Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Giáo dục di sản Thăng Long – Hà Nội đến học sinh bằng các buổi học trải nghiệm ngoại khóa

Để các bài giảng về lịch sử, văn học không còn khô khan thì mới đây Sở GD&ĐT đã thực hiện chương trình hợp tác với một đơn vị chịu trách nhiệm bảo tồn phát huy giá trị di sản – Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội để hướng học sinh (HS) các trường trên địa bàn Hà Nội thực hiện các buổi học trải nghiệm ngoại khóa.

Thay vì tổ chức một cách tự phát ở các địa điểm khác nhau, chương trình giáo dục di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội và Khu di tích Cổ Loa đang được mong chờ sẽ đem lại những giá trị thiết thực và hiệu quả cho các bài giảng lịch sử, văn học.

Trước khi triển khai chương trình Giáo dục di sản Thăng Long – Hà Nội đến học sinh bằng các buổi học trải nghiệm ngoại khóa thì hơn 2 năm nay, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đã thực hiện các chương trình trải nghiệm “Em làm nhà khảo cổ”, “Em tìm hiểu di sản” đến du khách và các trường học theo nhu cầu.

Giáo dục di sản Thăng Long – Hà Nội đến học sinh bằng các buổi học trải nghiệm ngoại khóa - Hình 1

Học sinh tham gia tìm hiểu, học tập tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội

Tại khu di tích 18 Hoàng Diệu vào các sáng thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần, khách du lịch đã không còn thấy lạ lẫm với hình ảnh từng tốp HS lớp 4 và lớp 5, bới từng lớp đất để tìm hiện vật tại hố khảo cổ giả định, có em nhanh chân tìm kiếm các hộp mật mã chứa câu hỏi và ghi nhớ vị trí dấu tích khảo cổ thông qua trò chơi “Đi tìm báu vật Hoàng cung Thăng Long”, có em thì lại thể hiện tài trí thông minh và sự ghi nhớ thông qua các câu hỏi lịch sử…

Sau khi làm việc tại hố khảo cổ giả định các em sẽ tiếp tục nghiên cứu khoa học của nhà khảo cổ bằng các hoạt động mô tả, vẽ hiện vật, dập hoa văn hiện vật trên giấy đó... thông qua các hoạt động sẽ giúp các em HS thấy chiều dài lịch sử 13 thế kỷ của Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội trở nên hấp dẫn, giá trị lịch sử văn hóa của từng triều đại vua Lý, Trần, Lê, Nguyễn… như hiển hiện trước mắt HS.

Từng hướng dẫn HS tham gia chương trình “Em làm nhà khảo cổ”, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương Trần Thị Sơn Ca chia sẻ: “Việc dạy và học môn lịch sử ở trường đôi khi còn hạn chế vì các em chỉ nghe là chính và tiếp thu một cách thụ động. Còn tham gia chương trình này, các em được chủ động, vừa học vừa chơi, được trải nghiệm thực tế, như vậy dễ dàng tạo ra hứng thú học tập, cũng như phát huy sự sáng tạo của HS, kiến thức lịch sử được các em ghi nhớ và khắc sâu hơn. Mô hình này nên được mở rộng và phát triển”.

Ngoài ra chương trình “Em làm nhà khảo cổ”, trong hơn một năm nay, Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội cũng đã triển khai chương trình dành cho HS THCS có tên “Em tìm hiểu di sản Hoàng thành Thăng Long”. Chương trình giúp HS trải nghiệm tại khu di sản Hoàng thành trong khoảng thời gian từ 2 - 3 giờ.

Tham gia chương trình các em được tham quan các điểm di tích tiêu biểu của Hoàng thành Thăng Long như Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, Hậu Lâu…; Tìm hiểu kỹ về khu di sản thông qua việc trả lời các câu hỏi trong phiếu hoạt động và xem phim giới thiệu về khu di sản; Tham gia các trò chơi dân gian; Tự tay làm các sản phẩm thủ công truyền thống. Hàng nghìn HS các trường trên địa bàn Thủ đô đã tham gia chương trình học tập ngoại khóa bổ ích này trong thời gian qua.

Để chương trình không còn diễn ra riêng lẻ, vào chiều 19/9, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội và Sở GD&ĐT sẽ thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình giáo dục di sản Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa trong các trường học thuộc ngành GD&ĐT Hà Nội.

