Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Gia Lâm (Hà Nội): Thiếu minh bạch trong thu hồi đất

Thu hồi đất mà không có quyết định, cũng không trao đổi gì với người dân về việc thu hồi đất và phương án bồi thường ra sao.Khi người dân tìm hiểu mới biết địa phương đã “họp kín’ về vấn đề này.

“Họp kín” để lập dự án thu hồi đất …(?)

Theo đơn trình bày của ông Doãn Ngọc Tích, gia đình ông sử dụng diện tích đất ao có nguồn gốc là của cha ông để lại. Từ năm 1991-1992, gia đình ông  tiến hành san lấp diện tích ao nói trên, để trồng rau và cây ăn quả. Từ đó cho đến trước khi có quyết định thu hồi đất, gia đình ông vẫn sử dụng ổn định,lâu dài không có tranh chấp, không vi phạm quy hoạch của địa phương.

Ngày 06/11/2012, UBND xã Phù Đổng tiến hành kiểm kê tài sản trên đất mà gia đình ông đang sử dụng và cho biết đất nhà ông bị thu hồi theo quyết định 2115/QĐ-UBND ngày 18/11/2008 của UBND thành phố Hà Nội. Theo Quyết định này, UBND thành phố Hà Nội giao cho UBND huyện Gia Lâm thu hồi đất tại xóm Lăng, thôn Đổng Viên. Tuy nhiên, UBND huyện Gia Lâm đã “quên ” không ra bất cứ quyết định cụ thể nào về việc thu hồi đất, cũng không công bố mức bồi thường đối với từng hộ gia đình mà chỉ thông báo cho các hộ đang sử dụng đất đến UBND xã nhận tiền hỗ trợ hoa màu, cây cối có trên đất bị thu hồi.

Theo ông Tích và các hộ dân thuộc diện bị thu hồi thì trước đó, họ không được biết là chính quyền địa phương lập dự án từ khi nào; cũng không có sự trao đổi hay thông báo gì từ chính quyền đến họ về dự án. Sau này, bà con mới biết rằng trước đó UBND huyện Gia Lâm, UBND xã Phù Đổng đã…“họp kín” về vấn đề này(?).

Gia Lâm (Hà Nội): Thiếu minh bạch trong thu hồi đất - Hình 1

Theo ông Doãn Ngọc Tích, gia đình ông có diện tích đất ao có nguồn gốc do cha ông để lại.

Không đồng ý với cách giải quyết “lập lờ” của chính quyền, ông Tích khiếu nại lên UBND huyện Gia Lâm. Ngày 17/7/2013, UBND huyện Gia Lâm có Công văn số 652/UBND-TNMT trả lời về việc giải quyết đơn khiếu nại của ông. Tại văn bản này, UBND huyện thừa nhận nguồn gốc đất là của gia đình ông Tích, nhưng lại không công nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông vì cho rằng diện tích đất đó đã bị công hữu.

Theo tìm hiểu của phóng viên, mảnh đất của gia đình ông Tích có nguồn gốc từ cha ông để lại được tôn tạo qua nhiều thế hệ, quá trình sử dụng cũng đã được một số cán bộ, lãnh đạo địa phương các thời kỳ xác nhận. Theo ông Tích, quá trình lập quy hoạch, kế hoạch, UBND xã Phù Đổng và UBND huyện Gia Lâm chỉ căn cứ vào bản đồ đo vẽ để xác định đất đó là “đất công” bị thu hồi mà không xem xét các tài liệu, thông tin khác (không xem xét về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất…) là phiến diện nếu không muốn nói là có nhiều biểu hiện tiêu cực…

Đất chưa đủ điều kiện đấu giá nhưng… vẫn bán?

Bất chấp đơn khiếu kiện của người dân(chưa hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và xây dựng xong hạ tầng kỹ thuật…) ngày 19/5/2017, UBND huyện Gia Lâm đã có các Quyết định phê duyệt đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ lẻ xen kẹt tại xã Phù Đổng. Được biết, đất của các gia đình tại Xóm Lăng, thôn Đổng Viên, xã Phù Đổng đã hoàn thành việc đấu giá từ ngày 17/7/2017.

