Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Gia Lai: Người trồng mía lao đao vì nhà máy đường thu mua cầm chừng

Lại bước vào một vụ mùa mía “đắng” cho người nông dân khi phải đối diện với điệp khúc “trồng - chặt”. Tình hình thị trường đường hiện nay khó khăn, nhất là phải cạnh tranh với các loại đường ngoại nhập có chất lượng tốt và giá thành gần như tương đương dẫn đến giá đường giảm mạnh.

Hiện giá đường chỉ còn khoảng 12.000 đồng/kg, giảm 3.000 - 4.000 đồng so với cách đây vài tháng. Trong khi giá mía năm ngoái từ 950.000 đồng đến 1 triệu đồng/tấn, thì năm nay chỉ còn 800.000 - 850.000 đồng/tấn.

Bên cạnh đó, công chặt mía vào năm trước khoảng 160.000 đồng/tấn; song năm nay tăng lên gần 200.000 đồng/tấn khiến các hộ trồng mía càng khó khăn hơn. Nếu trừ các chi phí thuê nhân công, chăm sóc, tiền thuê đất... thì gần như không có thu lời.

Gia Lai: Người trồng mía lao đao vì nhà máy đường thu mua cầm chừng - Hình 1

Người trồng mía lao đao vì nhà máy đường thu mua cầm chừng

Nhiều doanh nghiệp thu mua quá chậm, lại không có kế hoạch hướng dẫn công tác phòng chống cháy cho người dân trong thời điểm nắng nóng kéo dài, dẫn đến thời gian qua tình trạng cháy mía diễn ra quá cao, làm thiệt hại lớn về kinh tế đời sống nhất là thời điểm cuối năm và sắp đến Tết Nguyên đán.

Anh Phạm Văn Quân ở Thôn 4 xã Pờ Tó, huyện Ia Pa tỉnh Gia Lai cho biết: “Nhà tôi trông gần 10ha nhưng vừa qua bị cháy gần 5ha mía thiệt hại gần 200 triệu đồng. Phía nhà máy không hỗ trợ thu mua vì lý do không lấy đầu tư. Các nhà đầu tư  khác cũng không mua. Bây giờ cho cũng không ai lấy, các nhà máy khác cũng không thu mua giùm vì khác địa bàn, lại còn tốn chi phí thuê người thu dọn nữa. Nhờ phía các nhà máy tạo điều kiện thu mua mía cho người dân chúng tôi, không là rơi vào cảnh khốn cùng”.

Gia Lai: Người trồng mía lao đao vì nhà máy đường thu mua cầm chừng - Hình 2

Mía “chờ chết” giữa đồng

Gia Lai: Người trồng mía lao đao vì nhà máy đường thu mua cầm chừng - Hình 3

Tình trạng cháy mía xảy ra liên tục

Không chỉ vậy, nhiều nông dân do lo ngại giá mía xuống thấp nữa nên đã chặt sớm, làm giảm lượng chữ đường, dẫn đến chất lượng đường giảm, giá thành vì thế cũng giảm theo đáng kể. Hiện tại giá đường tinh luyện tại hàng loạt các nhà máy trong nước đã giảm xuống "đáy" với mức 12.000 đồng/1kg nhưng tiêu thụ vẫn rất chậm không bán được nên không còn tiền thu mua mía cho nông dân.

Nhiều nhà máy có công suất dưới 3.000 tấn mía/ngày có khả năng phải đóng cửa vì thua lỗ, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống việc làm, thu nhập cuả các hộ nông dân trồng mía, công nhân trong các nhà máy đường. Ươc tính thiệt hại về kinh tế là rất lớn.

Ông Trần Văn Tuấn, thôn 6 xã Hà Tam, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai cho biết : “Năm nay, trồng mía khó nhất trong 10 năm trở lại đây. Nhà tôi có 5 ha mía với sản lượng đạt khoảng 100 tấn/ha. Nhưng với tốc độ mua mía chậm nên nhân công cũng nản, ít người làm đẩy giá nhân công lên cao.  Chỉ mong các nhà máy hoạt động đều, còn cứ để tuột giá và thu mua chậm thế này thì người dân chúng tôi lỗ chết”.

Gia Lai: Người trồng mía lao đao vì nhà máy đường thu mua cầm chừng - Hình 4

Tài xế tham gia vận chuyển mía cũng rơi vào cảnh khó khan làm ăn

“Hiện nay, lượng xe chở mía vấn nhiều như mọi năm nhưng năm nay do nhà máy thu mua chậm quá nên có khi cả tuần mới chở được 1 chuyến mía. Đường di chuyển tới nhà máy thì xa lại đi như rùa bò nhích từng tý một trước cổng nhà máy mãi mới vào đổ mía được. Cứ đà này, không chỉ người trồng mía mà như cánh tài xế chúng tôi cũng chết chắc”.

Trước tình hình trên, chính quyền các địa phương, các nhà máy cần có chính sách hỗ trợ thiệt hại kịp thời và đẩy nhanh tiến độ thu mua mía cho người dân, để người dân yên tâm đầu tư vào loại cây trồng này.

Doãn Dật – Duy Lux

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển
Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh vừa ban hành công văn đề nghị UBND thành phố Hạ Long không cấp phép cho các tàu du lịch được huy động tham gia diễn diễu trên biển đón khách du lịch để xem chương trình Carnaval Hạ Long 2024 từ phía biển, vì lý do an toàn cho người và phương tiện.

Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?
Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?

Đến hết năm 2023, Việt Nam đã có 46 tỉnh, thành phố được công nhận đã loại trừ bệnh sốt rét, còn 17 tỉnh, thành phố chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ. Tuy nhiên, số thôn, bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp. Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030.

CHINT ra mắt bao bì mới và mở rộng thời gian bảo hành cho sản phẩm tại Việt Nam
CHINT ra mắt bao bì mới và mở rộng thời gian bảo hành cho sản phẩm tại Việt Nam

CHINT, công ty toàn cầu về năng lượng thông minh, vừa thông báo 2 sáng kiến mới để hỗ trợ cho hệ sinh thái năng lượng thông minh ở Việt Nam. Theo đó, doanh nghiệp đã cho ra mắt nhãn bảo hành sản phẩm mới nhằm giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết các sản phẩm chính hãng và áp dụng chính sách bảo hành lên tới 3 năm.