Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Gian lận thương mại: Nhiều thủ đoạn mới bị phát giác

Từ đầu năm đến nay, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra 6.244 vụ, xử lý 5.955 vụ; tổng số tiền gần 85,7 tỷ đồng. Điều này phản ánh tình hình buôn lậu, gian lận thương mại tiếp tục diễn biến phức tạp. Đặc biệt, việc hàng loạt cửa hàng bán hàng hóa Trung Quốc đội lốt sản phẩm Hàn Quốc, Nhật Bản... cho thấy sự tinh vi của các đối tượng vi phạm.

Gian lận thương mại: Nhiều thủ đoạn mới bị phát giác - Hình 1

Lực lượng chức năng TP Hà Nội kiểm tra, thu giữ hàng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Hai năm trở lại đây, người tiêu dùng nhất là các bạn trẻ vui mừngkhi những cửa hàng mang thương hiệu như Miniso, Daiso, Mumuso, Yoyoso, Minigood… theo phong cách Hàn Quốc, Nhật Bản xuất hiện tại Hà Nội. Các cửa hàng này đều ở vị trí thuận lợi, trang trí bắt mắt, na ná nhau ở sản phẩm, phong cách phục vụ, giá cả.., song không phải thương hiệu nào cũng bảo đảm chất lượng, nguồn gốc xuất xứ như quảng cáo.

Đặc biệt, khi người tiêu dùng ngày càng chịu khó tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, thì “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”. Mới đây nhất, trước những phản ánh của người tiêu dùng và báo chí, Bộ Công Thương đã kiểm tra và công bố 99,3% hàng hóa tại Mumuso được sản xuất từ Trung Quốc. Mumuso được biết đến là một trong những chuỗi cửa hàng bán lẻ với những sản phẩm làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, phụ kiện thời trang, văn phòng… “gắn mác” Hàn Quốc. Theo kết luận của đoàn liên ngành, thương hiệu này còn có dấu hiệu vi phạm một loạt quy định như không thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại gắn với nhãn hiệu Mumusork, có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thương mại điện tử; vi phạm quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa, một số mặt hàng có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, nhãn phụ tiếng Việt nhưng nội dung không phù hợp với hồ sơ công bố và hồ sơ nhập khẩu.

Không chỉ Mumuso bị phát hiện bán 99,3% hàng Trung Quốc, người tiêu dùng còn tố hàng loạt thương hiệu khác như Miniso, Daiso, Yoyoso… cũng bán hàng rất nhiều hàng hóa “Made in China”.

Bên cạnh việc những chuỗi cửa hàng bán lẻ bị phanh phui kinh doanh nhập nhèm để trục lợi, gần đây thông tin về các cửa hàng trên hai trang thương mại điện tử lớn công khai bán hàng giả, hàng nhái khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng. Bà Nguyễn Như Quỳnh, Phó Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa, vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ đang diễn ra tràn lan, đặc biệt công khai trên các trang thương mại điện tử, bao gồm cả các sàn giao dịch thương mại điện tử được coi là hàng đầu ở Việt Nam như Lazada, Sendo... Từ các loại đồng hồ sang trọng, kính mắt, bút thương hiệu Montblanc, túi xách Hermes, Channel, giày Nike, nếu là hàng thật có giá hàng nghìn USD, nhưng được rao bán trên trang thương mại điện tử Sendo.vn của Tập đoàn FPT, Lazada.vn - một trong những sàn thương mại điện tử được coi là uy tín nhất - với lời quảng cáo hàng SuperFake, hàng Fake 1, Fake 2 với giá chỉ vài trăm nghìn đến hơn 1 triệu đồng. Tuy nhiên hiện nay, số vụ vi phạm bị xử phạt trên môi trường số còn rất hạn chế.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội Trịnh Quang Đức cho biết, thời gian qua, tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả về nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa; hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng; đăng ký tên doanh nghiệp trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ để lừa dối người tiêu dùng diễn biến phức tạp. Hoạt động sản xuất, buôn bán, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng chủ yếu tập trung vào các mặt hàng: Tân dược, mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, quần áo, đồ thời trang, đồ gia dụng... Từ đầu năm đến nay, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra 6.244 vụ, xử lý 5.955 vụ; tổng số tiền gần 85,7 tỷ đồng.
 

Tuy lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý nhưng chưa ngăn chặn được triệt để do hàng hóa có giá thành rẻ, gia công với chi phí thấp nên vẫn hấp dẫn cung - cầu.Trước tình hình đó, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản đã giao Sở Công Thương chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo thành phố về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại) chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, triển khai các kế hoạch liên ngành tăng cường kiểm tra, kiểm soát, nắm vững diễn biến tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo lĩnh vực, địa bàn phụ trách để kịp thời phát hiện, nhận diện các vấn đề nổi cộm, các lĩnh vực mặt hàng vi phạm mới nổi để đấu tranh ngăn chặn. Chủ động phối hợp xây dựng, triển khai đồng bộ các phương án, chuyên đề, kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Công an TP Hà Nội chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, công an các quận, huyện, thị xã nắm chắc tình hình các địa bàn, tuyến trọng điểm, các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để triệt phá tận gốc các đường dây, ổ nhóm, các đối tượng vận chuyển, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc...

Ngoài ra đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, ký cam kết không buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại trên thị trường. Đặc biệt, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đã ký cam kết mà vẫn có hành vi vi phạm. Đẩy mạnh hoạt động trao đổi thông tin với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng để công tác kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đạt hiệu quả.

Hằng Vương T/h

Bài liên quan

Tin mới

Lên phương án lắp đặt bổ sung camera phạt nguội Vành đai 3
Lên phương án lắp đặt bổ sung camera phạt nguội Vành đai 3

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội cho biết, Công an Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị rà soát, lên phương án lắp đặt bổ sung camera để xử phạt nguội các hành vi vi phạm trên tuyến đường Vành đai 3.

Phú Yên: Bán hàng không rõ nguồn gốc, một hộ kinh doanh bị phạt 8,5 triệu đồng
Phú Yên: Bán hàng không rõ nguồn gốc, một hộ kinh doanh bị phạt 8,5 triệu đồng

Theo tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên, đơn vị vừa phát hiện một vụ kinh doanh hàng hóa bất hợp pháp. Hộ kinh doanh nói trên đã bị xử phạt 8.500.000 đồng và bị tịch thu toàn bộ số hàng hóa.

NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác
NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác

Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029 vừa được ký kết giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Học viện Tài chính - sẽ là đòn bẩy giúp tăng cường thế mạnh của mỗi đơn vị trên hành trình hướng tới thành công...

Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử
Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?
5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?

Những người bán sản phẩm quảng cáo rất thú vị và hấp dẫn về công dụng của những món đồ làm bếp này. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, người tiêu dùng đã lãng quên chúng?

Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15
Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15

Tại Kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết định liên quan tới 4 nhóm vấn đề quan trọng, trong đó có giá dịch vụ khám, chữa bệnh.