Gia Lâm (Hà Nội): Thiếu minh bạch trong thu hồi đất - Hình 2

Đất chưa “sạch” nhưng huyện Gia Lâm đã đem đấu giá giao cho người khác

Ngày 15/9/2017, trao đổi với phóng viên, ông Trần Xuân Tĩnh, Chủ tịch UBND xã Phù Đổng cho biết, UBND xã mới nhận được đơn của ông Doãn Ngọc Tích và đã giao cho ông PCT phụ trách kinh tế giải quyết. “UBND xã sẽ hướng dẫn cho ông Tích gửi đơn lên các cấp cao hơn vì vấn đề này không thuộc thẩm quyền của xã. Việc thu hồi, đấu giá này là của Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Gia Lâm, UBND xã chỉ là đơn vị phối hợp thực hiện” – ông Chủ tịch nói.

Nói về quy trình, xác định nguồn gốc đất, ông Tĩnh cho biết thêm, thời điểm thu hồi là những năm 2011- 2013 nên ông không nắm được cụ thể vì khi đó ông là Phó chủ tịch phụ trách văn hóa xã hội.

Để làm rõ thêm vấn đề trên phóng viên đã liên hệ với ông Trương Văn Học, Phó chủ tịch UBND kiêm Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Gia Lâm. Tuy nhiên ông Học từ chối trả lời, yêu cầu  phóng viên liên hệ qua văn phòng.

Vi phạm trình tự, thủ tục thu hồi đất

Trao đổi với phóng viên, Luật sư Nguyễn Quang Anh, Giám đốc Cty Luật TNHH Sao Việt (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, nếu những thông tin mà các hộ gia đình cung cấp là đúng sự thật, thì việc thu hồi đất có một số dấu hiệu vi phạm pháp luật:

Thứ nhất, việc không công khai, không thông qua chủ trương thu hồi đất/ văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư cho người dân của các cấp chính quyền là vì phạm các quy định tại Khoản 1 Điều 7 Quyết định 136/2007/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội.

Gia Lâm (Hà Nội): Thiếu minh bạch trong thu hồi đất - Hình 3

“Việc thu hồi đất của gia đình ông Tích có một số dấu hiệu vi phạm pháp luật” – LS Nguyễn Quang Anh

Thứ hai, theo khoản 2 Điều 7 và khoản 2 Mục I Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 (hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính), việc chuẩn bị hồ sơ địa chính để làm căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch thu hồi đất phải đầy đủ các giấy tờ sau: Bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai và bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, quá trình lập quy hoạch, kế hoạch, UBND huyện Gia Lâm lại “chỉ” căn cứ vào bản đồ đo vẽ năm 1986 và bản đồ đo vẽ năm 1993 – 1994 để xác định đất đó là đất công rồi thu hồi mà không xem xét các tài liệu, thông tin khác là thiếu căn cứ.

Thứ ba, việc gia đình ông Tích là người quản lý, sử dụng trực tiếp mảnh đất bị thu hồi nhưng lại không nhận được thông báo trích đo địa chính  về việc thu hồi đất; không nhận được thông báo về Quyết định thu hồi đất là vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 10; điểm d khoản 2 Điều 7; khoản 3 Điều 8 Quyết định 136/2007/QĐ-UBND.

Thứ tư, căn cứ khoản 3 Điều 10 Quyết định 136/2007/QĐ-UBND thì việc UBND huyện Gia Lâm không ra Quyết định thu hồi đối với từng thửa đất là sai.

Thứ năm, đối với đất đai sử dụng trước 15/10/1993 thì ngoài việc hỗ trợ về hoa màu thì người sử dụng còn được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, kể cả khi đất đó không có giấy tờ (Điều 43, Điều 44 Nghị định 84/2007/NĐ-CP).

PV( Theo Nhà Báo và Công Luận)

Tin mới

Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?
Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?

Nhằm: Xác định các danh mục dự án cụ thể, tiến độ thực hiện các chương trình, dự án theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030; xác định phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc triển khai thực hiện.

PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định
PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định

Để đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định trong thời điểm nắng nóng sắp tới, đồng thời đảm bảo an toàn hành lang lưới điện trên diện rộng, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đưa ra nhiều giải pháp và chủ động thực hiện từ sớm. Ông Nguyễn Ngọc Bình - Phó giám đốc PC Hòa Bình đã có những chia sẻ cùng bạn đọc xung quanh vấn đề này.

Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Chính sách pháp luật thuế và chính sách pháp luật chuyên ngành cần được củng cố, sửa đổi, bổ sung nhằm bao quát toàn bộ các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn điện tử đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT.

Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore
Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore vừa cung cấp thông tin về việc quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore.

Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore
Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Malaysia tiếp tục là nước dẫn đầu, tiếp theo là Na Uy ở vị trí thứ hai, Indonesia xếp thứ ba, Trung Quốc xếp thứ tư, và Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore.

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.