karaoke và vũ trường, 247 quán cà phê, cắt tóc, nhà hàng và cơ sở thư giãn khác với tổng số tiếp viên, nhân viên hơn 700 người, trong đó 480 người là lao động nữ giới.

Trong 6 tháng đầu năm, thành phố đã tổ chức 3 đợt kiểm tra, nhắc nhở và xử lý 6 cơ sở kinh doanh dịch vụ. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, trong đó có tội phạm ma túy và mại dâm. Tổ chức ký cam kết không vi phạm các tệ nạn xã hội cho 1.416 cở sở.

Tuy nhiên, lực lượng đấu tranh phòng chống còn mỏng, vật chất, phương tiện, kinh phí còn hạn chế. Công tác giám sát các cơ sở sau vi phạm chưa chặt chẽ, còn nhiều lỏng lẻo. Hoạt động của đội liên ngành 178 hai cấp còn nhiều hạn chế.

Đại diện Cục Phòng chống tệ nạn xã hội đánh giá cao công tác đạt được của chính quyền địa phương. Trên cơ sở nắm bắt tình hình phòng chống mại dâm, ma túy và nạn mua bán người tại các địa phương, Cục sẽ có văn bản đề xuất Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bổ sung, sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành để công tác phòng chống mại dâm, ma túy trong thời gian tới được tốt hơn.

Thế Chiến - Kim Yến

Bài liên quan

Tin mới

ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững
ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.

Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024
Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024

Ngày 25/4, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn tham dự và chỉ đạo hội nghị.

Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước

UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số số 1425/KH-UBND triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024.

Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày
Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày

Bước sang năm 2024, thị trường khởi sắc hơn, hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành da giày đã dần ổn định hơn. Tuy nhiên, xét về dài hạn, bên cạnh ưu thế về nguồn lao động có tay nghề cao, nếu ngành da giày không nâng cao năng lực nội sinh rất khó ứng phó với biến động thị trường cũng như giữ sức tăng trưởng bền vững cho ngành.

Phát hiện hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận khách điều trị suy giãn tĩnh mạch
Phát hiện hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận khách điều trị suy giãn tĩnh mạch

Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa phát hiện một hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… nhưng lại quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc, chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới trong năm 2024
Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới trong năm 2024

UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Kế hoạch Triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024.