Trước mắt sẽ có 4 chương trình tham quan, học tập ngoại khóa tại Hoàng thành Thăng Long được chú trọng trong đó có: “Em tìm hiểu về di sản Hoàng thành Thăng Long”, “Em làm nhà khảo cổ”, Dâng hương, tham quan và chụp ảnh kỷ yếu đối với học sinh cuối cấp (lớp 9 và lớp 12); tham quan học tập dã ngoại tại khu di tích Cổ Loa.

Trong biên bản thỏa thuận hợp tác, 2 đơn vị thống nhất xây dựng kế hoạch liên ngành triển khai chương trình theo năm học, trong đó tập trung thực hiện các nội dung sau: Tổ chức các hoạt động tham quan, học tập ngoại khóa, tìm hiểu lịch sử và trải nghiệm tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long và khu di tích Cổ Loa. Tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu ứng dụng thuyết minh hướng dẫn tham quan khu di sản Hoàng thành Thăng Long trên điện thoại smartphone tới các trường học trên địa bàn Thủ đô.

Giáo dục di sản Thăng Long – Hà Nội đến học sinh bằng các buổi học trải nghiệm ngoại khóa - Hình 2

Các em được chủ động, vừa học vừa chơi, được trải nghiệm thực tế, tạo ra hứng thú cho việc tìm hiểu lịch sử

Tổ chức các hoạt động vệ sinh, chăm sóc, bảo vệ di sản tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long và khu di tích Cổ Loa. Tổ chức tọa đàm, xin ý kiến các chuyên gia giáo dục, các nhà trường, cơ sở giáo dục về chương trình giáo dục di sản Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa.

Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT, đây là bước khởi đầu để ngành giáo dục Thủ đô hướng các trường vào các chương trình ngoại khóa dành cho giáo dục di sản.

“Trong chương trình giáo dục tại các trường có các tiết học ngoại khóa để HS tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, thiên nhiên. Chúng tôi sẽ khuyến khích các trường thực hiện các chương trình ngoại khóa chuyên sâu về di sản. Nếu sau chương trình này, hiệu quả giáo dục được đánh giá cao, Sở GD&ĐT sẽ tiến hành hợp tác sâu rộng hơn nữa Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội và các đơn vị bảo tồn phát huy giá trị di sản khác của Thủ đô” – đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT cho biết.

Hằng Vương

Bài liên quan

Tin mới

Dự báo thời tiết ngày 29/3: miền Bắc mưa to, miền Nam nắng nóng
Dự báo thời tiết ngày 29/3: miền Bắc mưa to, miền Nam nắng nóng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, ngày 29/3, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

Giá tiêu hôm nay 29/3: Duy trì đi ngang
Giá tiêu hôm nay 29/3: Duy trì đi ngang

Giá tiêu hôm nay 29/3, giá tiêu trong nước tiếp tục duy ở mức ổn định. Hiện giá tiêu trung bình dao động ở mức 92.500 - 96.000 đồng/kg.

Tỷ giá USD hôm nay 29/3: Tiếp tục leo dốc trước dữ liệu quan trọng
Tỷ giá USD hôm nay 29/3: Tiếp tục leo dốc trước dữ liệu quan trọng

Tỷ giá USD hôm nay 29/3, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng 0,18%, đạt mốc 104,53. Đồng USD tăng giá trước khi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ được công bố vào hôm nay.

Người mua nhà mắc kẹt trong những "dự án treo", cơ quan nào xử lý?
Người mua nhà mắc kẹt trong những "dự án treo", cơ quan nào xử lý?

Ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, không chỉ tại Hà Nội, TP. HCM, thực trạng người mua nhà mắc kẹt trong những "dự án treo" còn xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành.

Giá vàng hôm nay 29/3: Giá vàng thế giới vượt mốc lịch sử
Giá vàng hôm nay 29/3: Giá vàng thế giới vượt mốc lịch sử

Giá vàng hôm nay 29/3, giá vàng SJC trong nước tăng nhẹ, dao động mức 81 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới tăng phi mã, vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce.

BIDV và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác
BIDV và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác

Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029 vừa được ký kết giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Học viện Tài chính sẽ là đòn bẩy giúp tăng cường thế mạnh của mỗi đơn vị trên hành trình hướng tới thành công.